[Đào sâu] sau bổ túc 7/4 - Mình ở trong chỗ tối thui, hay ở ngoài thế giới sáng trưng

Ah khi mình ngồi nhìn vô cảm giác tức và viết ra thì 1 hồi thấy hết tức. Khi mình ngồi nhìn về nó và mô tả về nó ra như vậy thì mình đang ở chỗ người quan sát cảm giác đó, thấy nó là 1 cảm giác đúng ko nhỉ, khác với trước khi ngồi ra viết thì thấy mình tức, mình chính là cái trạng thái tức đó. Mình nhớ lại câu hỏi Đ hỏi trên group , cái gì biết mình đang vui hay đang buồn đó? Mình thấy giống như có 1 cái con censor cảm biến ghi nhận được cảm giác hay trạng thái mình đang có như khó chịu, tức ngực, mệt, dâng trào, đau người, nhức đầu… rồi sau đó việc két luận là mình đang vui hay đang buồn hay đang bất ổn sẽ giống như việc đặt tên cho tập hợp những cảm giác kia, việc đặt tên đó thì ko phải do có censor kia ghi nhận. Trong quá trình ghi nhận lại các cảm giác, mình còn thấy mình có thể truy tìm nguyên nhân khiến cho mình có những cảm giác đó nữa. Mình thấy để đứng được ở vị trí người quan sát cảm giác của mình thì ngay lúc đó mình đã không còn là chính cảm giác đó nữa rồi, chứ ko thôi đang buồn thê thảm thì làm sao mà ngồi nhìn sâu vô cảm giác được. Hồi này mình mới nổi lên 1 cảm giác gợn gơn gì đó khi đó tin nhắn của ng đó, nhưng mình ko để ý, bây giờ mới giật mình à lúc đó mình có nổi lên 1 cảm giác. Nãy giờ là mình nhận biết những cảm giác trên thân, còn nhận biét về nhu cầu ko được thoã mãn gây cảm giác ức chế thì cảm giác ức chế cũng là ở trên thân, Mình còn thấy có những âm thanh trong đầu nói về nội dung nào đó nhưng âm thanh này ko đến từ bên ngoài, rồi mình còn thấy những hình ảnh về ng nào đó, những hình ảnh này cũng ko đến từ mắt. Câu hỏi này đến từ 1 câu hỏi của bạn nào đó về ý giác và ý thức. Mình thấy nó cũng ko liên quan lắm đến chủ đề mình đang khám phá là về 5 giác quan mắt tai mũi lưỡi thân. Mấy bài trước khám phá thì mình cứ đi sâu vào chứng kiến và sống trong chứng kiến khi chưa biết chứng kiến là gì. Sau bài bổ túc của anh Q thì mình thấy mình chưa hiểu về chứng kiến. Đến giờ thì mình cũng vẫn chưa rõ ràng. Mình ấn tượng phần anh q nói: nếu tưởng tượng mà biết mình tưởng tượng, không coi đó là thật thì đó là chứng kiến. Ví dụ mình nghe âm thanh, thấy hình ảnh, và mình biết đó là sản phẩm của não mình chứ ko phải là từ đối tượng thật thì đó là chứng kiến. chỗ này mình chưa link được lắm. Khi nói tôi chứng kiến hình ảnh thông qua mắt, thì đã là không kết luận hình ảnh đó là sự thật, và tất cả đều là tôi chứng kiến, chứ ko phải mắt chứng kiến, sự nhấn mạnh là về tôi, tôi là người chứng kiến hình ảnh thông qua giác quan mắt, tôi chứng kiến cái gì thông qua cái gì, sự tách biệt rõ ràng, đây là giác quan mắt, nó có chức năng của nó, nó ghi nhận cái gì, ai là người chứng kiến những hình ảnh mà mắt thu nhận được và gửi tín hiệu lên não. Cảm giác này hoàn toàn khác với cảm giác tôi đang nhìn thấy những vật thể thực, khi nói kiểu này thì có nghĩa là chính tôi đang nhìn ra cuộc đời này, còn nói kiểu kia thì tôi đang nhìn những hình ảnh trong đầu tôi, chứ tôi ko thấy gì bên ngoài hết, khác nhau 1 trời 1 vực. Trước giờ, khi chưa đc bổ túc, thì mình luôn suy nghĩ theo kiểu tôi đang nhìn ra cuộc đời thực. Lúc trước học về chứng kiến, mình thấy việc mình nhìn gì biết đó ko suy diễn những điều ko nhìn thấy bằng mắt là chứng kiến. Mình thấy mình luôn chứng kiến là vì mắt mình luôn nhìn thấy điều gì đó , và trong mình luôn biết điều gì đó. Bây giờ thì mình hơi băn khoăn, tôi có luôn chứng kiến hình ảnh thông qua cửa giác quan mắt ko? À trước thì mình cho là mình chứng kiến hình ảnh của đối tượng thật, còn giờ thì mình thấy là mình luôn chứng kiến hình ảnh trong đầu mình. Ah mình thấy mình thật sự ở trong 1 chỗ tối thui chứ ko vươn ra thế giới ánh sáng bên ngoài, mặc dù mình đang thấy ánh sáng. Mình thấy nhập nhằng cảm giác, 1 là mình chỉ ở trong chỗ tối thui nhìn thấy chỉ mỗi thế giới của các phản xạ trong não mình, và 1 cảm giác mình đang nhìn thấy thế giới đầy màu sắc bên ngoài. Sự khác nhau giữa 2 trạng thái nữa là, khi mình thấy mình đang ở chỗ tối thui nhìn những thứ diễn ra trong đầu mình thì mình nhìn được nhiều thứ bên trong mình hơn là khi mình thấy mình đang nhìn thứ thật diễn ra ở bên ngoài mình.

