CẢM NHẬN BUỔI HỌC THỨ 2
Buổi học thứ hai đã kích được khá nhiều điểm trong mình, đặc biệt là câu chuyện con Đà Điểu. Thực chất câu chuyện này mình đã nghe 2,3 lần, nhưng không hiểu sao bữa đó nghe xong mình thấy xúc động, như một cái chạm rất lớn trong lòng mình. Đọc đến đoạn thấy con đà điểu vùi đầu mình xuống cát khi thấy con sư tử, làm mình thấy 02 điều, một là khi thấy sự thật nhưng không chấp nhận, mà cố tình che mắt mình lại để không thấy vì chính niềm tin mình vẽ ra, che mắt lại để nhằm bảo vệ cho nỗi sợ, củng cố niềm tin của chính mình, nhưng không thấy thì tức nhiên không có đồng nghĩa với việc nó không xảy ra, chỉ là tự mình lừa dối chính mình, sống trong sự ảo tưởng trong tâm trí của chính mình. để mình có cảm giác an toàn, củng cố với niềm tin, suy nghĩ của chính mình cho rằng nó là đúng. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, dù có sống trong ảo tưởng thì nó vẫn xảy ra, mình vẫn là người gánh chịu hậu quả ấy. Tự nhiên, mình thấy trong mình có sự tự chịu thua, đầu hàng nào đó trong mình, cái mà tự mình luôn muốn chứng tỏ mình đúng nó như chùng lại, như ngoan ngoãn quy phục, thấy như mình không chống lại được sự thật, càng chống thì mình càng tự “chết”. chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Làm mình nhớ tới câu hỏi của Susan “mẹ, như thế nào là sống, như thế nào là tồn tại để chờ chết hả mẹ?”, nếu mình không chủ động đi tìm hiểu sự thật để sống, thì cũng chẳng khác nào tồn tại để chờ chết. Khi đầu hàng thì tự nhiên mình cảm thấy có sự thông thoáng, mở rộng trong mình như sẵn sàng đón nhận mọi thứ, bên trong như được tưới tắm, dọn dẹp, một cảm giác mát rượi, dễ chịu, như tháo được bức tường che chắn vững chãi, như một cái thác được mở rào chắn để tuôn ra. Mở là mở banh xác, tôn trọng là tôn trọng 100% chứ không phải là chỉ là tôn trọng 20-50-60-70% gì đó, hay là có ý muốn tôn trọng cái điều nào đó, he hé khu vực nào đó, mà mở toang cánh cửa đón nhận sự thật, cái ý muốn theo ý mình như đã được quy phục, tự đầu hàng trước sự thật vì đầu tiên là thấy trong mình có sự chống cự lại với sự thật, như có anh chàng bảo vệ làm việc miệt mài đứng canh cửa để bảo vệ, gìn giữ, củng cố, và hai là biết mình không thể chống lại được, chống lại chỉ là tự vả vào mặt mình, mình tạo ra cái gì thì trực nhận liền cái đó.Và điều này đã giúp mình có động lực, khao khát đi tìm sự thật, đi gần hơn tới sự thật, tự nhiên thấy ra KIM CHỈ NAM SỐNG CỦA MÌNH LÀ HƯỚNG TỚI SỰ THẬT, chủ động đi tìm, hướng, đi tới đó, chứ không chờ khi mình có vấn đề mới đi tìm và giải quyết. Không chờ nước ập tới mặt, thay vì ngồi chờ thì mình chủ động đi tìm, hướng tới, đi tới thì sẽ khoẻ cho mình hơn, kaka. Vì nếu mình không đi tìm thì trước sau cũng sẽ tới thôi, chỉ là sớm hay muộn, Nhìn lại thấy vui ghê, mình có kim chỉ nam dẫn đường để sống trước giờ mà không thấy, là hướng tới đó, có cái dẫn đường chỉ lối mà không bao giờ sợ sai, mà toàn đi theo con đường hướng theo ý mình nên bầm dập, dập mặt là đúng rồi, giống như đi theo dòng nước xuôi thì khoẻ hơn nhiều khi đi ngược dòng nước. Khi thấy có vấn đề mới bắt đầu đi tìm cách để giải quyết vấn đề, để bớt thương đau thì chủ động đi tìm trước. Mà mình cũng thấy biết ơn những dấu hiệu khó chịu, khổ đau, mâu thuẫn, bức xúc, dập mặt ấy …mà trước giờ mình hay gọi đó là cảm xúc tiêu cực, vì nhờ đó mà mình biết mình đang đi ngược dòng nước, hiii. khi thấy điều này bên trong mình tự nhiên như có sự thuận theo, xuôi theo dòng, ý trở nên hiền hoà hoà quyện vào những điều mà mình thấy, không có sự phản kháng, chống đối, chống cự, bảo vệ, gìn giữ, mà nương theo mà sống, ý mình hòa quyện vào những điều mình thấy, không bấu víu, bám chấp, phân biệt nó, đánh giá nó. Vì chỉ khi có ý đó thì mới phát phát sinh ra sự khó chịu, bức xúc, thấy mình bị phụ thuộc, chạy theo,… Nhìn sâu vào mình thấy trước là mình luôn có một cái ý nhoi nhoi đi bảo vệ, gìn giữ, cố thủ, lựa chọn, hoặc bác bỏ, phân biệt, đánh giá, cái nào phù hợp với ý muốn, sở thích của mình và bị điều đó chi phối, dẫn ra thành 1 chuỗi câu chuyện và ngập lụt trong đó.
