Hôm qua mình đi học sớm vào gặp Thảo tới trước, ngồi sẵn đợi. Hai chị em nói chuyện một lúc thì mọi người từ từ tới. Mình qua ngồi nói chuyện với chị T. Sau đó Đăng nhắn cẩu hỏi trên group “Làm thế nào để kiếm chế và hoá giải cơn giận?”. Đọc câu hỏi mình kiểu vì sao phải kiềm chế, mình thấy cơn giận đến rồi đi sao phải kiềm chế. Và sống không nhầm cái tôi thì cơn giận đâu ra xuất hiện. Nhưng mà bình thường mình vẫn rất giận. Thế là mình ngồi nghĩ lại cơn giận gần đây xem mình xử lý sao. Mình thấy có sự khác nhau giữa cơn giận với con và với chồng. Từ đó mình đưa ra ba giải pháp. Sau đó Đăng vào và gọi mình lên trình bày. Mình trình bày xong thì chị T hỏi “cơ sở nào mình đưa ra giải pháp?” Mình trả lời tới lui thì mình nói do trải nghiệm. Xong mình xuống. Tới QA lên trình bày. Bạn nói chi tiết từng bước, xong anh L hỏi về việc con giận đã bùng lên thì QA trả lời là né đi lúc đang giận. Sau đó online thì anh L trình bày. Xong Đăng hỏi mọi người có giải pháp rồi tại sao vẫn tức giận? Mọi người trả lời một hồi thì mình nhận ra đây chưa phải giải pháp. Vì nếu là giải pháp thì hẳn đã hết tức giận. Đăng nói về việc cảm xúc đã bùng lên là như đám cháy, chỉ có thể khoanh vùng dập, ko để cháy lan hoặc có khi phải đợi cháy hết. Còn nguyên nhân của đám cháy thì mình cần tìm và giải quyết để đám cháy không xuất hiện. Việc học chứng kiến là học về nguyên nhân để không xuất hiện đám cháy còn đâm cháy đã xuất hiện rồi thì linh động xử lý. Chỗ này chạm trong mình chỗ mình vẫn hay muốn can dự vào ngay lúc đám cháy, hay học xong là mang về thực hành để đâm cháy ngoi lên là dập được ngay. cần tìm nguyên nhân, lùi về để chuẩn bị năng lực chứ không phải giải quyết trên cảm xúc hiện tại, đám cháy, không bị kẹt trong cảm xúc lúc diễn ra. Học chứng kiến để quá trình nhận thức tạo ra cảm xúc rõ ràng hơn. Thấy rõ tiến trình hoạt động của nhận thức để không để bị đẩy đến đường cùng, lúc cảm xúc đã xảy ra
Câu chuyện toà án:
Tiếp theo Đăng chiếu slide câu chuyện toà án và chia nhóm thảo luận. Mỗi câu trả lời Đăng sẽ hỏi lại rất sâu. Mình cảm thấy vỡ oà chỗ câu chuyện toà án vì mình thấy sự nguy hiểm khi toà xét xử theo niềm tin mà không theo chứng kiến. Xã hội sẽ rất loạn. Và thực tế mình vẫn đang sống theo niềm tin, theo số đông như vậy. Vì sao toà án lại xét xử theo chứng kiến mà không theo niềm tin? Tại sao nhìn thấy tận mắt là sự thật? Những câu hỏi tưởng chừng như là sự thật lại thấy mình tự mặc định. Và toà án trong lòng mình hay những lựa chọn trong lòng mình cũng vậy, toàn theo niềm tin, sở thích, kinh nghiệm, các thông tin được lưu trữ,… Câu chuyện toà án khi phân tích sâu hơn làm mình sợ. Sống theo điều mình muốn tin thì vào địa ngục là chắc rồi.
Khi Đăng cho bạn một quả quýt!
Lần 1: Đăng miêu tả quả quýt, có cả hình chụp. Xong hỏi mọi người biết chưa? Thì đã số nói chưa biết, do người cũ cảnh giác. Bạn mới thì nói biết rồi với thông tin vầy vây
Lần 2: Đăng lấy ra túi quýt, đưa mọi người xem và miêu tả như lần 1 thì thấy Đăng miêu tả ko đúng.
Sau đó Đăng cho so sánh hai nhận thức. Mình so sánh thấy như sau, dựa trên những việc hỏi, trả lời trước đó.
Nhận thức lần 1 là nhận thức không trực tiếp
Nhận thúc lần 2 là nhận thức trực tiếp
- Lần 1: thu thập thông tin bằng từ lời nói miêu tả, hình ảnh miêu tả của đối tượng. Từ đó tạo ra hình ảnh trong đầu về đối tượng. Mô tả lại dựa trên sự tưởng tượng, sự nhớ. Mơ hồ về việc nói đúng sai về đối tượng
- Lần 2: dựa trên sự chứng kiến bằng mắt, sờ chạm trên chính đối tượng. Dễ dàng mô tả lại dựa trên đối tượng mình thấy. Biết người khác nói đúng sai về đối tượng
==> học chứng kiến là chỉnh sửa lại folder, dán dãn của các thông tin được tiếp nhận. Nhận thức đến trức tiếp, nhận thức không trực tiếp.