1/5

Mắt chứng kiến hình ảnh là gì?

Lúc đầu, mình hiểu câu này là mắt chỉ chứng kiến hình ảnh thôi, chứ ko chứng kiến đc sự thật về đối tượng. Và lí do là vì cái điều mình nhìn thấy chỉ là ở góc nhìn của mình thôi, nên sẽ ko nhìn bao quát được toàn bộ vật thể, giống như trong câu chuyện thầy bói xem voi ấy. bài học rút ra từ đây là trong cuộc sống sẽ ko vội cho những gì mình thấy biết là toàn bộ sự thật về 1 điều gì đó.

Nhưng những gì mình tiếp nhận trong những ngày qua, nó lại đưa mình đi xa hơn những nhận thức ban đầu kia.

Mắt chứng kiến hình ảnh, thực chất đầy đủ là Ta chứng kiến hình ảnh thông qua mắt.

Cả cuộc đời này ta sống được là nhờ vào con mắt, trừ lúc ngủ ra là lúc ta không dùng mắt, 100% thời gian khác ta luôn nhìn bằng mắt, để làm việc, để học, để sinh hoạt, để di chuyển, để giữ sự an toàn cho ta. Thế mà bây giờ câu nói trên lại nói là mắt ta chỉ chứng kiến hình ảnh thôi, còn mọi điều xuất hiện cùng với hình ảnh, đều là sản phẩm của tâm trí ta, ko phải là sản phẩm của sự chứng kiến bằng mắt. Ví dụ cái tên của đồ vật, công dụng của đồ vật, chữ cái… Những cái đó ta sử dụng hàng ngày để sống được đó đều chỉ là sản phẩm của tâm trí hay còn gọi là tưởng tượng của ta, chúng ko phải là thật, thứ thật duy nhất ta chứng kiến đc là hình ảnh. Hình ảnh nghĩa là sao? Là giống như lúc ta nhìn vào gương đó, hình ảnh xuất hiện trong gương rất chân thực nhưng không phải thực. Giống như hình ảnh lúc ta đeo cái kính thực tế ảo lên, mọi thứ chuyển động trọng đó như thực, như ta đang lao đi với tốc độ nhanh chóng, chư có người đang đánh ta, nhưng ta là người chơi vẫn còn nguyên xi dẫu cho nhân vật trong game đã chế, ta ở ngoài vẫn ngồi im như game làm ta có cảm giác như đang di chuyển với 1 tốc độ rất nhanh, ta đứng im nhưng cảnh mà mắt ta thất chuyển động với tốc độ rất nhanh là ta cảm thấy như mình đang di chuyển rất nhanh. Có khả năng nào mà mọi thứ ta đang thấy đây chỉ là hình ảnh ko? Hình ảnh động. Giống như việc ta ngồi coi phim, cảnh trong phim chạy như ta đang di chuyển chứ thực ra ta đâu có di chuyển. Ta ngồi yên 1 chỗ ra lệnh xong tất cả hình ảnh ta đang thấy sẽ chuyển động theo lệnh của ta. Ví dụ ta ra lệnh đứng dậy, đi xuống cầu thang, đi uống nước, đi lấy xe, chạy ra đường… thì ta thấy ta người ra lệnh vẫn cso thể ngồi yên và cảnh thì chuyển động theo cái muốn của ta. Tóm lại đây cũng là 1 góc nhìn, và nó cũng có khả năng là thật, mình không biết, vì giờ mình chỉ hiểu thế thôi chứ không thấy rõ.