Nhưng làm sao để biết là mình không nhầm lẫn hay không tiếp tục nhầm lẫn trong việc tôn trọng sự thật, Dấu hiệu nào cho thấy mình tôn trọng sự thật, và dấu hiệu nào báo hiệu cho mình biết mình đang không tôn trọng sự thật. Đầu tiên, mình thấy bên trong mình có nhu cầu, có khao khát ,động lực muốn đi tìm hiểu về sự thật, vì đã là sự thật thì mình biết càng sớm càng tốt, để sống theo đó, còn không biết sống sai thì hậu quả mình là người nhận lãnh. Và khi mình thấy điều mình chứng kiến rồi, thì mình hoàn toàn chấp nhận nó, không phản kháng, chống đối lại dù có đúng hay không đúng ý mình, với ý mình là công cụ, phương tiện mình mà, chứ cũng không phải là mặc định đúng phải theo, và ba là khi thấy chấp nhận thì thay đổi sống với điều đó. Chứ nếu khi thấy, chấp nhận nhưng không thay đổi, vẫn sống theo cái cũ thì cũng không có ý nghĩa gì. Và mình thấy cái nút thắt lớn nhất dẫn đến nhầm lẫn này là mình đồng hoá, kết luận cho rằng quan niệm, quan điểm, nhận thức, niềm tin, suy nghĩ của mình là đúng, là sự thật, nên mình sống theo đó. Nhưng những điều này cũng chỉ là được hình thành dựa trên dữ liệu mình học một cách chủ động, hoặc tự động qua cuộc sống hàng ngày. Khi biết rõ điều này, mình sẽ tự ý thức và tách biệt, không đồng hoá, không dính mắc, chạy theo nữa. Khi có dấu hiệu dính mắc, chạy theo thì lúc đó cho thấy mình đang hướng sống theo ý mình, lúc đó mình đang đồng hóa, và cho rằng ý nghĩ, quan niệm đó của mình là sự thật, lấy ý mình làm kim chỉ nam, chứ không phải hướng lấy sự thật là kim chỉ nam. Khi đó thì mình sẽ cố bẻ điều đó theo ý muốn phù hợp với mình, lấy ý muốn mình làm trọng tâm, còn hướng tới sự thật thì mình sẽ lấy sự thật làm trọng tâm, không phụ thuộc vào ý mình, không phụ thuộc điều đó có đúng hay phù hợp với ý muốn mình không, xem đó là một đối tượng không dính mắc vào nó, chứ không đồng hoá, khi mình dính mắc cũng đồng nghĩa với việc mình tự trói buộc mình, tự đóng khung mà không mở ra.
Nhưng cách nào để không nhầm lẫn? là quay về sống trong chỗ chứng kiến, biết rõ mình chứng kiến cái gì, đối tượng nào, qua giác quan nào của mình, không để nhầm lẫn chứng kiến đối tượng này nhưng lại lầm là qua chứng kiến đối tượng kia, cái không chứng kiến lại tưởng là mình chứng kiến. Bỏ gốc chạy theo ngọn, xác định sai đối tượng. Sáng nay đang đi siêu thị, tự nhiên mình thấy 02 câu hỏi hay quá trời hay, tự liệt kê ra 5 nhận thức mình có được từ chứng kiến, và 5 nhận thức không có từ chứng kiến, rồi phân biệt tôn trọng điều mình chứng kiến và không tôn trọng điều mình chứng kiến. Nhiêu đây thôi là đủ chết, giống như tự mình nhìn lại và liệt kê ra 5 điều mình chứng kiến, và không chứng kiến mà trước giờ mình nhầm lẫn giữa 2 cái này, rồi tự nếu mình tôn trọng điều mình chứng kiến thì thế nào, tức nhiên là tự mình chấp nhận và thay đổi. Nhìn lại mình thấy vui ghê, giống như 1 tiến trình trong mình, tự mình rà soát lại, điều mình thực sự chứng kiến là gì, điều nào không thực sự chứng kiến, rồi nếu tôn trọng điều mình chứng kiến thì tự động chấp nhận và thay đổi, tự phân biệt rồi tự nhìn lại. Ví dụ như trong tình huống sáng nay mình đi siêu thị, khi yêu cầu cân đồ ăn nhiều lần, thấy gương mặt cô gái bán hàng nhăn nhó. Lúc đó mình thấy ah, điều mình chứng kiến là gì? chỉ là hình ảnh gương mặt cô gái bán đồ ăn trong siêu thị nhăn nhó, nếu mình sống trong điều mình chứng kiến này thì chỉ có vậy thôi, không phát sinh gì thêm cả, đơn giản, nhẹ nhàng, thoải mái, không vướng bận gì cả. Còn nếu mình nhầm lẫn giữa điều mình chứng kiến là