Đó là cái gì vậy?

Một loại trí tuệ gì đó à?

Cái mà khi đưa đúng thông tin vào thì sẽ thấy đúng ra kết quả ấy.
Ví dụ thấy đúng rằng mình là người gây ra nguyên nhân thì sẽ tự động ko trách móc ng khác nữa ấy. Đó là cái gì vậy?

Khi biết rõ đó là hiểu lầm, thì mọi bức xúc đều tan biến. Đó là cái gì vậy?

Cái đó đâu có ai chỉ bảo gì đâu ta? Chính mình cũng chẳng chỉ bảo được điều đó nữa là.

Thấy rõ mà ko còn cần thắc mắc gì nữa cả, kiểu như hoa nở, hoa tàn. Kiểu như cô gái sau khi phát hiện ra chồng mình chở 1 cô gái trẻ đẹp chạy trên đường là cô em họ của ảnh chẳng hạn, mọi sự ghen tuông biến mất. Cái gì làm cho ghen tuông biến mất? Một cái thấy đúng.

Sao mà mình biết nó đúng, mà nó cũng chẳng đợi mình biết đúng nữa, nó tự biết đó là đúng, và các hiểu lầm khác bị xua tan đi, các cảm giác phát sinh từ hiểu lầm cũng xua tan đi.

===> Theo e nghỉ, không phải là thấy đúng mà là hiểu ra sự thật từ cái thấy gì đó, có lẻ là thấy sự thật gì đó. Từ đây, mình sẽ có nhận thức phù hợp, nhận thức đúng với điều mình thấy
Ví như, mình thấy tiền trong tivi là k thật, mình sẽ không phát sinh lên những ảo tưởng về nó, những ý muốn chiếm giữ nó. Cũng như vậy, e nghỉ là, trong thế giới này nếu mình cho nó là thật, là có, là sở hữu đc, là không đổi, từ đó những ảo tưởng đc nảy nở phát sinh ra, như là muốn có, muốn giữ, rồi muốn mà không đc lại sinh ra uất giận, cứ như vậy nó sinh ra 1001 ảo tưởng, ảo tưởng này chốc chần lên ảo tưởng kia.
Ah, còn cô gái hiểu ra sự thật ck mình chở cô e họ, từ đó cô gái sẽ có nhận thức phù hợp

Em có thắc mắc là tại sao mình lại biết nhận thức đó là phù hợp ko?
Sự phù hợp này hiện lên có trong ý chí chủ quan của em ko? Em có thể bỏ qua nó, bẻ cong nó sau đó, nhưng mà ngay lúc vừa nhận ra, cái vừa nhận ra đó í. Cái mà làm tan biến sự ghen tuông ấy, nó là cái gì? Hay nó ko là cái gì cả?

từ thực tế của em thì em sẽ không bám vào nhận thức mới nảy sinh “chồng chở cô em gái họ”" chẳng hạn. mà đơn giản em sẽ lật lại là quá khứ là 1 cô gái thì mình ghen, giờ thì đổi thành cô em gái họ thì hết ghen. cùng 1 đối tượng nhưng định nghĩa về đối tượng đã thay đổi, là do nhận thức mình thay đổi. Vậy thì có thay đổi nữa không? nhận thức ““cô em gái họ”” này có chắc chắn là sự thật chưa?
Lúc trước em sẽ mắc ở chỗ này, rồi cái rối nùi.
Giờ thì biết tới đâu thì xử ở đó. Nhưng mình đã có cái nhận định là ““mình ko biết được sự thật”” vì sự thật đang thay đổi từ ““cô gái lạ, sang cô em họ rồi còn có thể thay thành cái gì nữa””. Cho nên cứ sống tại cái nhận thức vào cái thời điểm đó thôi, có cái mới thì mình lại buông.
Trở lại chỗ câu hỏi ““cái mà làm tan biến sự ghen tuông ấy, nó là cái gì?”” nó chính là cái khẳng định đây là sự thật. Nếu sau này phát hiện không phải em họ ruột, mà là kiểu em họ tự đặt, thì sẽ phát sinh đau khổ tiếp. Vì mình cho rằng cái nhận thức vào thời điểm đó là sự thật. Nên cần buông chỗ này.
Hồi lúc mới học chứng kiến, em thấy mình có khả năng biết được sự thật. Giờ thì em thấy mình chỉ thấy được biết được thực tế tại mỗi thời điểm thôi, không chắc được cái nào là thật luôn. hic