Pasted Graphic.png

Làm sao để nhìn chữ ngu chỉ là hình ảnh như hình ở trên thôi? Trong mình luôn có 1 cái biết đó là chữ ngu. Bây giờ thì mình chỉ có suy nghĩ, à mắt mình chỉ chứng kiến hình ảnh thôi, còn cái chữ ngu mình đọc ra đó thì không phải là cái mình chứng kiến nữa. mình thấy cái nhận biết đó là chữ ngu nó phát ra mạnh mẽ và đè lên cái chứng kiến rằng đó chỉ là hình ảnh luôn rồi.

Ban đầu mình nghĩ là mình làm không được, xong rồi mình gõ chữ ngu ra màn hình word, xong mình làm 1 thử nghiệm nhỏ:

822324B7-0F75-4343-BFDD-171F3F64A013
CBC82DAD-C5AF-4EE0-8CF3-C205B8DBB233
IMG_5953

Mình so sánh 3 trạng thái khác nhau khi nhận biết 3 hình trên, mình thấy ở hình 1, mình liên tục đọc lên chữ ngu và có sự nhận biết đc nghĩa của từ ngu, hình 2 thì mình liên tục đọc theo cách mình nghĩ nhưng ko có nhận biết đc nghĩa, hình 3 thì mình ko đọc gì và không hiểu nghĩa gì luôn. Mình làm đi làm lại để nhận biết thật rõ ràng sự khác biệt trong tâm.

Ở hình đầu tiên, mình thử che mắt mình xong mở ra lại, thì mình thấy trong tâm mình trước khi thấy chữ đã có đọc sẵn từ ngu luôn rồi.

Ở hình 2 thì xuất hiện thêm sự ghi nhớ thứ tự các chữ cái

Ở hình 3 thì xuất hiện thêm suy nghĩ đây là 1 từ, không biết nó có nghĩa là ghi nhỉ.

Sau đó mình dùng tay cứ di chuyển lên xuống để che mắt mình rồi không che mắt, và nhìn vào chữ ngu. mình thấy ngay khi tay đưa xuống và lộ chữ Ngu ra thì mình đã ngay lập tức đọc chữ ngu, mình ráng không đọc cũng ko thấy không đọc.

Sau đó mình không đưa tay lên xuống che chữ nữa mà nhìn chằm chằm lâu vô chữ , thì mình thấy có 1 khoảnh khắc mình thấy mình có ý đọc chứ ko phải mình auto đọc, và mình thấy mình đưa ý bắt vào ngay cái giây phút nhìn , lặp đi lặp lại cái việc nhìn đó thì kết quả là mình ko đọc, ko hiểu nghĩa, nhưng cái chữ đó nó cũng mờ mờ chứ không rõ như lúc mình đọc nó. khi mình thử nhìn rõ chữ đó thì cái sự đọc nó lại trỗi lên.

Tiếp theo mình để đồng hồ 5p và thử nhìn chằm chằm chữ Ngu lần nữa. Mình có suy nghĩ, mọi thứ mình nhìn thấy là sự giải mã của não mình ra hình ảnh, hoạt động này diễn ra bên trong mình, hoạt động này là tự nhiên khi mình mở mắt, còn hoạt động giải mã thì nó là hoạt động do não bộ quyết định hay là cũng là 1 hoạt động tự nhiên như hoạt động hiện lên hình ảnh trong não kia? Và giờ mọi thứ nó đều là thứ diễn ra trong não mình, vậy mình cần nhìn vào bên trong để quan sát những cái diễn ra bên trong nữa. 2 phút đầu nhìn mình thấy mình vẫn đọc chữ ngu, tiếp theo mình tua chậm lại mình thấy cái sự đọc của mình nó cũng có từng bước, đọc từng chữ cái N-g-u rồi mới thành từ Ngu, mình đọc 1 chữ cái bất kì khác trên màn hình thấy nó cũng khá là nhanh, vừa nhìn vào là biết chữ liên, nhưng tua chậm hơn thì mình đọc nhận biết từng chữ, từ đầu đến đuôi. Mình thử tập trung vô đọc từng từ liên tục mà ko đọc nguyên từ xem có được không, nghĩa là N-g-u-N-g-u-n-g-u-n-g-u… thì tự nhiên từ từ mình thấy mình ko đọc thành chữ ngu nữa. Nếu mình dừng cái luồng đọc này thì ngay lập tức mình lại đọc chữ ngu. Một hồi sau, tự nhiên mình nổi lên suy nghĩ, mắc mới gì phải đọc là ngu, nó có thể là NGU, viết tắt của cái gì đó khác mà. Ví dụ như N-gu nè. Sau đó mình tiếp tục thử áp 1 cái ý đây chỉ là hình, không phải là chữ lên , nhìn như là cái hình thôi, thì mình thấy cũng được luôn. Xong mình thử chỉnh đồng hồ 5p để nhìn nó như 1 cái hình liên tục xem thế nào.