hình ảnh gương mặt cô gái bán đồ ăn trong siêu thị nhăn, mà nhầm lẫn qua mình chứng kiến cô gái không vui vẻ, khó chịu với mình, không nhiệt tình, thì mình đã phát sinh sự khó chịu theo rồi. Hoặc là nếu mình biết rõ điều mình chứng kiến chỉ là hình ảnh gương mặt của cô gái nhăn nhó, nhưng mình không chấp nhận điều mình chứng kiến đó đang là thực tế như vậy, mà muốn hiểu theo ý mình, cho rằng điều mình chứng kiến là cái kia thì mình sẽ phát sinh sự khó chịu, hoặc là nếu mình biết sự khó chịu trong mình là do tự mình tự giải mã hình ảnh đó theo ý của mình là cô ấy khó chịu, thì trong mình tự nhiên hết sự khó chịu, biết từ mình chứ không phải từ cô gái đó. Khi có kim chỉ nam hướng tới sự thật, tự nhiên bên trong mình có nhu cầu muốn làm rõ, tìm hiểu điều mình thực sự chứng kiến là gì,và tự nhiên trong mình có sự thuận theo nhẹ nhàng, không phải cưỡng cầu, ép buộc gì cả, sống vậy khỏe, nhẹ nhàng hơn rất nhiều hiii. Trước giờ làm việc cực lực đi bảo vệ, cố thủ giữ vững tường thành, mà tường thành tự mình sinh ra, hehe….Ah có thêm một điều mà cũng giúp mình như gáo gỡ thêm rào cản trong mình, bữa nghe anh Quý chia sẻ mình hướng tới cái đúng hơn chứ không phải là cái đúng, điều này giúp mình như gỡ bỏ được sự tự chứng và tự đòi hỏi chính bản thân mình, mình đang hướng tới cái đúng mà, nên có thể vẫn sai, nhưng quan trọng thấy sai thì bỏ. Chứ không phải mình thấy điều đó, xong thấy đó đúng ý mình là giá trị rồi ôm, không chịu buông vì sợ thấy mình sai, nếu vậy thì mình tự xây dựng hình ảnh, hoặc không đúng ý mình thấy trước giờ thì chối bỏ, thì sẽ tự chôn vùi đầu mình vào cát như con đà điểu.
CHỨNG KIẾN | KHÔNG CHỨNG KIẾN |
---|---|
* Ý muốn của mình | * Ý muốn trực tiếp của đối tượng nào đó |
* Cảm nhận, cảm xúc của mình với đối tượng đó thông qua giác quan, dữ liệu của mình | * Cảm nhận, cảm xúc trực tiếp của đối tượng đó |
* Ý đánh giá, nhận định của mình về đối tượng đó thông qua ý mình | * Sự đánh giá, nhận định trực tiếp của đối tượng đó |
* Ý nghĩa của đối tượng thông qua giác quan và dữ liệu của mình | * Ý nghĩa trực tiếp của đối tượng |
* Hình ảnh của đối tượng | * Đối tượng đó có thật |
TÌNH HUỐNG | TÔN TRỌNG SỰ CK | KHÔNG TÔN TRỌNG SỰ CK |
---|---|---|
Mình đang làm việc nhưng má cứ nói chuyện với mình, mình mất tập trung | Mình biết điều mình chứng kiến là mình đang có ý muốn nói chuyện với má. | Không chấp nhận chứng kiến đó là do ý mình, cứ nghĩ theo ý mình là do má muốn mình nói chuyện, và má làm mình không tập trung được. |
Đang nói chuyện với người bạn, xuất hiện cảm giác khó chịu trong mình. | Biết rõ là mình đang có cảm giác khó chịu xuất hiện. Điều mình chứng kiến là có 1 cảm giác khó chịu trong mình, từ mình phát sinh. | Không chấp nhận việc mình chứng kiến cảm giác khó chịu là do mình phát sinh, tạo ra, mà thấy người đó làm mình khó chịu. |
Mình đi mua đồ ăn, nhờ cô gái bán hàng cân nhiều lần, thấy mặt cô gái nhăn nhó | Thấy hình ảnh mặt cô gái nhăn nhó. Không phát sinh gì thêm, chỉ đơn giản vậy thôi. | Thấy cô gái đang khó chịu với mình, link đến mình liền, chắc là do cô ấy không muốn bán đồ cho mình, bên trong phát sinh sự khó chịu. |
Nghe giọng anh nói chuyện với mình lớn tiếng | Chứng kiến là nghe giọng anh lớn tiếng. | Không chấp nhận sự lớn tiếng đó, nghĩ chắc là đang khó chịu, đang giận hay không yêu mình. |
Con gái không nói chuyện | Con gái không nói chuyện, dự đoán chắc con gái đang mệt hoặc đang có tâm sự | Không chấp nhận hình ảnh con gái không nói chuyện, chắc là con gái giận mình, có chuyện buồn. |