Mình thấy từ 1 - 3 giây đầu tiên khi gặp thầy Quý, lúc nào trong mình cũng xuất hiện nỗi sợ, may là nỗi sợ này giảm dần khi mình nhắc nhở bản thân và học hành nghiêm túc hơn. Tại sao mình sợ, thầy Quý đâu phải là cọp báo đâu mà sợ? Mình thấy mình sợ thầy la, thầy la rất đúng và mình thấy mình rất “ghê” → Cái này có được từ kinh nghiệm nhiều năm của mình. Khi thầy la, mình thấy mình “ghê” và không muốn nhìn vào cái “ghê” của mình, vậy lúc này mình có tôn trọng điều mình chứng kiến không? Không. Nếu tôn trọng thì nhìn thấy vậy thôi, không có ghê gì hết. Vậy muốn không thấy mình ghê thì tôn trọng điều mình chứng kiến là xong.
Mình thấy bên trong mình còn có mong muốn không gặp thầy Quý nữa. Mình tự hỏi nếu Đăng không dạy mà thầy Quý dạy thì mình có học ko? Mình trả lời ngay là mình có học vì mình muốn phát triển hơn. Những lúc thầy Quý vào nói chuyện, mình cảm thấy rất hấp dẫn vì thấy mình học được nhiều và sáng ra nhiều. Nhưng đôi lúc mình lại mong thầy Quý đừng xuất hiện. Mâu thuẫn vậy ta, nếu mình muốn học, muốn phát triển thì gặp thầy Quý mình càng phải vui mừng vì thầy sẽ chỉ ra cái sai cho mình, giúp mình khai sáng. Đằng này mình lại sợ, sợ thầy chỉ ra cái sai của mình, mình bị quê và mong thầy đừng xuất hiện. Ủa, vậy là mình đi học hay đi thể hiện mình vậy ta?
Mình thấy bên trong mình còn cài sẵn 1 mặc định là “thầy Quý hay la” để lỡ có bị thầy la thì đỡ đỡ hơn vì thầy hay la mà. Mình nhìn lại những buổi học về chứng kiến mới phát hiện ra mặc định này.
→ Tóm lại, mình thấy thầy Quý như 1 tấm gương mà nhìn vào đó mình biết được ngay là mình đang đi học hay đi diễn, hay đi thể hiện mình.
Đến ngày đi học, có gặp thầy Quý mà thấy “sợ sợ” là biết luôn rồi đó. Mình đoán mình chưa thay đổi thành sự vui mừng khi gặp thầy được nhưng mình sẽ quyết định, quyết tâm tôn trọng thực tế để gặp thầy Quý thì ko sợ nữa, và nếu thầy có chỉ ra cái sai hay la thì cũng sẽ nhìn nhận, tôn trọng điều mình chứng kiến để tốt hơn.
Bạn đang đè một lớp lý luận khác lên để thấy mình hết sợ hay bạn đã hết sợ thật?
Vì sao khi hết sợ thì thành vui mừng khi gặp?
Những lúc thầy Quý vào nói chuyện, mình cảm thấy rất hấp dẫn vì thấy mình học được nhiều và sáng ra nhiều → bạn có thể chia sẻ điều bạn đã sáng ra không?
Quyết tâm tôn trọng thực tế nghĩa là quyết tâm luôn sống trong ý thức điều mình chứng kiến, không ảo tưởng.
Mình không đè 1 lý luận khác lên để thấy mình hết sợ hay mình đã hết sợ, mình chỉ là nói lên cảm nhận của mình khi gặp thầy Quý và những điều mình thấy được từ cảm xúc của mình, cách để mình tốt hơn.
Trong bài mình không nói hết sợ thì thành vui mừng khi gặp, bạn đọc lại nhé.
Quyết tâm tôn trọng thực tế nghĩa là quyết tâm luôn sống trong ý thức điều mình chứng kiến, không ảo tưởng —> bạn có thể làm rõ ý bạn trên một ví dụ cụ thể ko?
2.Mình không đè 1 lý luận khác lên để thấy mình hết sợ hay mình đã hết sợ, mình chỉ là nói lên cảm nhận của mình khi gặp thầy Quý và những điều mình thấy được từ cảm xúc của mình, cách để mình tốt hơn → à mình chỉ quan tâm có hay không thôi.
