[Đào sâu] sau bổ túc 7/4 - Mình ở trong chỗ tối thui, hay ở ngoài thế giới sáng trưng

“trên những gì mình được nghe” có nghĩa trên những gì mình nghe anh Q nói hả bạn?

===> thầy Q và Đ á, vì ở trên bạn đã nói bạn chư rõ chứng kiến thì làm sao bạn rỏ sống trông chứng kiến thì sao bạn trả lời đc câu hỏi của mình. Nên là hiểu như thế nào trên lời thầy. Mình nghỉ đây là cái hiểu bên ngoài cơ bản để mình đi tiếp, chứ k phải là cái mình chứng kiến được. Nếu mình chứng kiến được thì cần gì đi học, thầy cần gì đưa ra lộ trình học.

===> hiểu sơ sơ liệu có thể giúp mình phân biệt đúng và không bị nhầm lẫn không? Bạn có chắc chắc là mình phân biệt đúng không?

Đúng mà bạn nói là đúng so với cái gì ah bạn?

Review lại những gì Anh Q nói:

** về chứng kiến

chứng kiến = không biết
không chứng kiến = biết

Tưởng tượng mà biết đó không phải là sự thật thì đó là chứng kiến
Tưởng tượng mà cho đó là sự thật thì là ảo tưởng, không chứng kiến.

Đ nói:
Ta chứng kiến hình ảnh thông qua giác quan mắt.

Ví dụ của Đ: chữ ngu bằng tiéng việt và tiếng ả rập => nhìn tiêngs việt thì mình nói mình thấy chữ ngu, tiếng ả rập thì mình thấy là hình ảnh thôi.

Thông qua ví dụ của a Q: chỉ vô người đằng sau hỏi là biết ai không, mọi ng nói là có, là Đ, Và sau đó anh Q chỉ vô 1 người nằm trên ghế ngoài ga , hỏi biết ai không, mọi người nói là không. Câu hỏi khi nhìn ngừoi ngồi sau anh Q, nói là biết đó là Đăng thì mọi ng chứng kiến gì và không chứng kiến gì? => chứng kiến 1 người, không chứng kiến ng đó là phụ nữ, tên là Đăng…

Thông qua ví dụ về con rắn, sợi dây, chúa Giesu, quả dâu => mình đang nhìn thấy những thứ trong đầu mình chứ không nhìn được sự thật về đối tượng.
Từ 2 ví dụ => làm rõ được ta chỉ chứng kiến đc hình ảnh thông qua 2 con mắt, còn mọi thứ khác đều là những thứ trong đầu mình, ví dụ như tên gọi của hình ảnh, ý nghĩa, chức năng của hình ảnh…

=> Từ tất cả những gì nghe được, mình thấy chứng kiến bằng mắt nói về cái trạng thái mình tách ra được đâu là sự thật mà mình có thể thấy được thông qua đôi mắt, đâu không phải là sự thật mình thấy được thông qua đôi mắt.

** về sống trong chứng kiến:
A. Q nói: sống trong chứng kiến là không sống trong chỗ có kết luận.

=> Sống trong chứng kiến là duy trì được liên tục việc ở trong trạng thái mà mình tách ra được đâu là sự thật mà mình có thể thấy được thông qua đôi mắt/các giác quan khác, đâu không phải là sự thật mình thấy được thông qua đôi mắt/các giác quan khác.

===> đúng là đúng so với sự thật á. Ví dụ:
Mình chứng kiến thấy con voi, mình chứng kiến thấy con khỉ. Lúc này, mình sẽ chắc chắn phân biệt đc con voi và con khỉ. Còn khi mình chứng kiến cái chân con voi và cái bụng con khỉ rồi mình phân biệt con voi và con khỉ dựa vào đó thì nó có ổn không?

Vậy mình không biết là có đúng hay không. Chỉ là hiện tại thì mình hiểu như vậy thôi, mình không đưa ra kết luận là nó có đúng hay không đúng. Có thể ngày mai có thêm dữ kiện khác thì mình lại thay đổi cái hiểu đó.

12/5 Hôm nay mình xem video chỉ thẳng phật tánh , video về Ngộ trên Ngược chiều TV

Có mấy vấn đề mình lưu ý.

Ngộ = kiến tánh = thấy nhân tâm bằng trí vô sư , như nhìn lá cây rung biết có gió. Công án que cứt khô, nhìn hành động của thầy, thấy hành động hay thấy tâm thầy.

Nhân tâm là cái tâm mà nhìn thấy giấc mơ , nhìn thấy cảnh, cảnh: hình dạng, màu sắc, hương vị, suy nghĩ, cảm giác, …

Cái này thì có liên quan gì tới chứng kiến?