Câu chuyện cô gái và gói bánh
Cô gái nhầm lẫn gói bánh trên bàn là gói bánh của mình và chàng trai bất lịch sự đang ăn bánh của mình. Điều gì nẩy lên làm cô gái nhầm lẫn? Cái gốc của một nhận thức là gì?
Tiến trình hình thành nên nhận thức trong mình? Có ít nhất 2 sự thật trong mình. Thì tiến trình hình thành từng sự thật là gì? Làm rõ cơ chế truy suất thông tin khác nhau gì? Đây là nhưng câu hỏi đọng lại sau một thời gian hỏi đáp, thảo luận. Mình lúc đó kiểu ồ, hoá ra là đi tìm ra được từng xíu từng xíu vậy luôn, cái gốc của một nhận thức. Mình cảm thấy tò mò, và hơi thấy khó. Nhưng sau đó Đăng có chia sẻ về việc thấy khó là có chứng kiến không? Thì mình tỉnh lại. Nhìn lại thì mình thấy cảm giác khó nổi lên là mình không nhìn vào đối tượng chứng kiến, nếu nhìn thẳng vào thì như nhìn quả quýt. Thấy khó là chưa chịu nhìn, nên còn thấy khó thì dừng lại, nhắc mình nhìn vô. Đó, mình đã nghĩ vậy, cái thấy tự tin hơn. Mình muốn học.
Cuốn sách Những tay tiếp thị đều nói xạo
Mình bị lừa vì mình muốn tin, khi đã sống theo cái muốn tin thì bị họ dẫn dắt đi thôi. Người ta còn nói ngược lại do mình muốn tin thôi, chứ họ không lừa. Tự mình lừa mình. Khúc này mình thấy việc làm mkt thiệt loạn. Xà nùi xà nùi xây dựng câu chuyện bán hàng trên niềm tin của khách hàng, kéo họ đi xa. Cuối cùng vẫn là tự mình lừa mình, do mình sống theo cái mình muốn tin. Nhìn lại mới thấy mình dễ bị lừa là do vậy. Niềm tin và muốn tin khác nhau? Niềm tin như cơ chế bình thường còn muốn tin là muốn niềm tin mình đúng. Chỗ này cho mình thấy mình cần cảnh giác, vì mình rất thích sống theo điều mình tin, và không muốn mình sai, tìm cách để chứng minh mình không sai nữa.
Nghỉ trưa xong Đăng hỏi trong lúc ăn trưa mọi người có suy tư gì không? Vài bạn trả lời sau đó qua phần chứng kiến qua mắt tai mũi lưới thân ý. Làm bài tập liệt kê mỗi đối tượng 3 trường hợp. Sau đó chia sẻ thảo luận trong nhóm, mỗi người 2 phút. Chỗ này trong nhóm mình hỏi sâu vào chứng kiến lớp đầu tiên, mình thấy cũng hơi sai sai sau khi Đăng chia sẻ tiếp. Điều mình chứng kiến có tính thời điểm. Như cô gái lúc ăn bánh thì thấy chàng trai ăn bánh của mình là điều mình chứng kiến. Lúc sau thì thay đổi. Nên điều mình chứng kiến có tính thời điểm và thay đổi.
Tiếng vỗ tay và tiếng vỗ tay theo bài hát
Đoạn này mình nhận ra mình auto bị chi phối nghe tiếng vỗ tay là ra giai điệu bài hát. Bị chi phối bởi trí nhớ của mình về bài hát. Tự động lôi ra.
Tổ sư đạt ma bay qua sông
Lần 1: Xem thì mình nghĩ tổ sư dùng thân thông để thể hiện uy như các phim kiếm hiệp
Lần 2: thì thấy tổ sư đạt ma vì cứu bé gái rớt xuống sông mới bay qua sông
Đoạn thầy chửi
Sư luôn thấy thầy chửi mình. Nhưng thật ra là thầy đang dạy mình. Nếu chứng kiến âm thanh thì chỉ nghe âm thanh, không thấy bị chửi.
Đoạn nói về nỗi sợ khi học chứng kiến là về sợ mình bị thiệt khi không tức giận khi người ta làm sai, hay tìm cách hại mình. Chỗ này chạm tới mình vì mình luôn sợ thiệt, sợ không thể hiện cảm xúc ra là thiệt. Nghe Đăng và mọi người chia sẻ kèm với cái thấy mình không phải thân mình thì mình không còn thấy sợ thiệt nữa.
Kết lại là phần phân biệt Nhận biết theo chứng kiến và sự nhầm lẫn?
- Nhận biết theo chứng kiến
- Có cái nghi (đây có phải lời thầy chửi không?)
- Có sự gắn với người nào đó hay bản thân (anh ta ăn bánh)
- Cảm thấy có lợi cho bản thân (việc mình không tức giận có lợi cho bản thân mình hơn)
- Sự nhầm lẫn (nhận biết theo điều mình muốn tin)
- Có sự xác định đây là sự thật (đây là lời thầy chửi)
- Không có sự gắn với bản thân hay người nào (anh ta ăn bánh của mình)
- Sợ mình ngu
- Có cảm xúc tức giận, nỗi sợ nổi lên
- Cảm thấy mình phải thể hien cam xúc để không bị thiệt, bị thua thiệt