Khi aQ đặt câu hỏi thì mình mới thấy mình chưa sáng tỏ về chứng kiến nhưng ko hiểu vì sao mà mình không tự đi làm rõ những điều mà mình chưa rõ ấy, vì sao trong mình không tự khởi lên những thắc mắc ấy.
Chứng kiến là gì?
Là cái thấy qua các giác quan mắt tai mũi lưỡi thân ý.
Mình thấy mình luôn chứng kiến, luôn nhìn thấy, nghe thấy cái gì đó những nếu mình ko có ý quan sát hình ảnh hay âm thanh đó thì đối tượng mình chứng kiến nó mờ, còn khi ý mình focus vô 1 đối tượng nào đó thì nó sẽ rõ lên giống y như cái chức năng chỉnh focus của camera vậy. Ý quan sát là ý muốn nhìn ngắm 1 đối tượng kỹ hơn, mình điều khiển ý để chuyển từ vị trí nhìn này qua vị trí nhìn khác của đổi tượng. Lúc leo cầu thang hôm bữa là mình thấy mình chỉ tập trung vô từng bước chân, cảm nhận của mình về mọi thứ lúc đó nó rõ ràng, vì ý của mình quan sát thang, chân mình liên tục, ý mình còn ở chỗ quan sát sự rung lắc của cái thang. Nói chung có rất nhiều sự tập trung của ý vô cái hành động leo cầu thang. Còn khi mình quan sát 1 đối tượng bình thường thì ý của mình không liên tục tập trung ở đối tượng đó, ko tập trung vô chỗ chứng kiến đối tượng đó, còn leo cầu thang là tập trung vô chứng kiến đối tượng, chứng kiến bước chân, chứng kiến sự rung lắc của bậc thang, chứng kiến sự hồi hộp trong mình, mình sợ nên mình có động lực để tập trung liên tục ý quan sát mọi thứ diễn ra, mà quan sát ở đây là quan sát trên nền chứng kiến. Khi lái xe mình cũng có sự tập trung ý liên tục quan sát trên nền chứng kiến để xử lý. Còn trong công việc và cuộc sống thì mình thấy mình lại ko có ý quan sát trên nền chứng kiến, đôi lúc mình cứ làm làm xong 1 hồi nhận ra ko biết làm vậy để làm gì. Trong khi chơi game mình củng ở trạng thái là ý tập trung quan sát trên nền chứng kiến mọi thứ diễn ra để ra quyết định tức thời là nên làm gì. Còn trong công việc mình có vẻ như quan sát trên nền cảm nhận chứ ko nhìn vào thực tế. Khi leo cầu thang mình biết rất chắc chắn việc mình cần làm để làm sao cho leo lên mà cái thang ko đổ, mình ko hụt chân té… Còn trong công việc mình làm mà không biết để làm cái gì, cũng chưa chắc là kiếm đc tiền hay mất tiền, lúc nghe anh Q phân tích một hồi mình mới thấy là mình có vẻ mất tiền chứ ko phải là được tiền nữa. Khi lái xe, mình biết rất chắc chắn hành động đó của mình sẽ dẫn mình đến điều gì, biết kết quả rõ ràng trước khi hành động, giống như việc mang ly nước từ bàn A qua bàn B, mình đã có kinh nghiệm làm việc này và mình biết chắc chắn mình làm đc, hình dung đc mọi thứ diễn ra ra sao, mình đã chứng kiến mọi thứ diễn ra như thế nào. Khi lái xe mình có kết luận là mọi thứ sẽ chắc chắn là như thế này hoặc thế khác , người này chắc chắn sẽ rẽ ko? Không mình cứ chạy và quan sát kỹ hơn khi rẽ, khi tấp lề, khi de, trước đầu xe mình có cái gì không, mình cứ luôn quan sát dựa trên chứng kiến bằng tai, mắt liên tục. Kết quả đầu ra của chứng kiến là gì? Là thông tin dữ liệu, 2 thứ này thì nó có thể là thay đổi liên tục. Kết luận có phải là đầu ra của chứng kiến hay không? Ví dụ như mình thấy lúc 12h có đàn chuồn chuồn đang bay, thì đây có phải là kết quả của chứng kiến hay không? Trong câu nói đó có sự kết luận nào hay không, có sự kết luận đó là 12h, đó là đàn chuồn chuồn đang bay, mình. Việc mình thấy cái hình ảnh đó nhìu lần diễn ra rồi sẽ dẫn mình đến chỗ kết luận luôn, vì khả năng cao là nó đúng. Mình thích kết luận. Kết luận xong rồi hành động thì dễ hơn là ko kết luận hoặc chỉ dự đoán vì dự đoán thì mình còn cần nghĩ thêm giải pháp để xử lý khi dự án của mình sai. Vậy nên mình mới thích kết luận. Mặc dù đôi khi kết luận làm mình khổ nhưng mình vẫn thích kết luận. Mình vẫn đang viết bài theo sự kết luận thay vì theo sự chứng kiến không thôi thì phải. Trong buổi bổ túc của aQ thì có nhấn mạnh 2 phần lớn liên quan đến chứng kiến , là quan sát và kết luận.
