[Cảm nhận] sau buổi học với A.Quý 7/4

1 tình huống hôm nay mình đối mặt : 1 nhân viên của mình nhắn tin nói abcd với mình, cái mình cảm thấy giận ơi là giận luôn. Sau đó là bắt đầu 1 chuỗi tin nhắn mình chỉ trích nhân viên đó, trong người mình khó chịu gì là mình nhắn hết ra. Lúc đó mình thấy nhân viên đó là người thật tệ hại. Chung quy lại là vì mình thấy nó hay chống đối, không làm theo yêu cầu của mình, lúc nào cũng đòi hỏi, ăn nói thì hỗn… Sau đó thì nhân viên đó hồi âm, nói rằng đọc tin nhắn của mình khiến nó bị tổn thương, và quay ngược lại chỉ trích mình không ra gì luôn. Mình đọc xong tin nhắn của nó cái mình thấy tức lắm.
Mình cảm thấy đúng là trong mình vẫn luôn coi cái thế giờ mà mình nhìn thấy đây đúng là điều mình chứng kiến, là sự thật chứ không phải là 1 sản phẩm do cái đầu mình sản sinh ra. Nhưng trong những câu chuyện mà mình đã học trong buổi hôm trước, điều mình thấy mình biết, ví dụ như biết Đăng, biết chúa Giê Su, biết trái dâu, biết con cò, biết đàn chim, biết con rắn, biết sợi dây… Lúc mình nói mình biết Đăng, so sánh với lúc mình nói mình không biết người đàn ông trong ga xe lửa, thì cái biết và không biết đây là biết về những thông tin về người đó, thông tin là ở đâu, thông tin là ở trong đầu mình, mình mặc định những thông tin đó là sự thật, những bản chất nó có phải sự thật ko hay chỉ là những thông tin trong đầu mình thôi. Vậy mình có chứng kiến thấy Đăng ko? Nếu bằng mắt thì mình chỉ chứng kiến 1 người phụ nữ đang ngồi ở đó, những thông tin khác được lưu trữ trong đầu mình và mình cũng chứng kiến những thôn tin đó qua ý giác. Cái mà ý giác tháy là thấy những thông tin trong đầu mình, mà những thông tin này thì có thể đúng có thể sai. Ví dụ thấy 1 vật thể đang bay trên trời, xong trong đầu mình kết luận đó là 1 con chim đang bay, nghĩa là mình ko chứng kiến con chim bằng mắt, mắt mình chỉ chứng kiến thấy hình ảnh, còn “con chim” là ý giác cho mình biết cái nhận thức của mình về hình ảnh đó. Mà cái kết luận thì nó nhảy ra nhanh quá nên mình toàn sống với những kết luận, những cái biết đó không ah. Trước đây, khi học về chứng kiến xong, thì mình thấy là mình hiểu về chứng kiến rồi, uh thì mắt mình chứng kiến hình ảnh nè, lúc nào mà nó không thấy hình ảnh, tai thì lúc nào mà không nghe âm thanh, đó vậy nên lúc nào mà mình không chứng kiến chứ. Nhưng giờ thì mình thấy là , à chứng kiến không phải là cái mà mình đang thấy đây, bởi vì khi thấy cái gì đó thì mình vẫn luôn có cái kết luận về cái đó, và mặc định cái kết luận đó chính là điều mà mình chứng kiến. Lúc leo cầu thang, thì mình quan sát và hành động dựa theo sự phán đoán thế nào đó để cho an toàn, chỉ tập trung vào 1 hành động nào đó của mình. Sau khi học xong về mình cảm thấy có sự hoàn mang mơ hồ, đến hôm nay lúc nghe lại bài giảng, làm rõ những đoạn mà nắm bắt ko kịp rồi thì mình thấy mình khó chấp nhận rằng những điều mắt mình chứng kiến được nó ko phải là đối tượng, những cái mình chứng kiến được nó thay đổi, lúc nó là chúa lúc nó là trái dâu, lúc nó là con rắn, lúc nó là sợi dây. vậy bản chất thì đối tượng nó là cái gì mà sao lúc thì mình nhìn thấy nó là cái này lúc thì mình nhìn thấy nó là cái khác vậy. Mình nhìn thấy ba mình, thật ra nó là hình ảnh 1 người, và mình kết luận người đó là người sanh ra mình, là ba của mình, cái thân xác này thì nó cứ già đi và đến lúc nó chết đi, cái người là ba này của mình, là người giúp mình có được thân xác trên cuộc đời này, khái niệm ba là 1 khái niệm trong đầu mình, ở kiếp khác có khi là con của mình, nhưng do duyên nên đời này là ba của mình. Vai trò, mỗi hoàn cảnh thì người đó sẽ có 1 vai trò với mình. Vai trò là 1 nhận thức bên trong mình, còn cái mình chứng kiến bằng mắt là hình ảnh của con người đó. Nhận thức của mình có thể thay đổi được hay không? Có thể, giống như con rắn, giống như sợi dây, cái mà mình biết về đối tượng có thể thay đổi, cái có thể thay đổi thì có phải là điều mình chứng kiến hay không? Xung quanh mình, cái gì cũng có thể thay đổi hết, vậy nó có phải điều mình chứng kiến hay không? Ví dụ cái cây xanh xanh trước mặt mình có phải là điều mình chứng kiến hay không? Ví dụ khi mình nhìn thấy con rắn là mình thấy giống y chang thật, hoặc là khi nhìn chúa giê su là mình thấy y hệt của giê su thật chứ ko phải là trái dâu, muốn nhìn thành trái dâu cũng không được. vậy lúc mình thấy chúa giê su thì mình chứng kiến cái gì, và lúc mình thấy trái dâu thì mình chứng kiến cái gì? Mình cũng ko biết là mình chứng kiến cái gì nữa, bây giờ thấy trái dâu chưa chắc gì lúc khác thấy trái dâu, có khi nó còn là cái gì đó khác nữa. Vậy giả sử mình thấy 1 bông hoa, nở rộ, rồi tàn, thì là có 1 bông hoa đang thay đổi như vậy đó, hay là do mình sao đó nên mình mới nhìn thấy như vậy thôi?