Kết quả là mình thấy mình thực là có thể nhìn nó như 1 cái hình ảnh đó chứ, kiểu nhìn nó như những kí tự loằng ngoằng chẳng khác gì tiếng Ả Rập kia, trong 5 p đó thì cũng có lúc này lúc kia, nhưng số thời gian thấy đó là chữ ngu giảm còn ít nhất, chủ yếu là thấy N-gu hoặc n-g-u hoặc n-kí tự ngoằng nghoèo -u, đôi lúc là chữ N và chữ u cũng biến thành kí tự ngoằn ngoèo nốt. mình thấy mình đã có 1 cái ý muốn nhìn nó theo 1 hướng nào đó á chứ ko phải tự nhiên, mình thấy mình có sự lựa chọn nhìn thành chữ ngu, hay nhìn thành n-gu hay nhìn thành nhữn kí tự ngoằn ngoèo không khác gì nhìn tiếng ả rập. mình thấy ah cuối cùng thì nó cũng chỉ là nhữn đường nét theo màu thôi mà, còn phần ý nghĩa kia rõ ràng là mình đã cài 1 bộ giải mã trong đầu, thuộc lòng nó rồi nên cứ lấy ra xài. Lúc này mình thấy tầm quan trọng của kí ức, những gì đã được nạp vô đầu ghê, não mình sẽ dựa theo những bộ giải mã đã được nạo sẵn để giải mã, và bó hẹp tỏng khuôn khổ này luôn, vừa nhìn vào là bập ra liền. Mình thấy cần luyện tạp sao để giữ cái chứng kiến hình ảnh này lâu hơn, và cần thực hành mỗi ngày để tăng cái khả năng nhìn vào bên trong, chứ lúc đầu nhìn mình chỉ toàn nhìn thấy chữ ngu, mà nhìn 1 hồi rồi thấy cũng đổi, nên mình thấy sự luyện tập này cũng lợi ích, cũng mang lại kết quả chứ ko phải ko. Ban đầu mình nghĩ ko thể nào làm được, mà bây giờ thử làm và đã làm được rồi nè. Kiểu như là cứ nghe lời thầy làm theo lời thầy đi đã, đừng chưa gì đã bác bỏ. À có 1 đoạn mình nghĩ mình phải ráng để nhìn đc khác đi, xong mình gồng dữ lắm. Sau đó mình nghĩ, cái lúc mình nhìn tiếng ả rập có phải gồng gì đâu. Rồi mình nghĩ tiếp làm sao để nhìn đc 1 cách tự nhiên nhẹ nhàng thì mới hay chứ cứ gồng lên vậy đâu phải là cách, với lại ko hiểu sao đó mà mình chuyển cái 1 sang trạng thái nhẹ nhàng ko gồng nữa luôn. 5p nhìn trôi qua rất nhanh. Trong thời gian này có lúc mình chợt cảm thấy rất đã.

Hôm nay còn có 1 trải nghiệm, lúc vào thang máy, mình và con mình thấy 1 mùi gì đó hôi lắm. mình liên chuyển qua thở bằng miệng, thì ko còn thấy mùi. Cái mình chợt nghĩ, ủa tại sao hít bằng miệng thì ko còn thấy mùi, bản chất mùi đó là cái gì? Rồi có phải trong mũi cũng có những tế bào nhận biết tín hiệu mùi đặc biệt này và chuyển nó lên não để tạo ra 1 cái mùi mà mình thấy hay không, còn khi hít bằng miệng thì không có cái dòng điện chuyển lên não nên không có có giải mã ra cái mùi gì hết. Vậy là cái mùi này có thật ko, hay chỉ là 1 sự giải mã của não mình, cái mùi này ko đến từ bên ngoài mà nó nằm bên trong bộ não của mình thôi. Mình thấy thú vị ghê vì có sự liên tưởng đặc biệt này.

