CẢM NHẬN SAU BUỔI BỔ TÚC THIỀN CHỨNG KIẾN (25/02/2024)_Nguyễn Sơn Lâm

CẢM NHẬN SAU BUỔI BỔ TÚC THIỀN CHỨNG KIẾN (25/02/2024)

Điều mình có cảm nhận sâu sắc nhất ở buổi học bổ túc về thiền chứng kiến hôm qua là mình cần một phương pháp thực hành chứng kiến để nhìn ra mọi vấn đề. Mình cảm nhận những gì mình biết về chứng kiến hiện tại đang dừng ở chỗ là hiểu và có một chút ý thức để nhận diện sự chứng kiến là thuộc tính sẵn có nơi bản thân mình. Mình thấy điều ý nghĩa của buổi thảo luận bổ túc là giúp mình phân biệt các khái niệm thế nào là chứng kiến, thế nào là không chứng kiến, thế nào là sống trong chứng kiến thế nào là không sống trong chứng kiến. Mình thấy 2 câu hỏi đầu tiên này tuy dễ nhưng nó có ý nghĩa với mình nhất, vì đối với mình chúng là những điều cơ bản nhất về khái niệm chứng kiến. Sự chứng kiến đã có ở nơi mình nhưng mình không nhận ra. Có một điều khá thú vị mà mình nhận ra mình đang có một thói quen đó là sử dụng những nhận thức ở vùng mình không chứng kiến như những kinh nghiệm, những kiến thức, và cả những điều mình tin là đúng để nhìn nhận và ứng xử với những tình huống trong cuộc sống. Mình thấy những điều này nó tham gia vào quá trình nhận thức của mình rất nhiều và kết quả là mình hay đưa ra những kết luận, nhận định, đánh giá, phán xét dựa trên những điều mình tin là đúng. Mình thấy những điều này cũng là những rào cản trong quá trình chứng kiến. Cái này mình thấy rõ hơn khi anh Quý đề cập đến hai khái niệm là quan sát trong sự chứng kiến và quan sát trong sự cảm nhận. Mình thấy rằng phần nhiều là mình hay quan sát trong sự cảm nhận, tức là có sự đánh giá, kết luận. Quá trình đó thường diễn ra là mình quan sát, chứng kiến hiện tượng và sau đó là quá trình xử lý những thông tin hay dữ liệu mà mình thu thập được từ việc quan sát, chứng kiến dựa trên những gì mình đã biết, những gì mình tin là đúng. Cái mà mình thấy là có ý nghĩa với mình ở buổi học hôm qua đó là phân biệt được quan sát và chứng kiến. Quan sát thì có sự tác ý, còn chứng kiến thì không vì chứng kiến là một thuộc tính có sẵn trong mọi hoạt động. Cái này mình có nhận ra khi làm việc tức là khi mà mình tác ý cố gắng làm một việc gì đó chẳng hạn thì mình bị mệt, như cố gắng làm việc, cố gắng đọc sách. Có một những trường hợp mình không cần tác ý là khi mình thích, mình muốn làm thì mình buông sự tác ý kia xuống và mình có thể sống trọn vẹn trong sự chứng kiến. Khi nhìn nhận vào thực tế của bản thân trong cuộc sống thì mình thấy cái quá trình từ quan sát, chứng kiến để tiếp nhận thông tin đầu vào rồi xử lý thông tin đầu vào để đưa ra lựa chọn, đưa ra kết luận, nhận xét, đánh giá nó diễn ra liên tục. Cái hiện tại bây giờ mình có khá hơn trước đây sau khi học xong 2 khóa chứng kiến là mình có dành nhiều thời gian hơn, có chiêm nghiệm hồi tưởng lại những quá trình này rõ ràng hơn, còn trước đây thì quá trình từ chỗ tiếp nhận thông tin đến chỗ xử lý thông tin và cho kết quả đầu ra là một quá trình mang tính tự động mà mình không ý thức đến. Khi ý thức được quá trình này thì mình thấy có sự chuyển biến là mình biết được đâu là quá trình tiếp nhận thông tin từ chỗ quan sát, chứng kiến, đâu là quá trình mà thông tin đầu vào được xử lý và xử lý như thế nào. Cái chỗ trong buổi học làm mình cảm thấy còn có chỗ vướng mắc đó là phân biệt sự khác nhau giữa quan sát và chứng kiến. Chúng khá dễ nhầm lẫn. Mình cảm thấy khi mình thả lỏng thực sự thì mình có xu hướng sử dụng sự chứng kiến, còn khi mình gồng mình cố gắng thì có xu hướng sử dụng sự quan sát vì khi đó phải tác ý. Đến hôm nay khi đi đường thì mình mới có cảm nhận được phần nào sự chứng kiến tươi mới mà anh Quý có nói trong bài giảng hôm qua khi mình buông nhẹ sự đánh giá rằng đi đường ngày nào cũng như nhau và mình cảm nhận được một cảm giác mới lạ xuất hiện khi mình chứng kiến hình ảnh những chiếc ô tô đi trên đường những âm thanh, tất cả hòa vào nhau thành một không khí tươi mới mà ý của mình cảm nhận được sự tươi mới đó. Một điều mới khi không có sự đánh giá nhận định là cái dòng chảy đó nó diễn ra và chuyển động liên tục, nó không đứng im như khi mình có kết luận là đi đường ngày nào cũng giống nhau. Cái chuyển động liên tục, thay đổi liên tục của âm thanh, hình ảnh mà mình chứng kiến được nó có sự vận hành liên tục nên nó mới mẻ. Mình so sánh với khi mình có kết luận thì mình đã hướng cái sự quan sát, chứng kiến đó vào chứng kiến cái ảo tưởng bên trong mình đó là sự tưởng tượng, suy đoán của những dòng suy nghĩ chứ không phải là những thứ mà mình chứng kiến ở hiện tại qua các giác quan. Buổi học hôm qua có một câu hỏi làm mình cảm thấy khá hoang mang đó là “Làm sao để không sống trong chỗ có kết luận?”