  • Khi mình tưởng tượng, mà ko nhầm đó là sự thật, thì đó là chứng kiến.
  • tưởng tượng ra, rồi mình nhầm đó là sự thật mình chứng kiến thì đó là ảo tưởng.
  • nghe cái đó xong cái ứng dụng vào thực tế, mình để cho ảo tưởng phát sinh, xong rồi, mình dùng lí luận ở trong đầu, giải thích rằng, đây là do mình tưởng tượng, ko phải là thực tế, để cho mình không mắc lỗi kết luận đó là thực tế.
  • giữa cái đó với 2 là mình chứng kiến 1 đường ko có phát sinh ảo tưởng, không cần lí luận cái đoạn đó, thì cái nào mới đúng.

vậy khi mình nhìn thấy 1 cái gì đó, mình biết nhưngx cái mình thấy đây là do mình nhìn thấy vậy thôi, không phải sự thật thì đó là chứng kiến.
Nghĩa là nếu mình biết mọi thứ không phải là sự thật thì đó nghĩa là mình chứng kiến?
Mọi thứ mình nhìn thấy, nghe thấy đều là bên trong mình chứ ko phải bên ngoài mình. Chỗ này mình vẫn còn thấy khó chấp nhận quá. Con rắn, sợi dây là trong mình hay ngoài mình, cái mình kết luận nó là con rắn, là sợi dây, nó là ở trong mình, mình nhìn thấy chúa giê su, đó là trong mình hay ngoài mình, mình có nhìn thấy chúa giê su ko? sao lúc sau mình nhìn ra trái dâu, cái hình ảnh chúa và hình ảnh dâu đó, nó là bên ngoài hay bên trong mình, với đứa bé chưa từng biết về chúa thì nó có nhìn ra chúa không, còn mình mình nhìn ra đúng chúa giêsu luôn ko lẫn vào đâu được. Vì 1 số cái duyên nào đó kết hợp lại nên mình nhìn nó ra 1 cái gì đó, duyên đó có thể là những kinh nghiệm trong quá khứ của mình. Mình đã từng nhiều lần nhìn hình chúa giê su rồi nên trong não mình có thể nó có cơ chế là khi gặp kích thích có những yếu tố tương tự thì mình sẽ nhìn thấy hình ảnh chúa giê su.
Cuộc đời của mình toàn tưởng tượng hả ta, chồng mình thế này thế kia cũng là tưởng tượng nốt, do nhiều nhân duyên nên mình mới thấy ổng thế này thế kia. Hoặc bé nhân viên trên kia đi. Nó nói câu đó, do mình sao đó nên mình thấy cái câu đó nó láo toét, cái thấy đó là cái thấy trong đầu mình, cũng với câu đó, mình cũng có thể nhìn theo hướng nói giỡn, nói nhẹ nhàng mà, nhưng trong hoàn cảnh đó mình thấy câu đó có vấn đề. Cái đầu mình nó cứ tưởng tượng ra nhiều thứ như thế đó, nếu như mình biết đó là tưởng tượng thì mình cũng không làm lớn chuyện như vậy, mà vấn đề là mình thấy nó là sự thật. Nếu mấy cái trong đầu mình nó là tưởng tượng không như vậy, thì mình phải sống sao ta?