Chứng kiến thì tồn tại cùng lúc với mọi hoạt động
Quan sát thì không tồn tại cùng lúc với mọi hoạt động.
Quan sát là 1 hoạt động cần ý điều khiển.
Trong 1 thời điểm mình không thể có 2 ý. Nếu mình quan sát thì mình sẽ không suy nghĩ.
Cảm nhận thì sao? Khi quan sát mình có cảm nhận được không?
Các giác quan thì chứng kiến đối tượng, mình giữ ý quan sát ở 1 đối tượng thì các giác quan sẽ chứng kiến đối tượng đó liên tục.
Mình không thể chứng kiến nhiều không gian nhiều thời gian trong 1 thời điểm.
Nếu mình không chứng kiến thì trong mình cũng có cảm nhận sẵn, những định kiến và kết luận có sẵn, lúc này thì hoạt động quan sát là quan sát những cái kết luận có sẵn này và đưa ra hành động. Mình thấy mình có 2 xu hướng , xu hướng 1 là quan sát thực tế m chứng kiến qua các giác quan và hành động, xu hướng 2 là mình dùng cảm nhận, định kiến để đưa ra hành động. Trong lái xe thì mình hay theo xu hướng 1, còn trong các hoạt động khác thì mình theo xu hướng 2. Ví dụ mình tin là làm việc abcd này sẽ giúp công việc mình phát triển, mình kiếm được nhiều tiền hơn, thành công sẽ đến. Trong khi thực tế mình cũng chưa tìm hiểu kỹ là làm việc abcd đó có thực sự giúp mang lại nhiều tiền, thành công hơn hay không, mình chỉ quan sát qua loa , kết luận thôi. Vì sao sống trong chứng kiến là không sống ở chỗ có kết luận? Vì mình chỉ chứng kiến thấy các thông tin, mà các thông tin mình chứng kiến đc thì chưa phải là tất cả các thông tin về đối tượng, chỉ là 1 phần thông tin về đối tượng thôi, nên nếu mình kết luận đó chính là đối tượng, cảm nhận của mình chính là sự thật thì mình sẽ hành động có khi là hoang đường. Đúng là trước giờ mình ko coi trọng những thứ mình chứng kiến đc bởi các giác quan. Nếu như mình học nhưng mình ko tôn trọng cái mình chứng kiến bởi các giác quan thì mình sẽ không học đc , mà chỉ là cảm giác học đc thôi. Trong buổi học, aQ cũng có hỏi, nếu như mình đi học, 2 buổi học học cùng về 1 chủ đề nhưng có cái tên khác nhau, nhưng mình lại cho rằng 2 buổi học là giống như nhau, mặc dù cùng tên đó , thì sao? Cũng giống như việc nhìn thấy đàn chuồn chuồn bay thấp, ngày nào mà ko thấy, quen quá đi rồi, mình thấy cái gì mà nhìn hoài quen rồi thì mình sẽ kết luận luôn là chính nó, cái đối tượng mà suốt nấy nay mình nhìn thấy, chứ ko thể xem nó như là mới xem lần đầu đc. Vì trong mình đã kết luận nó là chuồn chuồn rồi, trong lòng mình đã tin rằng nó là chuồn chuồn như thế rồi ko có gì đổi thay đc nữa. Cái mình biết về chứng kiến là như thế, bữa Đăng dạy rồi, nay aQ dạy tiếp, chứng kiến vẫn là cái mình đang biết đó thôi, mình ko còn mở lòng ra học như mới học lần đầu nữa. Cảm giác chán, buồn ngủ có phải là kết quả của chứng kiến không, có phải là kết quả của trạng thái sống trong chứng kiến không? Không vì mình đã kết luận rồi. Vì sao khi lái xe mình ko kết luận nhưng khi làm các việc khác thì mình lại kết luận. Lái xe mà kết luận đóng khung thì có thể chết vì tai nạn, nên phải quan sát phản ứng linh hoạt, còn trong cuộc sống mà ko dùng những kết luận thì có thể chết, có thể thua cuộc luôn.
