Buổi hôm trước mình có nghe Minh Đăng chia sẻ ý kiến rằng học chứng kiến không phải là học một kỹ năng giống như việc lái xe và mình luôn chứng kiến. Thực ra thì cái mình luôn chứng kiến thì mình có cảm nhận được tại những thời điểm ở trong hiện tại thì tâm trí của mình luôn chứng kiến một điều gì đó và ý thì lúc đó có thể chứng kiến một cảm xúc hay một suy nghĩ ở trong đầu chứ không cần phải chứng kiến một cái gì đó cụ thể cả. Điều mình nhận thấy rõ là mình chưa làm chủ được sự chứng kiến, tức là khi cần chứng kiến bằng mắt thì chứng kiến bằng mắt, khi cần chứng kiến bằng tai thì chứng kiến bằng tai vv… hoặc khi cần chứng kiến một đối tượng nào đó thì mình có thể chứng kiến được nó ngay hoặc kéo dài thời gian chứng kiến đối tượng đó. Sở dĩ mình nhận thấy như vậy là khi mình có ý muốn chứng kiến những dòng cảm xúc, hay những dòng suy nghĩ diễn ra trong nội tâm của bản thân thì mình cảm thấy rất khó có thể duy trì được lâu, duy trì được một cách rõ ràng và do vậy để chứng kiến thì mình phải viết cảm nhận để nhìn rõ hơn, để nhìn rõ hơn các đối tượng mà mình muốn chứng kiến, còn nếu để trong đầu mà chứng kiến liên tục cảm xúc, suy nghĩ thì mình thấy nó khá lộn xộn, đặc biệt là khi mình có những cảm xúc mạnh như lo lắng, sợ hãi, hay những cái suy nghĩ vào lúc đó nó có rất nhiều suy nghĩ và những suy nghĩ chạy lung tung. Một điều nữa mà mình nhận thấy là khi chứng kiến một đối tượng nào đó thì mình thường ghi nhận đối tượng đó nhưng mà mình không để ý là mình đang chứng kiến đối tượng đó bằng giác quan nào trong 6 giác quan, có lúc mình cảm nhận được đối tượng đó bằng 1 trong số 6 giác quan. Ví dụ, khi có một người phụ nữ đi qua mình, có khi mình chứng kiến được đối tượng là mùi nước hoa, hay màu sắc chiếc áo, hay âm thanh giọng nóivv. Có lẽ là mình chưa có ý thức chứng kiến đối tượng đó một cách chủ động qua các giác quan của bản thân mà toàn bộ quá trình chứng kiến hiện tại thì mình vẫn để mọi thứ tự động diễn ra. Mình thấy có một điểm mới ở buổi học hôm trước là khi tiếp xúc với 1 đối tượng thì mình thu thập được thông tin về đối tượng đó từ nguồn dữ liệu nào. Thứ nhất là nguồn chứng kiến và thứ hai là các nguồn khác như tưởng tượng, suy đoán qua kinh nghiệm, kiến thức, hay lời nói của người khác vv. Mình thấy cái việc phân loại thông tin dữ liệu từ nguồn chứng kiến và không chứng kiến là rất quan trọng bởi vì đối với bản thân mình thì khi chứng kiến được đối tượng thì mình coi đối tượng đó là thực tế hay sự thật. Trong buổi học vừa rồi thì mình thấy có một câu hỏi đặt ra là: Vậy chứng kiến có gây hại gì không? Mình thấy rằng chứng kiến chẳng gây hại gì cho bản thân mình cả. Nhưng vấn đề mà mình thắc mắc là tại sao có những lúc mình lại không chứng kiến đối tượng đang diễn ra trước mặt mình, thì mình thấy rằng mình sợ chứng kiến thì mình sẽ thấy sự thật mà sự thật nhiều lúc lại đi ngược lại với cái mong muốn của bản thân mình, chẳng hạn sự thật phản ánh mình có một hình ảnh xấu xí, sự thật phản ánh mình đã phạm sai lầm, sự thật phản ánh mình không có bất cứ 1 cái gì ở trong tay cả. Và mình sợ chứng kiến sự thật vì mình sợ chứng kiến hình ảnh bản thân mình mình xấu xí và tệ hại. Mình muốn bản thân mình phải đẹp và có giá trị. Bởi vì khi chứng kiến những điều ngược với mong muốn thì mình hay cảm thấy đau khổ, khó chịu, thậm chí lo lắng. Về mặt lý trí thì mình thấy rằng chứng kiến thì mang lại cho mình đến gần với sự thật hơn. Mà mình thấy là để giải quyết vấn đề thì cần dựa trên sự thật. Mình thấy cái chứng kiến tạo cho bản thân cái nhận thức hay khái niệm về đối tượng mà mình tiếp xúc. Ví dụ như ở trong khóa học là cái cây và cái bút viết bảng. Mình thấy có 1 điểm hay là dù cho góc nhìn về đối tượng đó như cái cây, chiếc bút viết bảng có thay đổi nhưng mà mình đều chấp nhận một cái dễ dàng những đối tượng đó khi mình chứng kiến bởi vì đó là sự thật do mắt mình tiếp xúc và thấy được. Cái này thì mình thấy rằng không xảy ra sự tranh cãi nữa, vì không còn sự nghi ngờ hay mâu thuẫn trong việc xác định đối tượng nữa. Mình cảm thấy rất là hay ở buổi hôm trước là khi Minh Đăng nêu là 2 cái đó là chứng kiến đối tượng thật, và chứng kiến khái niệm đối tượng thật. Mình thấy 2 cái này cũng dễ nhầm lẫn ghê lắm và mình thấy rằng mình có sự nhầm lẫn này trong thực tế rồi. Mình thấy điểm khác biệt là đối tượng thật thì được chứng kiến qua 6 giác quan còn đối tượng khái niệm thì mình không chứng kiến qua 6 giác quan, do vậy đối tượng khái niệm là từ trí nhớ. Trong buổi hôm trước mình được chứng kiến các đối tượng khác nhau từ không gian, đồ vật, bản thân mình thì mình thấy mọi việc nó rõ ràng hơn.