1 Lượt thích

Nếu là mình, mình sẽ tìm hiểu xem mấy cái trong đầu mình nó là tưởng tượng thật ko? Cho ra một cái chốt thật là sáng tỏ. Sáng tỏ cái đó rồi, giống như biết chỗ mình đứng rồi, thì mới nhìn về phía trước để xem mình muốn đi đâu, và rồi mình mới đặt ra vấn đề mình sẽ đi như thế nào.

Trong trường hợp, mình chưa chốt được vấn đề cái trong đầu mình nó là tưởng tượng không, mà mình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi mình phải sống sao ta, thì nó sẽ giống như một câu hỏi để tìm động lực để đi làm sáng tỏ lại cái câu hỏi Vậy hoá ra mọi thứ trong đầu mình nó đề là tưởng tượng hả ta? Nên là nó cũng quay lại câu 1, cuối cùng, có phải những thứ trong đầu mình đều là tưởng tượng không? Và nó sẽ là một vòng tròn quay tới quay lui khi mà chưa sáng tỏ được cái điểm đầu tiên vậy đó.

1 Lượt thích

Những điều mình nhìn thấy được bằng mắt là hình ảnh, không phải là vật thật. Mà hình ảnh này thì được tạo ra bên trong bộ não, nghĩa là mình đang nhìn thấy những hình ảnh bên trong bộ não của mình chứ ko phải hình ảnh bên ngoài bộ não. Vì mắt nó chỉ nhận thông tin dạng sóng thôi, rồi được dây thần kinh trong mắt dẫn tín hiệu lên não , não giải mã ra hình ảnh. Trước giờ mình luôn nghĩ mắt mình nhìn thấy được vật thể thật, những thứ mình đang nhìn thấy là thật. Học xong rồi thì mình vẫn ngợ ngợ chỗ hình ảnh này bên trong mình hay bên ngoài mình, đọc xong những lý thuyết vật lý về mắt rồi thì thấy rõ hơn là những hình ảnh này bên trong mình.
Vậy bên trong mình sao mình sờ được nó? Trong giấc mơ mình cũng sờ được đối tượng, dù những hình ảnh trong giấc mơ thì đúng là ở bên trong mình.
Và quay lại thì anh Q nói, tưởng tượng mà biết đó không phải là sự thật thì là chứng kiến.
Câu mắt chứng kiến hình ảnh, thì viết đầy đủ ra phải là “Ta chứng kiến hình ảnh thông qua con mắt”. Trước đây mình cho rằng mắt chứng kiến hình ảnh thì hình ảnh đây là hình ảnh của vật thật bên ngoài. CÒn giờ thì hình ảnh là 1 sản phẩm của não bộ, nó sẽ thay đổi tuỳ vào hoàn cảnh. Có thể lúc này mình chứng kiến hình ảnh này, lúc khác mình chứng kiến hình ảnh khác, như là trái dâu và chúa giê su vậy. Từ đây mình thấy mỗi khi mình thấy biết 1 cái gì đó, mình có 1 kết luận nào đó thì có thể lúc đó mình đang ko chứng kiến mà là đang ảo tưởng. Vì chứng kiến thì mình sẽ biết rằng điều mình đang chứng kiến sẽ thay đổi, và mình ko biết nó sẽ thay đổi như thế nào.
Nãy giờ mình vẫn luôn dùng từ chứng kiến vậy mình hiểu thế nào về chứng kiến rồi? Ví dụ chứng kiến hình ảnh thì là mình biết mình đang thấy hình ảnh chứ ko phải thấy vật thật.
Vậy mình có luôn luôn chứng kiến ko? Mình thấy là không, hiện tại mình luôn luôn phát sinh ảo tưởng, vì mình luôn cho rằng những cái mình thấy hiện tại là bên ngoài mình, là sự thật chứ ko phải là ở bên trong mình. Mình phát sinh ảo tưởng xong rồi dùng lí luận để nói đây chỉ là tuowngr tuowngj , ko phải là sự thật. Mình thấy cần quay về chỗ “chứng kiến hình ảnh bên trong mình”, trả lời câu hỏi mình đang chứng kiến hình ảnh gì, chứ không phải câu hỏi mình đang chứng kiến sự thật gì. Hình ảnh thì thay đổi, nên mình sẽ ko có cái ý chốt, đóng khung cái biết đó lại, mà luôn mở lòng để tiếp tục xem mình đang chứng kiến hình ảnh gì tiếp theo, khi mình ko chốt cái biết hiện tại là sự thật, thì mình mới có xu hướng luốn đi tìm xem mình chứng kiến gì ở thời điểm hiện tại.