Quả thật mình thấy chứng kiến rất giống quan sát. Nhưng quan sát là một hành động có ý, còn chứng kiến thì lúc nào cũng diễn ra dù mình có tác ý hay không. Mình thấy nó giống nhau, vì những lúc chứng kiến
Sáng 2/3
Lúc mình leo cầu thang thì đã diễn ra hiện tượng chứng kiến sự chứng kiến hay ý quan sát sự chứng kiến? 2 cái này có gì khác nhau? Chứng kiến sự chứng kiến thì ko cần ý, nó tự nhiên diễn ra, còn ý quan sát thì không tự nhiên diễn ra phải ko nhỉ? Lúc leo cầu thang vì mình sợ quá nên mình tập trung 1 cách tự nhiên, lúc này có ý điều khiển hay ko nhỉ? mọi thứ rất là rõ ràng như lúc ý quan sát để lâu ở 1 đối tượng, lúc đó mình ko cần giữ ý để liên tục tập trung vô chỗ hành động của mình, nhưng nếu quan sát thì ko hành động khác được nhưng mình lại luôn thấy rõ từng hành động trong từng thời điểm nhỏ nhất nên đây ko phải là dùng ý quan sát rồi, với lại ko thể có 2 ý cùng 1 lúc, nên lúc ý điều khiển tay chân liên tục rồi thì đâu còn ý nào cho việc quan sát nữa, mà cái sự quan sát rõ mồn một từng hành động của mình lúc đó nó lại diễn ra liên tục vậy nên chắc nó ko phải là quan sát bình thường rồi, nó là trạng thái chứng kiến diễn ra liên tục, vậy trạng thái này có phải là sống trong chứng kiến ko? Nghĩa là chứng kiến sự chứng kiến chứ ko phải là quan sát bằng ý ấy. Khi mình hành động thì lúc nào mình thấy hành động nổi rõ thì là mình đang chứng kiến sự chứng kiến , vì sao ko phải là chứng kiến ko thôi mà còn chứng kiến sự chứng kiến nữa? Khi mình hành động leo cầu thang thì vốn dĩ đang có sự chứng kiến rồi, ko chứng kiến thì làm sao biết làm gì, còn chứng kiến sự chứng kiến nó là chứng kiến cái tổng thể hay ko?
3/3
Mình thấy mình ko muốn tìm hiểu về chứng kiến. Cảm giác giống như tới đó chẳng còn gì để mà khám phá tiếp nữa, và mình cũng cảm thấy nó không có gì quan trọng hết. Bữa mình thấy nhờ có ý giác mà mình biết mình đang biết hay là không biết, biết cái gì, biết cái gì chứng kiến cái gì không phải là chứng kiến, nhờ đó cuộc sống này mới an toàn, từ đó mình thấy lắng nghe nội tâm là quan trọng vì như vậy mình mới biết là mình biết gì không biết gì và tìm cách làm cho mình biết điều mà mình ko biết, thay vì nhắm mắt làm trong bóng tối. Khi mình biết mình chứng kiến gì và không chứng kiến gì, bữa mình có phát biểu là sống trong chứng kiến là sống trong trang thái phân biệt đc đâu là điều mình chứng kiến đâu là điều mình không chứng kiến, vậy phải chăng chỉ có lúc nào cần đưa ra quyết định, mới cần xác định đâu là điều mình chứng kiến đâu là điều mình ko chứng kiến, vậy còn như giây phút hiện tại này thì sao, ah bây giờ mình đang viết lại những điều trong lòng mình khi học về chứng kiến đây. Mình thấy mình biết sơ sơ về chứng kiến thôi.