Trong bài mình không nói hết sợ thì thành vui mừng khi gặp, bạn đọc lại nhé.–> có gặp thầy Quý mà thấy “sợ sợ” là biết luôn rồi đó. Mình đoán mình chưa thay đổi thành sự vui mừng khi gặp thầy → câu này được hiểu như thế nào? có phải không sợ nữa thì sẽ đổi thành vui mừng ko?
Những lúc thầy Quý vào nói chuyện, mình cảm thấy rất hấp dẫn vì thấy mình học được nhiều và sáng ra nhiều → bạn có thể chia sẻ điều bạn đã sáng ra không?
Mình chưa nghĩ ra 1 vd cụ thể nhưng mình sẽ nói rõ hơn ý của mình nhé. Ngay cả khi mình lựa chọn và đưa ra quyết tâm luôn sống trong sự ý thức điều mình chứng kiến, không ảo tưởng thì mình không chắc là mình làm được điều này, nếu làm được thì mình đâu có cần đi học nữa nhưng mình sẽ luôn nhìn vào bản thân để sai thì sửa, giảm dần đi những cái sai của mình, và chân thành với bản thân + làm đúng vai trò của mình, vd mình vào lớp học thì thầy nói gì mình lắng nghe, thầy nói mình làm A thì làm A, chứ thầy nói làm A lại đi làm A’ thì sai, luôn nhìn lại, tôn trọng điều mình chứng kiến, thấy mình sai thì sửa, thay đổi.
Qua những buổi học vừa rồi thì mình thấy mình có hết sợ khi mình học nghiêm túc nhé bạn. Mình thấy khi thầy Quý xuất hiện thì cơ chế soi gương (nhìn lại mình) hoạt động liên tục vì thế nên mình tự động vào khuôn phép hơn, học nghiêm túc hơn mà không phải là ép mình á.
Nghĩa là: Mình đoán ít hôm nữa có gặp thầy thì mình cũng không vui mừng. “Không vui mừng” không có nghĩa là sẽ “buồn, lo sợ”. Và không lo sợ, cũng không có nghĩa là sẽ vui mừng. Có thể lúc đó mình cảm thấy “bình thường” hoặc là vui nhẹ nhẹ vì đã vượt qua được thử thách hihi… chưa đến nên mình chưa biết, chỉ đoán thôi ^^
Mình thấy thầy nói câu nào cũng chất hết, nhưng mình chưa biết chia sẻ thế nào á bạn, ví dụ, hôm trước mình hỏi: Sau khóa 2 thì sẽ học thiền chứng kiến phải không ạ? Thầy nói: Em hỏi vậy là em đang đi theo hình ảnh bản thân đó, học khóa nào thì nắm khóa đó, bởi vì không có khóa nào là thừa hết, sau khóa 2 chưa học thiền chứng kiến đâu. Mình nhớ câu trả lời của thầy như vậy, có thể mình viết ra từ ngữ mình dùng khác khác và không đầy đủ. Khi nghe Thầy trả lời, mình nhìn lại mình thì thấy đúng vì mình muốn học thiền chứng kiến, bởi có tiếng “thiền” - nghe có cảm giác giá trị hơn. Khi nhận thấy mình có 1 phần muốn đi theo hình ảnh bản thân thì mình thay đổi, quay vào trong, lo học nghiêm túc, học tốt cái đang học đã. Vậy nên qua 1 câu hỏi, thầy cũng nhìn thấy bên trong mình, giúp mình nhìn lại và điều chỉnh để bản thân tốt hơn.
thầy nói mình làm A thì làm A, chứ thầy nói làm A lại đi làm A’ thì sai → sao bạn chắc được là bạn đã làm đúng điều thầy nói? (dựa trên những dấu hiệu nào?) Lỡ bạn làm sai mà bạn nghĩ mình làm đúng thì sao?
có gặp thầy Quý mà thấy “sợ sợ” là biết luôn rồi đó. Mình đoán mình chưa thay đổi thành sự vui mừng khi gặp thầy → sao bạn không đoán thành cảm xúc khác mà đoán là vui mừng?