3 Lượt thích

Oh, bài viết hay quá :star_struck:
Đoạn mình thấy hay là bạn có thể tả rất chi tiết về hiện tượng bạn thực hành nhìn hình ảnh mà ko đọc thành chứ ấy, rất chi tiết

1 Lượt thích

3/5
Như thế nào là hiểu về chứng kiến?
Chứng kiến có giống như nhìn thấy, biết? Có khác nhau như thế nào?
Mình có luôn chứng kiến không khi mình ảo tưởng?
Trải nghiệm nhìn chữ hôm trước của mình cho mình hiểu 1 điều, chứng kiến thì không biết đó là chữ gì, còn khi đang biết đó là chữ gì thì không còn là chứng kiến nữa. Vì khi mình biết đó là chữ gì, là lúc đó não mình đang đọc cái hình đó theo 1 bộ kiến thức lưu trữ sẵn, theo thói quen. Lúc mình nhin chữ Ngu thành những kí tự ngoằn ngoèo như tiếng ả rập thì mình mới tách đc ra 2 trạng thái trong đầu mình, 1 trạng thái là chỉ thấy hình ảnh, ko biết nó là chữ ngu, 1 trạng thái là thấy biết đó là chữ ngu sẵn luôn rồi. Trong cuộc sống đa số với mọi việc mình đều có 1 cái biết sẵn, cảm giác tiêu cực khó chịu cũng dính liền với 1 cái biết nào đó, biết về người ta, biết về bản thân mình. Trải qua trạng thái không biết chữ, chỉ thấy đó là hình ảnh thì mình thấy khá thú vị, vì từ cảm giác thấy nhàm nhàm, thì giờ thấy mới mẻ hơn thú vị hơn. Ví dụ khi tiếp xúc với 1 người mà mình đã kết luận ng đó tốt hay xấu, giỏi hay dở, … thì cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tương tác của mình và người đó, có thể mình sẽ tin tưởng hoặc ko tin tưởng người đó, bác bỏ, phủ nhận hoặc ủng hộ người đó… Quan trọng hơn là cái biết về bản thân mình. Giống như về việc học, mình cũng hay có suy nghĩ mình biết rồi, ví dụ như về cái việc nhìn chữ mà ko nhìn chữ, chỉ là nhìn hình ảnh thôi. Ban đầu học, mình nghe loáng tháng có vài bạn nói làm không đc đâu, rồi mình cũng thử nhìn vài lần mà lần nào cũng thấy chữ cả, nên mình cũng kết luận mình không thể nhìn hình ảnh không được. Rồi khi anh Q chia sẻ các chặng của việc học, mình thấy trong mình cũng có 1 cái biết là mình không thể làm được đâu.
Vậy bây giờ đối với mình thì chứng kiến là không biết. Mắt chứng kiến hình ảnh, không biết hình ảnh đó là cái gì đó khác.
Trước đây thì mình hiểu chứng kiến bằng mắt nghĩa là mắt tiếp nhận hình ảnh về đối tượng. Lúc này “tiếp nhận hình ảnh về đối tượng” mình nói đến là bao gồm luôn cả phần biết về hình ảnh đó. Ở mặt lí luận mình có thể nói là : tôi chứng kiến thấy hình ảnh cái gì đó, chứ tôi ko kết luận đó là chuồn chuồn. Nhưng trong đầu mình thì luôn có tiếng nói đó là chuồn chuồn.
Chứng kiến bằng mắt là nhìn thẳng vào hình ảnh đối tượng mình chứng kiến.
Chứng kiến thì có sự liên tục, xuyên suốt hơn là nhìn thấy.
Khi mình ảo tưởng thì nghĩa là mình đang nhầm điều mình ko chứng kiến là chứng kiến. Lúc này mình không chứng kiến nữa. Chứng kiến là chứng kiến cái sự thật, Cái biết của mình ko phải là sự thật, mình chứng kiến cái không phải là sự thật thì cũng là chứng kiến . So sánh chứng kiến cái sự thật với chứng kiến cái không phải sự thật, thì sao ta?