Trưa
Mình không biết vì sao chứng kiến quan trọng nhưng mình không muốn bị vô chỗ phải trả 50tr mới đc học tiếp. Muốn ko vô chỗ đó thì mình phải thực sự muốn học, thực sự có tự khám phá về chứng kiến rồi, giống như trong cuộc sống cái gì mình đã muốn thì sẽ tìm mọi cách để làm cho bằng được, cách này ko được thì tìm cách khác. Trước đây lúc bắt đầu học về tôn trọng sự thật, ngày mà mình ấn tượng nhất là ngày mà mình nhận ra, có 1 thế giới của sự thật đang diễn ra bên ngoài những suy nghĩ và cảm nhận của mình, lúc đó mình còn u mê và khổ sở trong cảm giác hơn bây giờ nhiều. Lần học này mình rõ hơn đc chỗ thế giới mà gần với sự thật hơn là thế giới mà mình chứng kiến được bởi các giác quan mắt tai mũi lưỡi thân ý. Trước đây mình ko biết tới giác quan ý, những lần trước khám phá cũng ko khám phá rõ chỗ này. Ý giác cho mình biết những việc đã xảy ra trong quá khứ, cho mình biết được là mình biết cái gì ko biết cái gì. Ví dụ bữa Đ hỏi mình khi mình nhớ lại , làm sao mình biết chuyêbj đó đã xảy ra vào thời điểm đó mà ko phải là thời điểm khác, rõ ràng mắt chỉ chứng kiến những hình ảnh của thời điểm hiện tại, nhưng ý cho mình chứng kiến lại những hình ảnh mà đã từng xảy ra, nó nhu cái máy chiếu phim, khi mình muốn xem lại thì nó chiếu lại, có những cảnh mình ko nhớ lại đc lúc mình muốn, nhưng tự nhiên lúc nào đó thả lỏng cái mình lại nhớ được, lúc mình mơ thì hình ảnh cũng từ đâu hiện ra ko biết, bữa nằm mơ thấy ông cố , xong mấy bữa sau gặp ông cố nói ông cố bị mệt, rồi con gái mình ngủ say ko hề gọi mình nhưng mình giật mình dậy vì nghe tiếng nói mặc tã cho con, con muốn đái, xong mình dậy vừa mặc tã cho con thì con đái, chuyện này lặp đi lặp lại nhiều lần rồi, rồi chuyện cacch đây 7 năm mình đang ngủ, mắt nhắm nghiền , hôm đó dưới nhà có đám ma, cái mình thấy bóng đen đứng cuối giường, xong bóng đen vồ lấy mình , mình hoảng sợ kinh hoàng vùng dậy kéo luôn cả em gái mình bay xuống giường, tim đập chân run, miệng lắp bắp ko nói đc tiếng nào, mắt thì nhắm mà mình vẫn thấy hình ảnh, vẫn nghe âm thanh, vậy cơ thế tiếp nhận thông tin của thằng ý giác đó nó ko phải chỉ từ âm thanh hình ảnh, khi mình ngủ thì da mình các đầu dây thần kinh cũng vẫn thức để tiếp nhận các thứ thông tin bên ngoài, và cái thằng ý thì nó thấy những hình ảnh vô hình với mắt thường và tai nghe đc nhưng âm thanh chỉ dưới dạng năng lượng. Hồi đó mình nghe ai đó nói mọi suy nghĩ đều biến thành năng lượng có rung động và sẽ tác động đến ng khác hoặc môi trường xung quanh, à hồi học năng lượng sinh học, vậy ý giác nó lắng nghe và nhìn thấy nhiều thứ mà giác quan bình thường không nhìn thấy. Vậy là nó có tồn tại, tên của nó là giác quan thứ 6, trước giờ chị ko biết đến em, lắng nghe em, tôn trọng em, giờ thì chị biết về em rồi. Nhìn rồi nghe rồi thì đi về nhà cái giúp mình tường thuật lại đc là thằng ý này, nên mình nhắm mắt lại, lắng lòng lại để cho thằng ý này lên tiếng lôi những thứ mình đã chứng