Chứng kiến là giống như cái chỗ trí bát nhã, nhìn gì biết đó, ko có sự phân biệt, ko có lớp tưởng tượng, cái này ko có sinh không có diệt. Giống như nhìn chữ ngu mà ko thấy đó là chữ ngu, chỉ thấy 1 cái hình ảnh mà mắt phản chiếu được vậy thôi.

Rồi sao nữa.

Chứng kiến liên quan gì đến nhân tâm (trực chỉ nhân tâm)? 2 cái này phải là 1 và cùng là trí bát nhã hay không? Mà điều này thì có gì quan trọng? Mình đang học Hiểu về chứng kiến. Như thế nào là hiểu về chứng kiến? Hiểu là bằng trí hữu sư hay trí vô sư? Như mình đang hiểu thì là hiểu bằng trí hữu sư. Vì từ những ví dụ như con rắng sợi dây, chúa giê su trái dâu… thì mình thấy cái mình thấy đang là cái tưởng tượng của mình, hình ảnh này nằm bên trong mình và hình ảnh này đã được thêm 1 lớp tư duy của mình đè lên nó, ko còn là chính nó nữa. Mình chỉ hiểu thôi, chứ mình vẫn còn nghi ngờ, mình chưa thấy nó là sự thật. Mà trí vô sư thì dấu hiệu là mình phải coi cái điều đó là sự thật. vậy cái hiểu của mình là cái hiểu của trí hữu sư, theo kiểu lý thuyết hiểu trên từ ngữ.

Mục đích của khoá học liệu có phải là hiểu về chứng kiến bằng trí hữu sư hay không?

Nếu hiểu bằng trí hữu sư thì cũng cần hiểu đúng theo những gì được thầy hướng dẫn chứ ko dựa trên ý của mình hoặc những khái niệm từ ngữ mình đã được nghe từ trước, nó giống như 1 sự làm rõ những khái niệm theo 1 quy chuẩn nào đó, vì có nhiều quy chuẩn khác nhau. Ban đầu bước vô lớp học mình mang theo nhiều kiến thức từ trước đó và khi học những điều mới thì mình coi như mình biết rồi, nhập cái mới nghe được với cái cũ đã nghe từ trước. Mình đang tự giải thích cho mình mà mình ko biết có hợp lý không nhỉ. Bữa giờ mình thấy mình cũng ráng để tiếp nhận những điều mới, và mình cũng thấy mình hiểu thêm nhiều điều mới. Không biết hiện tại mình đã hiểu về chứng kiến đúng như cái a Q và Đ muốn mình hiểu hay chưa?

Đây là cái hiểu của mình về chứng kiến:

Review lại những gì Anh Q trong các buổi bổ túc về chứng kiến

chứng kiến = không biết
không chứng kiến = biết

Tưởng tượng mà biết đó không phải là sự thật thì đó là chứng kiến
Tưởng tượng mà cho đó là sự thật thì là ảo tưởng, không chứng kiến.

Đ nói:
Ta chứng kiến hình ảnh thông qua giác quan mắt.

Ví dụ của Đ: chữ ngu bằng tiéng việt và tiếng ả rập => nhìn tiêngs việt thì mình nói mình thấy chữ ngu, tiếng ả rập thì mình thấy là hình ảnh thôi.

Thông qua ví dụ của a Q: chỉ vô người đằng sau hỏi là biết ai không, mọi ng nói là có, là Đ, Và sau đó anh Q chỉ vô 1 người nằm trên ghế ngoài ga , hỏi biết ai không, mọi người nói là không. Câu hỏi khi nhìn ngừoi ngồi sau anh Q, nói là biết đó là Đăng thì mọi ng chứng kiến gì và không chứng kiến gì? => chứng kiến 1 người, không chứng kiến ng đó là phụ nữ, tên là Đăng…

Thông qua ví dụ về con rắn, sợi dây, chúa Giesu, quả dâu => mình đang nhìn thấy những thứ trong đầu mình chứ không nhìn được sự thật về đối tượng.
Từ 2 ví dụ => làm rõ được ta chỉ chứng kiến đc hình ảnh thông qua 2 con mắt, còn mọi thứ khác đều là những thứ trong đầu mình, ví dụ như tên gọi của hình ảnh, ý nghĩa, chức năng của hình ảnh…

=> Từ tất cả những gì nghe được, mình thấy chứng kiến bằng mắt nói về cái trạng thái mình tách ra được đâu là sự thật mà mình có thể thấy được thông qua đôi mắt, đâu không phải là sự thật mình thấy được thông qua đôi mắt.

13/5

Hôm nay nghe tiếp video ngộ trên Ngược chiều TV

Thấy có câu anh Q nói “Ngộ được cái ý của thầy” cũng là 1 cái ngộ. Chỗ này mình thấy rất hay vì từ bữa đầu học tới giờ mình hiểu theo cái ý của mình, mình luôn nghĩ rằng mình hiểu đúng ý a Quý rồi, nhưng thực chất là mình chỉ hiểu theo ý của mình, luôn cho rằng mình biết chứng kiến là gì rồi , không quan tâm tới nội dung khoá học là “hiểu về chứng kiến”, vậy như thế nào là “hiểu về chứng kiến”, và hiểu như thế nào thì mới đúng cái mà a Quý và Đăng muốn mình hiểu, trước đây mình ko quan tâm đến điều này, còn bây giờ thì mình rất quan tâm.