ví dụ, hôm trước mình hỏi: Sau khóa 2 thì sẽ học thiền chứng kiến phải không ạ? Thầy nói: Em hỏi vậy là em đang đi theo hình ảnh bản thân đó, học khóa nào thì nắm khóa đó, bởi vì không có khóa nào là thừa hết, sau khóa 2 chưa học thiền chứng kiến đâu. Mình nhớ câu trả lời của thầy như vậy, có thể mình viết ra từ ngữ mình dùng khác khác và không đầy đủ. Khi nghe Thầy trả lời, mình nhìn lại mình thì thấy đúng vì mình muốn học thiền chứng kiến, bởi có tiếng “thiền” - nghe có cảm giác giá trị hơn. Khi nhận thấy mình có 1 phần muốn đi theo hình ảnh bản thân thì mình thay đổi, quay vào trong, lo học nghiêm túc, học tốt cái đang học đã. Vậy nên qua 1 câu hỏi, thầy cũng nhìn thấy bên trong mình, giúp mình nhìn lại và điều chỉnh để bản thân tốt hơn.–> trong ví dụ này thì bạn đã sáng ra điều gì?
Mình cũng không chắc là mình làm đúng điều thầy nói đâu. Chỉ biết là thầy cô yêu cầu làm gì thì làm đó, vd: yêu cầu trả lời các câu hỏi thì tập trung đọc trả lời các câu hỏi, nghiêm túc suy nghĩ, tìm câu trả lời. Nếu mình trả lời đại đại nhanh nhanh cho xong rồi làm việc riêng, lướt điện thoại thì là chưa nghiêm túc.
Lỡ mình làm sai mà nghĩ mình làm đúng? Vậy thì cứ học nghiêm túc đi, chưa biết có đang làm đúng không, nhưng nếu được thầy/ cô nhắc mình đã sai rồi thì nhìn lại mình để thấy cái sai và sửa sai. Đi học là để sửa sai, để bớt sai hơn, còn đi học mà ko muốn thấy mình sai, ko muốn sửa sai thì thôi khỏi đi học, tốn thời gian, tốn xiền nữa chứ.
Cái đoán này phù hợp với logic: Muốn học ptbt thì sẽ càng vui mừng khi gặp thầy Quý. Chia sẻ thêm là, mình tự thấy mình học hành ptbt chưa được nghiêm túc trong nhiều năm, vừa lì, vừa lười (giờ thì đỡ đỡ), vậy nên mình tiến bộ có ít ít. Nhưng duyên gặp thầy Quý đối với mình là một may mắn rất lớn trong cuộc đời, gần giống như tấm phao cứu sinh á. Mình nghĩ mình phải tu nhiều kiếp rồi kiếp này mới được như vậy. Nhưng mấy hôm rồi đi học thì cảm xúc của mình khi gặp thầy Quý giống như mình đã nói á, thực ra trước đây gặp thầy cũng sợ rồi hihi… Nhìn lại mình thấy mình sợ là vì mình chưa tôn trọng thực tế, thầy Quý giống như tấm gương giúp mình nhìn thấy thực tế mình đang đối diện, mình muốn trốn học, học chưa nghiêm túc thì mình sợ thôi.
Sáng ra ở chỗ mình đi học chưa thực sự vì sự phát triển của bản thân, có 1 phần vì thấy mình có hình ảnh đẹp hơn khi đi học á.
Bạn nói: “thầy nói mình làm A thì làm A” → vậy không chắc chỗ nào?
Vậy thì cứ học nghiêm túc đi → như thế nào là học nghiêm túc? dựa vào dấu hiệu nào để thấy mình đã học nghiêm túc?
Thầy Quý giống như tấm gương giúp mình nhìn thấy thực tế mình đang đối diện → Thầy Quý đã làm tấm gương giúp bạn nhìn thấy thực tế bạn đang đối diện như thế nào vậy bạn? bạn có thể nói cụ thể hơn được không?
Sáng ra ở chỗ mình đi học chưa thực sự vì sự phát triển của bản thân, có 1 phần vì thấy mình có hình ảnh đẹp hơn khi đi học á → bạn có thể chia sẻ ý nghĩa của sự sáng ra này của bạn được không? trước và sau khi sáng ra có sự khác biệt gì?