kiến ra. Khi mình chứng kiến để tường thuật lại thì mình cũng có thể đặt những câu hỏi như lúc đó ng đó nói gì, không gian thế nào, câu hỏi là gì, ai trả lời… ví dụ như câu hỏi đầu tiên anh Q hỏi là gì đó mình ko có thông tin, nhưng mình có ý kết luận anh Q hỏi là chứng kiến là gì. Nói chung mình ko nhớ chính xác đc từng chữ trong câu hỏi của anh Q, mà chỉ nhớ đại ý thôi, mà đại ý là sự diễn dịch của mình rồi, ko còn là điều anh Quý hỏi nữa. Mình thấy càng ráng nhớ thì càng ko nhớ thì phải. Mình chỉ nhớ kết luận của ngày hôm đó là chúng ta cần không sống trong chỗ có kết luận, chứ không phải là sống trong chỗ không có kết luận. Vì sao lại đi đến chỗ có câu đó? Trước đó có bước phân biệt chứng kiến và quan sát, và trả lời liệu kết luận có phải là đầu ra của chứng kiến hay không? Trong đó có phần trả lời cái gì là hoạt động trong số các hoạt động sau: phân tích, tiếp nhận, di chuyển, suy nghĩ, nói, quan sát. Thì từ chỗ đó ra được là quan sát là 1 hoạt động, vì nó cần có ý để diễn ra được, hoạt động quan sát ko thể diễn ra cùng các hoạt động khác, vì trong cùng 1 thời điểm ko thể xuất hiện 2 ý. Còn chứng kiến lại diễn ra liên tục cùng với các hoạt động sống khác, mình không thể ngừng chứng kiến như ngừng các hoạt động khác. Tới đây đã thấy chứng kiến đặc biệt hơn các hoạt động bình thường hay chưa, mình thấy khác rồi, nhưng có gì đặc biệt khi biết về nó đâu nhỉ, cái sự biết này nó đã diễn ra hàng chục năm nay rồi, nó cũng chẳng đem lại cho mình điều gì đặc biệt, tiền bạc, danh tiếng, sự sung sướng… Mình thấy tiền quan trọng hơn nó. Vì sao? Vì tiền giúp mình đc nhiều thứ, chứ nó thì giúp gì đc cho mìn? Ah thì cũng có, nếu mình ko chứng kiến đc thông tin từ cuộc sống thì cũng ko thể sống như mình bây giờ, mình ko thể kết nối thông tin thì cũng ko thể kiếm tiền được, sự thông minh, kết nối thông tin tốt hơn thì cũng giúp mình kiếm tiền giỏi hơn, nhưng những cái đó đều cần bắt nguồn từ chỗ mình biết gì và không biết gì. Trước giờ mình thấy kiến thức học đc quan trọng hơn, ý là nguồn kiến thức bên ngoài quan trọng hơn, làm sao có đc nguồn kiến thức này, ngta thật giỏi khi có nhiều kiến thức, mình thì ko có kiến thức, muốn có kiến thức mình cần phải học nhiều hơn, nhưng mình không muốn học, tóm lại là mình thấy cái biết của mình ko quan trọng bằng việc có nhiều kiến thức của người khác. Nhưng đi học kiến thức của ng khác thì mình cũng ki nhớ đc, mình phải thực hành, trải nghiệm thì mới biến kiến thức của ng khác thành kthuc của mình được. Khi mình thực hành nó thì sẽ có những trải nghiệm thực tế, biết đc nó có đúng với hoàn cảnh của mình hay không. Lúc này mình sẽ biết nếu làm việc a trong hoàn cảnh b, thì hôm đó ra kết quả c, mình chứng kiến đc chuỗi đó. Mấy người mà phát minh ra cái này cái kia thì họ cũng phải làm đi làm lại, thử sai nhiều lần chứ ko thể 1 phát ăn ngay, vậy nên trong mọi thứ mình cần phải thử đi thử lại thì cái biết của mình nó sẽ rõ ràng hơn.