Cái này đối với mình thì mình hiểu là sau khi quan sát, chứng kiến đối tượng tiếp nhận thông tin đầu vào rồi thì mình không so sánh, đối chiếu đánh giá để đưa ra kết luận nữa mà chỉ dừng lại ở chỗ ban đầu là tiếp nhận thông tin mà mình chứng kiến qua các giác quan thôi và cứ như vậy tiếp nhận một cách liên tục không đánh giá gì hết cả. Mình cũng băn khoăn là liệu cách hiểu và cách làm như vậy có ổn không vì nếu không đánh giá nhận định, kết luận thì lấy đâu ra cơ sở để đưa ra quyết định lựa chọn những điều có lợi nhất cho bản thân, mình không đánh giá kết quả tốt, xấu, đúng, sai, phải trái, hay, dỡ thì liệu mình có dễ lựa chọn sai lầm không, mình có dễ đi theo con đường sai lầm không? Đây có lẽ là một điều trăn trở. Một phương án khác mà mình đưa ra là không sống trong chỗ có kết luận là mình nhận diện hay chứng kiến rõ ràng toàn bộ quá trình này từ chỗ tiếp nhận thông tin đầu vào đến việc xử lý thông tin như là một hiện tượng. Có một cái nữa mình có cảm nhận được sau khi post bài tường thuật lên fb đó là mình chỉ có làm đúng việc post bài tường thuật đó là thôi. Cái này có khác biệt với những việc mình đã làm là mình chỉ làm mà không đánh giá nhận định bài của mình sẽ được khen chê hay mình mong cầu bài của mình sẽ trở thành như thế này, thế kia. Mình thấy khi chỉ làm mỗi việc post bài thôi thì mọi thứ trở nên khá đơn giản vì khi đó thì mình hoàn toàn quan sát cái việc mình làm mà không có sự ép mình, cố gắng, hay tác ý, làm sao để post lên thế thôi, mình cũng chẳng thấy có cái ý muốn nào ở trong nó khởi lên là cần phải làm, hay cần phải có thái độ thế nọ thế kia cả chỉ có mỗi một việc làm và cứ hành động cho đến khi post xong bài rồi dừng thế thôi. Mọi việc mình cảm thấy khi đó nó nhẹ nhàng, thoải mái. Mình cho rằng đây có lẽ là một trải nghiệm của việc không sống trong chỗ có kết luận. Mình thấy ở trong đó không có cái ý nào khởi lên là mình phải làm, phải đạt được mục tiêu hay trở thành cái gì đó cả. Mình thấy có một hướng đi nữa cho việc không sống trong chỗ có kết luận đó là mình đi tìm để thấy rõ nguyên nhân tại sao mình lại muốn sống ở trong chỗ có kết luận? Hiện tại đối với mình thì sống trong chỗ có kết luận nó cho mình cảm giác an toàn, có thể dự đoán trước được mọi việc (ở đây là cái cảm giác), mình có cảm giác mọi thứ mình có thể kiểm soát được, mình thấy mình có một cái phương tiện nào đó có thể bấu víu làm chỗ dựa. Nó cho mình một cảm giác chắc chắn khi mình đưa ra quyết định lựa chọn hay hành động. Nhưng mà mình cũng cảm nhận được một cái nguy cơ tiềm tàng là mình bị đóng băng nhận thức của mình lại vì khi có một nhận định và kết luận mà mình không đi xem xét, không đi quan sát, không đi chứng kiến lại thì mình có nguy cơ xa rời thực tế. Trong các cái hướng đi giải quyết cho câu hỏi của anh Quý “làm sao để không sống trong chỗ có kết luận?” thì mình có phần nghiêng về cái phương án làm trọn vẹn với công việc mình đang làm ở hiện tại. Mình có cảm giác ở đó thì nó không có đấu tranh, mâu thuẫn. Cái này mình nghĩ cần thực hành thêm để sáng tỏ.