Tại vì nhiều lúc mình làm không đúng mà tưởng là mình làm đúng. Nhiều lúc học không nghiêm túc mà tưởng là mình học nghiêm túc.
Học nghiêm túc là khi mình thật lòng muốn học, khao khát được học, phát triển. Dấu hiệu để thấy mình đã học nghiêm túc: Mình cảm thấy vui, hạnh phúc khi được học, vui khi nhận ra cái sai của mình. Mình không thấy chán nản, khó khăn, bế tắc khi học và sự phát triển của mình là liên tục. Nếu mình đứng im tại chỗ, không phát triển cũng có nghĩa là mình chưa muốn học.
Mình chưa biết diễn tả cụ thể hơn là như thế nào. Chỉ biết khi gặp thầy, nghe thầy nói mình liên tục soi gương, nhìn lại mình, do vậy mình hiểu mình hơn, học nghiêm túc hơn.
Ý nghĩa là mình hiểu mình hơn để từ đó thay đổi học nghiêm túc hơn đó.
Trước: Mình có cảm thấy mình có giá trị hơn khi đi học nhưng mình thấy mình đi học vì mình muốn đi học, không vì hình ảnh bản thân.
Sau: Khi nhận thấy mình đi học có phần vì hình ảnh bản thân thì mình bỏ hình ảnh bản thân ra, đi học thì lo tập trung học thôi.
Tại vì nhiều lúc mình làm không đúng mà tưởng là mình làm đúng. Nhiều lúc học không nghiêm túc mà tưởng là mình học nghiêm túc.—> nếu nói như vậy thì câu “thầy nói mình làm A thì làm A” có đúng không?
Dấu hiệu để thấy mình đã học nghiêm túc: Mình cảm thấy vui, hạnh phúc khi được học, vui khi nhận ra cái sai của mình. Mình không thấy chán nản, khó khăn, bế tắc khi học và sự phát triển của mình là liên tục. Nếu mình đứng im tại chỗ, không phát triển cũng có nghĩa là mình chưa muốn học.—> có phải ai thấy vui, thấy hạnh phúc khi được học thì cũng là học nghiêm túc không?
Chỉ biết khi gặp thầy, nghe thầy nói mình liên tục soi gương, nhìn lại mình, do vậy mình hiểu mình hơn, học nghiêm túc hơn. —> bạn soi như thế nào? bạn cho ví dụ cụ thể được không?
Sau: Khi nhận thấy mình đi học có phần vì hình ảnh bản thân thì mình bỏ hình ảnh bản thân ra, đi học thì lo tập trung học thôi.–> bạn có thể mô tả quá trình này ra bằng một ví dụ cụ thể không?
“thầy nói mình làm A thì làm A” có đúng không? → Đúng, đây là cái mình hướng tới, còn làm như thế nào, có đúng không thì là chuyện khác rồi.
có phải ai thấy vui, thấy hạnh phúc khi được học thì cũng là học nghiêm túc không? → Không.
2, Soi gương là nhìn lại mình xem mình đang như thế nào, mình đã làm gì? tại sao mình như vậy? là khám phá mình qua trải nghiệm của bản thân. VD: Có lúc thầy Q đến, mình thấy trong mình có nỗi sợ, sợ thầy la, nỗi sợ đến từ kinh nghiệm và trí tưởng tượng của mình → Mình lo tập trung học nghiêm túc hơn thì mình hết sợ. Và khi nghe thầy nói thì mình thường nhìn vào xem cái nhìn, cái hiểu của mình là như thế nào?
VD: Ban đầu tưởng mình đi học vì ham học, sau phát hiện ra mình đi học vì muốn khoe những cái váy đẹp mới mua được → Mình bỏ những chiếc váy này ra, không mặc nữa và xác định lại mong muốn của mình, nếu ko có váy đẹp thì mình có muốn đi học không? Đi học chỉ nên vì mình muốn học để có kết quả tốt nhất, đỡ lãng phí thời gian, công sức tiền bạc của mình. Nếu mình không muốn đi học, mình xem rào cản là gì → Tháo gỡ rào cản và đi học tiếp. Còn nếu chưa tháo gỡ được, chưa muốn đi học thì không ép mình.