Làm sao để hiểu về chứng kiến đúng theo ý của thầy . Mình link được câu hỏi này với cái chỗ Ngộ được ý thầy… Làm sao để cái phần trí hữu sư nó hiểu về chứng kiến đúng theo cách mà thầy muốn mình hiểu thay vì hiểu theo ý mình.

Mình khi học thì luôn có cảm giác mình hiểu, nhưng hiểu theo ý ai là điều quan trọng, nếu mình hiểu theo cái ý của mình thì thầy sẽ không thể dẫn mình đi tiếp được bởi mình đã rẽ hướng khác ngay từ đầu rồi.

Mình cũng ko rõ mình hiểu cái câu ngộ được cái ý của thầy có giống với mấy cái mình nghĩ kia hay không?

Đọc đoạn này của 1 bạn hv “hình ảnh chúa giesu đã biến mất, biến mất ở đây là trên cái nhìn của mình, của sự tưởng tưởng của mình, trong tâm trí mình chứ không phải bên ngoài”, mình thấy rất hay. Hình ảnh biến mất, nghĩa là cái mình nhìn thấy có tính sinh diệt, có sinh ra và có mất đi, và chỉ có cái tưởng của mình mất đi, chứ ko phải vật chất mất đi. À mình chợt nhớ tới 2 từ Tưởng tri và thức tri mà mình đọc được ở đâu đó, những cái mình thấy bằng mắt, ban đầu trước khi học ở Thiền VN, mình nghĩ đó là sự thật, sau khi đến học, thì mình biết đó là cái tưởng của mình, tưởng tri mà nghĩ là thức tri. Cái tưởng thì nó sẽ mất đi.
Hôm nay mình ngồi làm việc, tự nhiên có 1 suy nghĩ loé lên trong đầu, Cái máy tính mình đang nhìn thấy trước mặt, theo cơ chế của mắt thì cái hình ảnh thu được nó phải ngược với vật thể thật, vậy mà mình ko nhìn thấy nó ngược. Mình thấy đầu mình có cơ chế quyết định cái mình nhìn thấy là cái gì, nghĩa là dù hình ảnh mình nhìn thấy có bị ngược so với vật thể thật thì cũng ko quan trọng, vì não mình sẽ là cái quyết định nó ngược hay thuận, giống như cơ chế đám mây - con gấu, từ 1 đám mây trắng mà mình nhìn thành hình con gấu, nghĩa là có 1 cơ chế trong mình giúp mình từ 1 đống màu sắc bùi nhùi như đám mây, mình có thể nhìn ra thành 1 vật thể.
Trong rất nhiều trường hợp, cái hình ảnh mình đã nhìn thấy trước đó nó biến mất, hoặc nó vẫn còn đó nhưng mình ko còn nhầm lẫn. Một điều rất khó chấp nhận, đó là thế giới này là thế giới tưởng tượng của mình, không phải là thế giới thực bên ngoài, Chẳng khác gì với thế giới mình nhìn thấy trong mơ hết, đều là thế giới bên trong đầu mình cả. Thế giới trong mơ thì mình chấp nhận nó là thế giới bên trong đầu mình. CÒn thế giới mà mình thấy khi mở mắt thì mình lại cho đó là thế giới thực, ko chấp nhận nó là do bộ não giải mã giúp mình nhìn thấy, mình còn e ngại mấy cái điều linh tinh này chẳng biết ai nghĩ ra mà nó kì cục quá. Kì cục mà sao mình vẫn cứ tìm hiểu? Một mặt mình ko tin cái mới, 1 mặt mình ko chấp nhận cái cũ, vì có những người nói chuyện rất hợp lý nói với mình về cái điều mới đó. Mình phải tự đi tìm hiểu thôi chứ sao bây giờ, vì nếu a Q hay Đ cũng là do mình tưởng tượng ra, mọi điều mình nghe cũng là những thứ do não mình giải mã ra cả.

Mắt mình có nhìn được sự thật hay không?

Theo bạn, bạn ở đâu trong 2 trường hợp:

  1. Ở trong ngôi nhà để nói về những gì ở trong ngôi nhà.
  2. Ở ngoài ngôi nhà, nghe người ở trong ngôi nhà nói về những gì bên trong ngôi nhà để hiểu, biết.
  3. Trường hợp nào là duùng chứng kiến để biết trường hợp nào không dùng chứng kiến để biết

Mình thấy mình đang ở trường hợp 2.
Trường hợp 1 thì là dùng chứng kiến để biết.