2 Lượt thích

Vì sao khi post bài lên facebook mà không có khởi ý thì lại là sống trong chỗ không kết luận anh?

1 Lượt thích

Vì sao khi post bài lên facebook mà không có khởi ý thì lại là sống trong chỗ không kết luận anh?

  • Anh không nói là “sống trong chỗ không kết luận” mà anh nói là “không sống trong chỗ có kết luận”.
  • Hiện tại, đối với anh “không sống trong chỗ có kết luận” nghĩa là mình coi mọi sự kết luận của mình chỉ là một nhận định mang tính thời điểm mà thôi.
  • Khi post bài lên facebook hôm nọ thì anh chỉ quan tâm đến việc post bài, quan tâm làm sao mà post được bài lên facebook và nhận ra rằng khi mà mình chỉ quan tâm duy nhất đến việc post bài thì mình không có khởi lên ý muốn làm những việc khác, nghĩ tới việc khác. Ở đây ý nó không khởi lên diễn ra khá tự nhiên. Điều này khác với việc cố gắng để không khởi ý muốn, đè nén ý nghĩ muốn làm việc khác của mình.
  • Anh cho rằng ở trạng thái post bài lên facebook như vậy là “không sống trong chỗ có kết luận” là vì lúc đó mình thực sự không thấy trong đầu mình có kết luận gì cả. Tất cả là một chuỗi hành động liên tục hướng tới việc đạt mục tiêu là post được bài lên facebook. Trong quá trình đó thì cũng không thấy việc khởi nghĩ làm những việc khác, hay nghĩ đến việc khác.
1 Lượt thích

Đây có phải là kết luận không anh?

1 Lượt thích

Đây là điều anh chứng kiến khi thực hiện hành động post bài. Đây là một kết luận.

1 Lượt thích

Khi anh thấy anh kết luận thì làm sao để không sống trong chỗ có kết luận anh?

1 Lượt thích

Để không sống trong chỗ có kết luận thì mình sẽ không bám chấp vào kết luận đó mà luôn chứng kiến mọi thứ lại từ đầu.
Nếu mình bám chấp vào kết luận đó thì mình sẽ có xu hướng chứng kiến mọi thứ qua kết luận đó.
Ví dụ: như khi mình kết luận một ai đó là nghiêm khắc, cứng nhắc thì mình sẽ nhìn người đó qua cái kết luận này mà không chứng kiến lại người đó nữa

1 Lượt thích

Làm sao để không bám chấp vào kết luận đó anh?

1 Lượt thích

Cần phải nhận ra việc bám chấp vào kết luận sẽ giới hạn năng lực chứng kiến của bản thân.
Vd khi mình đã có một kết luận mà mình cho là đúng về đối tượng thì mình sẽ có xu hướng không đi chứng kiến đối tượng đó nữa hoặc gạt bỏ nhận thức mà mình chứng kiến được về đối tượng đó.

1 Lượt thích

Hiện giờ, thì mình thấy là để không bám chấp vào kết luận thì mình cần tôn trọng nhận thức từ chứng kiến. Mình thấy có một xu hướng là khi mình bám chấp vào kết luận thì mình không tôn trọng, bỏ qua những nhận thức từ chứng kiến ấy, mình chối bỏ chúng ấy

1 Lượt thích