Mình đang có ý muốn làm cho mình cảm thấy chứng kiến là đặc biệt, là cần thiết, nhưng mình nghĩ là cần có ý làm điều đó chi vì nếu nó thật sự cần thiết thì khi mình sáng tỏ về nó thì mình sẽ tự động cảm thấy nó cần mà ko cần phải cố gắng tự thuyết phục mình. Câu hỏi mình có thấy chứng kiến đặc biệt ko, thì mình chứng kiến thấy trong lòng mình chưa thấy nó đặc biệt.
Cái mình đi học là chứng kiến. Mình cảm nhận đc sự quan trọng của nó nhưng chưa chứng kiến đc sự quan trọng của nó. Từ lúc học về nó xong thì cuộc sống của mình cũng thay đổi, mình hành động theo hướng có lợi cho mình hơn, tôn trọng những điều mà mình ko biết, nói chung cuộc sống của mình nó trở nên thực tế hơn và hiệu quả hơn trước đó nhiều. Vậy tại sao mình ko ngừng lại đi, mà lại học tiếp để làm gì? Vì mình thấy mình có chướng ngại trong việc làm mọi thứ tốt hơn, mình tham vọng và mình thấy mình chưa đủ sức để đạt được tham vọng của mình. Chưa đạt được vì thiếu cái gì thì đi học cái đó đi, sao lại học chứng kiến để làm gì? Mình thấy có nhiều người nhờ master cái này nên làm đc nhiều việc. Vì sao master cái này lại làm đc nhiều việc nhỉ? Mình nghĩ là nhờ khả năng tập trung cao hơn, sự kiên trì ko bỏ cuộc… ai muốn làm gì thì cũng phải học. Vậy học như thế nào? Theo kiểu nhồi sọ là fail rồi, phải học theo kiểu sao đó để biến cái biết của ngta thành cái biết của mình, học đi đôi với hành, học hỏi… Chứng kiến có liên quan gì đến việc học ko? Có năng lực học thì sẽ làm được nhiều việc hơn, mà học ra làm sao? Bây giờ mình đang học về chứng kiến. Mình sẽ học về chứng kiến theo cách học mình đc hướng dẫn và tìm ra cách học hiệu quả hơn. Bữa aQ nói chứng kiến có sẵn trong mình, sao mình phải đi tìm người bên ngoài để dạy mình học về 1 cái trong mình, sao mình ko nhìn thẳng vô nó để học luôn đi. Mấu chốt 1 liên quan đến bí quyết học là ở đây: nhìn thẳng vô đối tượng để học. Chứng kiến là đối tượng có sẵn trong mình. Như 1 chiếc xe, muốn học thì lao vô học từng bộ phận của nó.
Bây giờ mình lại thắc mắc chứng kiến và hoạt động của ý giác là giống hay khác nhau?
Cơ chế mắt thấy hình ảnh thế nào:
Mình nhìn cái tủ màu trắng trước mặt, mình thấy 1 vật lớn cao tới trần màu trắng viền gỗ nâu có mấy cái nút tròn thành từng cặp. Trong lúc mình nhìn thì trong mình có cái biết đây là cái tủ quần áo. Mình nhắm mắt lại thì cái tủ vẫn hiện ra nhưng ko rõ ràng như khi mình mở mắt nhìn, và mình ko biết chắc chắn về hình ảnh cái tủ xuất hiện khi mình nhắm mắt nó có giống y với cái tủ bên ngoài hay không.