Vậy là mắt chứng kiến hình ảnh ngoằn ngoèo đó. Còn cái gì chứng kiến đây là chữ ngu?
Mà làm sao bạn biết được là cái gì chứng kiến cái gì nhỉ?

Câu hỏi này , theo mình hiểu là: Còn cái gì chứng kiến việc mình đang có 1 cái khái niệm đây là chữ ngu? Ý bạn có giống như vậy ko? Theo mình thì khi mình tách được phần chứng kiến hình ảnh và chứng kiến nhận thức về chữ ngu ra riêng biệt, thì là ta chứng kiến hình ảnh qua con mắt bên ngoài , và ta chứng kiến nhận thức về chữ ngu bằng con mắt bên trong.

Mà làm sao bạn biết được là cái gì chứng kiến cái gì nhỉ? => ý bạn có phải là " Mà làm sao bạn biết được mắt chứng kiến hình ảnh" ko? , “cái gì chứng kiến cái gì” có phải là “mắt chứng kiến hình ảnh” không? Mình thấy là mắt không chứng kiến hình ảnh, mà là mình chứng kiến hình ảnh trong đầu mình nhờ vào cơ chế vật lý của giác quan mắt.

1 Lượt thích

Bạn nói rõ hơn về đoạn này được không?

==> như vậy, bạn có 2 con mắt:
1 con mắt chứng kiến hình ảnh bên ngoài
1 con mắt chứng kiến nhận thức về chữ ngu bên trong

===> Bạn đã biết chứng kiến là gì chưa?
Bạn có thể phân biệt chứng kiến và nhìn thấy không?

ta chứng kiến nhận thức về chữ ngu bằng con mắt bên trong.
=> Khi nhìn hình, trong đầu mình liên tục đọc “ngu, ngu, ngu…”. Cái tiếng đọc ngu ngu ngu đó nó vang lên trong đầu mình, chứ ko phải từ tai mình nghe được. Cái mà thấy tiếng đọc bên trong mình, thì mình đang gọi là con mắt bên trong, nó giống như 1 con mắt, 1 lỗ tai nhìn, nghe được mọi thứ diễn ra trong đầu mình.

1 Lượt thích

con mắt bên trong , có thể gọi là lỗ tai luôn, vì nó vừa nhìn thấy vừa nghe thấy chung luôn

Mình cũng chưa rõ ràng chứng kiến là gì lắm. Hiện tại mình đang khám phá câu Ta chứng kiến hình ảnh thông qua giác quan mắt bằng cách nhìn chữ ngu nhưng không biết đó là chữ ngu, chỉ biết đó là 1 cái hình ngoằn ngoèo màu đen giống lúc nhìn tiếng Ả Rập. Tại bữa anh Q có nói biết = không chứng kiến, không biết = chứng kiến => khi mình nhìn mà ko biết là chữ ngu thì là mình đang chứng kiến. Cũng không rõ cách khám phá này có phải là cách để hiểu chứng kiến là gì không?

Ví dụ: “ta nhìn thấy có 1 cái chai”, khác gì với “ta chứng kiến có 1 cái chai”
Nếu trong giao tiếp bình thường khi nghe ai nói 2 câu đó thì mình cũng cho rằng chúng giống nghĩa.

Còn phân tích theo hướng “ta chứng kiến hình ảnh thông qua mắt”
thì từ chứng kiến ở đây không giống với nhìn thấy. Cái ta chứng kiến đc đó nó chỉ là hình ảnh thôi, không phải là 1 cái chai. Khi nói như vậy thì nó liên quan tới bên trong mình có đang biết hình ảnh đó là cái chai hay không. Còn nhìn thấy thì mang ý nghĩa là bên trong mình cũng kết luận hay biết nó là 1 cái chai rồi.

Như bạn tả thì nó có phải là chứng kiến bằng ý không bạn nhỉ?

Trích dẫn

Như bạn tả thì nó có phải là chứng kiến bằng ý không bạn nhỉ?