Vậy cái hình ảnh mình thấy bằng mắt và hình ảnh mình thấy bằng ý giác cái nào là kết quả của chứng kiến? Cái nhận thức đây là cái tủ, là 1 kết luận, mà kết luận thì ko phải là kết quả của chứng kiến. Vậy cái tiếng nói mà gọi là cái tủ, thì là cái gì, nó có phải là kết quả của ý giác ko? Vậy tới đây mình thấy có mấy đối tượng ko rõ là thuộc cái gì sau:
hình ảnh cái tủ mình thấy khi nhắm mắt lại
Nhận biết đây là cái tủ
Cái biết hình ảnh xuất hiện khi nhắm mắt ko phải là hình ảnh thấy bằng mắt
Cái biết là mình ko biết chắc cái tủ hiện ra trong đầu mình với hình ảnh thấy bằng mắt là giống hay khác nhau.
Khi mình tiếp nhận thông tin về 1 đối tượng thì thông tin đó sẽ được lưu vào bộ nhớ, khi mình muốn nhớ thì mình sẽ nhớ lại được. Đây là cơ thế của bộ não, cái hình ảnh chiếu ra trong bộ não, và ý giác thì nó làm cái gì? Phải chăng là nó tiếp nhận hình ảnh đó và cho mình biết là hình ảnh đó là hình ảnh của thời điểm đó trong quá khứ, ko phải là 1 quá khứ nào khác cũng ko phải là hiện tại, và nó cũng ghi nhận mọi thông tin khác về đối tượng đó mà lưu trong bộ não của mình. Ý là cái giúp mình thấy hình ảnh, chứ ko phải là cái tạo ra hình ảnh. Giống như hình ảnh là cái tác động vô mình, mình thấy nó, nhiệm vụ của mình là thấy nó, và cái thấy đó là cái thấy của ý. Mắt như camera thu hình ảnh và mình thấy cái hình ảnh mắt thu được. Khi muốn nhớ lại thì bộ nhớ mình cũng sẽ xuất ra hình ảnh mà mình muốn, truy đúng chỗ, xuất đúng hình ảnh, và rồi cái ý sẽ tiếp nhận những hình ảnh đó, những thông tin về hình ảnh, thông tin có thể đến từ chỗ niềm tin, nhận thức, tưởng tượng, và mình có thể biết đc nó có phải là điều mình chứng kiến ko hay chỉ là niềm tin , tưởng tượng. Mắt tiếp nhận hình ảnh, ý cũng tiếp nhận hình ảnh hả ta?
Ý giác này có giống với cái thằng ý điều khiển hành động hay không?
Cảm nhận thì sao? Hôm bữa học thì anh Q có nói đến cảm nhận, quan sát trong chứng kiến hay quan sát trong hành động.
Cảm nhận, nhận thức, tưởng tượng, dự đoán, phân tích, tìm kiếm, suy luận, so sánh, lựa chọn, tổng hợp, khái quát, đánh giá. Trong đầu mình có các hoạt động đó đó, mỗi khi mình thực hiện hoạt động nào thì mình biết kết quả đến từ hoạt động đó, giống như mắt có năng lực thấy hình ảnh, tai có khả năng thấy âm thanh, não thì có năng lực làm mấy cái hoạt động đó. Vậy ý giác thì tiếp nhận thông tin gì? Mắt tiếp nhận thông tin hình ảnh, tai tiếp nhận thông tin âm thanh… vậy ý giác tiếp nhận những thông tin dưới dạng khác, ví dụ như mình suy nghĩ xong ra đc thông tin thì ý giác sẽ biết cái thông tin đó, mình suy nghĩ đến đâu thì ý biết đến đó.
Tối
Vậy chứng kiến là tính chất “ luôn thấy” của các giác quan, là thuộc tính luôn tồn tại, không phải là 1 hành động do ý.
Trong khi mắt chứng kiến thấy hình ảnh đối tượng thì ý cũng thấy nhiều thông tin về đối tượng như: nhận thức về đối tượng, sự đánh giá, so sánh, phân tích, tưởng tượng,…về đối tượng.
khi hỏi mình có đang chứng kiến không? nghiã là mình có đang chứng kiến cái điều mình nói/làm hay không. Vậy phải hỏi là điều bạn nói có phải là điều bạn chứng kiến không mới đúng.
Sống trong chứng kiến là gì? là biết được cái hình ảnh, âm thanh, mùi vị, thông tin mà mình có là đến từ đâu, để không nhầm nó là sự thật. Hôm bữa học, lúc thầy hỏi mình cũng trả lời gần giống vậy: là phân biệt được đâu là điều mình chứng kiến, đâu không phải là điều mình chứng kiến.