Trích dẫn

Mình cũng chưa biết chứng kiến bằng ý là thế nào.
Mà mình thấy cũng chưa thấy cần thiết phải biết nó có phải chứng kiến bằng ý hay không, vì nó chỉ là cái tên gọi thôi. Hiện tại mình thấy khi nhìn hình ảnh “ngu” thì trong mình có có nhận biết chữ cái, nhận biết ý nghĩa, 2 cái nhận thức này cũng tách biệt nhau, và có 1 cái gì đó đang kết nối cái nhận biết chữ + cái hình mình nhìn , và kết nối cái nhận biết ý nghĩa với cái hình mình nhìn, từ đó tổng hợp lại ra 1 nhận thức khi nhìn hình “ngu”

Mình cũng chưa rõ ràng chứng kiến là gì lắm. Hiện tại mình đang khám phá câu Ta chứng kiến hình ảnh thông qua giác quan mắt bằng cách nhìn chữ ngu nhưng không biết đó là chữ ngu, chỉ biết đó là 1 cái hình ngoằn ngoèo màu đen giống lúc nhìn tiếng Ả Rập. Tại bữa anh Q có nói biết = không chứng kiến, không biết = chứng kiến => khi mình nhìn mà ko biết là chữ ngu thì là mình đang chứng kiến. Cũng không rõ cách khám phá này có phải là cách để hiểu chứng kiến là gì không?
…………

Ví dụ: “ta nhìn thấy có 1 cái chai”, khác gì với “ta chứng kiến có 1 cái chai”
Nếu trong giao tiếp bình thường khi nghe ai nói 2 câu đó thì mình cũng cho rằng chúng giống nghĩa.

Còn phân tích theo hướng “ta chứng kiến hình ảnh thông qua mắt”
thì từ chứng kiến ở đây không giống với nhìn thấy. Cái ta chứng kiến đc đó nó chỉ là hình ảnh thôi, không phải là 1 cái chai. Khi nói như vậy thì nó liên quan tới bên trong mình có đang biết hình ảnh đó là cái chai hay không. Còn nhìn thấy thì mang ý nghĩa là bên trong mình cũng kết luận hay biết nó là 1 cái chai rồi

===> dựa vào đoạn trên bạn có nói, chưa rõ về chứng kiến. Nhưng đoạn dưới lại phân biệt được chứng kiến và nhìn thấy. Mình thắc mắc, làm sao bạn có thể phân biệt được 1 điều mình chưa rõ?

===> ở đoạn trên bạn nói: biết= không chứng kiến, không biết = chứng kiến. Ở đoạn dưới bạn nói, cái ta chứng kiến được chỉ là hình ảnh thôi, vậy ở chỗ này bạn biết đó là hình ảnh phải không? Như vậy, nó có mâu thuẫn với câu ở trên, biết = không chứng kiến không?

===> khi bạn nói: cái ta chứng kiến được chỉ là hình ảnh, thì bạn chứng kiến đối tượng đó hay là chứng kiến từ hình ảnh phát ra trong đầu bạn?

===> có khi nào bạn không chứng kiến không?
===> chứng kiến và sống trong chứng kiến giống hay khác nhau? Nếu khác, thì khác ntn trên những gì mình được nghe.

1 Lượt thích

Mình chưa rõ chứng kiến là gì nhưng mình cũng có cái hiểu sơ sơ của mình, và mình thấy cái hiểu này nó chưa rõ. Và mình thấy mình có thể phân biệt dựa trên cái hiểu sơ sơ này, việc phân biệt cái này với cái khác cũng có giúp mình biết là tụi nó có sự khác nhau.

Không biết = chứng kiến , nghĩa là không biết ý nghĩa của hình ảnh, vì phần ý nghĩa, khái niệm, tên gọi của hình ảnh là phần do não mình tạo ra , ko phải là điều đc mình chứng kiến bằng mắt. Khi mình ko không biết ý nghĩa của hình ảnh thì nó còn lại cái phần chứng kiến thấy những nét loằng ngoằn, cái nét loằng ngoằn này cũng là hình ảnh đc tạo bởi màu đen trắng xen kẽ.

Hiện tại là mình thấy có. Theo mình hiểu thì khi mình ảo tưởng nghĩa là mình không chứng kiến nữa.
Ví dụ mình nhìn hình ai đó gửi cho mình và ảo tưởng đây là chữ ngu thật, người đó nói mình ngu, thì mình đâu có còn chứng kiến hình ảnh nữa đâu. Khi nào mà mình biết đây là tưởng tượng của mình thôi ko phải là sự thật thì lúc đó mới là mình chứng kiến.

“trên những gì mình được nghe” có nghĩa trên những gì mình nghe anh Q nói hả bạn?