Mình cần học để có thể phân được những thông tin mình có được là nó thuộc chuồng nào, chuồng chứng kiến bằng mắt, tai, hay chuồng phân tích, suy luận, đánh giá… nói chung thuộc chuồng do ý chứng kiến.
Thứ ảnh hưởng đến hiệu suất cuộc sống của mình nó là những thứ mà mình ko chứng kiến nhung mình lại nghĩ là mình chứng kiến, những thứ chỉ là cảm nhận nhưng nó lại khiến mình sợ vì mình nghĩ nó là sự thật.
Cái mình chứng kiến được từ các giác quan chỉ là những thông tin. Thông tin thì chỉ đúng ở thời điểm đó, mình ko chứng kiến được sự tồn tại bất biến của thông tin đó, như nó luôn xảy ra như thế ko bao giờ thay đổi. Sự thay đổi có thể rất nhỏ và mình không thể nhìn thấy được, như cơ thể của mình, cũng thay đổi hàng ngày, hàng giờ, hàng phút khi các tế bào già chết đi và các tế bào mới sinh ra, sự thay đổi rất nhỏ nên soi gương thì mình thấy cũng ko có gì thay đổi mấy.
Cách đây chục năm hồi mới gặp a Q lần đầu ở lớp học bên Bách Khoa, anh Q hỏi.1 câu làm mình nhớ mãi, nhờ đâu mà mình biết mình là cái con người tên Tịnh suốt từ hồi mới sinh ra đến giờ, trong khi thân thể mình, mọi thứ mình xung quanh mình thay đổi rất nhiều. Giờ mình vẫn cảm thấy bối rối với câu hỏi này. Đó là ý giác chứng kiến hay là cái gì chứng kiến, thân thể mình thay đổi, thì các giác quan cũng thay đổi về vật chất, những thông tin mình lưu trữ về mình từ nhỏ tới giờ là những kí ức rời rạc, những hình ảnh rời rạc, thông tin rời rạc, ý của mình biết tất cả những thông tin đó, hay trí nhớ của mình lưu trữ tất cả thông tin đó và ý thì nhận biết những thông tin do trí nhớ lưu lại?Chỗ này mình ko chứng kiến nên mình ko biết nè. Mình chỉ chưngs kiến những thông tin và những thông tin từ chỗ phân tích hay nhận xét ra thì mình cũng chứng kiến được, nhưng mình ko có chứng kiến được cái bộ nhớ kia, tóm lại là ý giác là 1 thư viện thông tin hoặc liên kết với thu viện đó, hoặc là nơi hiển thị những cái chứa trong thư viện đó. À cái từ tàng thức, tiềm thức mà mình hay nghe có liên quan đến cái thư viện này ko nhỉ. Ý giác chỉ chứng kiến những thứ chứa trong cái tiềm thức này. Nói chung là đây cũng chỉ là 1 thông tin mà mình suy luận ra được thôi, mình chứng kiến đc 1 phần và suy luận 1 phần. Phần nào mình chứng kiến? Ví dụ như những thông tin về bản thân mình từ nhỏ tới giây phút này đều được lưu lại, và mình chứng kiến được toàn bộ các thông tin từ hồi đó đến giờ, dẫn đến mình biết mình là Tịnh với quá khứ như thế, chứ ko phải là ai khác, mình chỉ chứng kiến được cái biết đó của mình, chứ mình ko chứng kiến đc cái chỗ lưu trữ như tiềm thức chẳng hạn.
Sống trong chứng kiến là không sống trong chỗ có kết luận, theo mình hiểu là luôn ở trạng thái chứng kiến những điều mà các giác quan của mình chứng kiến được, mà điều các giác quan chứng kiến được thì chỉ có thông tin ko có kết luận. Câu hỏi tiếp theo là làm sao để không sống trong chỗ kết luận, và làm thế nào mới đúng. Và mình sẽ dùng chứng kiến để tìm ra câu trả lời như thế nào. Bây giờ mình đi dọn dẹp đã.