===> theo em, phù hợp là tự nó phù hợp chứ không phải là mình làm cho nó phù hợp, nên mình sẽ không thể bẻ cong nó đc, bẻ cong là do mình ảo tưởng là mình có thể bẻ cong thôi. Ví dụ: khi chị thấy cây viết, c sẽ nhận thức đó là cây viết. Chị thấy con rắn c sẽ nhận thức đó là con rắn, chị thấy dây thần chị sẽ nhận thức về dây thần. Khi cô gái thấy ck ngoại tình thì nhận thức phù hợp với ck ngoại tình và cô ấy k thể bẻ cong nhận thức này, bẻ thì trong lòng có hết khó chịu k?. Khi cô gái thấy hiểu ra ck chở cô em họ thì nhận thức tự nó phù hợp với điều cô ấy thấy đó, dù cô ấy có muốn bẻ cong thì cũng chỉ trong cái suy nghỉ ảo tưởng của mình thôi.
Nên em nghỉ thấy ảo tưởng sẽ có nhận thức phù hợp với ảo tưởng. Thấy sự thật sẽ có nhận thức phù hợp với sự thật giống như việc ăn thì sẽ no điều tất lẻ hiển nhiên

Theo em nghỉ, cái làm tan sự ghen tuông ấy là hiểu ra sự thật là ck k có ngoại tình đó là cô em họ của anh ấy.

Vậy thì mình có thể làm được gì nhỉ?

Oh, có thể chính là nó. À, không phải, đó mới là cái mà mình cho là mình chứng kiến thôi. Ý chị hỏi cái mà sau khi mình nói đây là điều mà tôi chứng kiến, thì toàn bộ cảm giác của mình thay đổi. Cái gì khiến cho toàn bộ cảm giác của mình thay đổi? Hay là không có cái gì cả?
Ví dụ, em thấy đó là con rắn, em hoảng sợ, run lập cập; sau đó, em thấy đó là sợi dây thừng, em sẽ thở phào nhẹ nhõm, sẽ tiếp tục tung tăng đi tiếp, giống như toàn bộ thế giới thay đổi, cảm giác từ bất an lo lắng, chuyển thành cảm giác an toàn, nhẹ nhõm. Nó giống như mình đang có 1 cơn ác mộng, sau đó, may quá nó chỉ là 1 giấc mơ.

em nói tới sự khẳng định về sự thật ý.
lúc mình thấy con rắn, mình khẳng định chắc chắn đó là con rắn nên mình sợ.
tới khi mình thấy nó là sợi dây, mình cũng khẳng định chắc chắn đó là sợi dây nên mình ko còn sợ.
Lật lại vấn đề, nếu mình thấy con rắn là sợi dây thì sao, thì mình sẽ ko hề sợ, vì mình tin chắc đó ko phải con rắn đó là sợi dây mà thôi. Mình quá tin vào việc mình chứng kiến thấy sự thật. Mỗi một nhận thức ở 1 thời điểm, mình luôn khẳng định nó là sự thật mà ko cần kiểm chứng thêm…

Chị hiểu đoạn ấy, ý chị muốn hỏi về cái xảy ra sau khi mình tin hay mình cho 1 điều gì đó là sự thật, thì tại sao thế giới cảm nhận của mình lại thay đổi?

Điều này có phải sẽ dẫn đến 1 nhận thức rằng, thế giới mà mình đang cảm nhận đây là do niềm tin của mình phóng chiếu ra.

Vì cái tin đó chi phối cảm nhận của mình. Nên thay đổi niềm tin là thay luôn cảm nhận. Cảm nhận về sợi dây sẽ khác cảm nhận về con rắn.
Còn về chuyện thế giới mình cảm nhận là do niềm tin của mình phóng chiếu thì e thấy có lí. Cảm nhận của mình về con rắn sẽ khác với cảm nhận của ng chuyên bắt rắn về con rắn, dù là trên cùng 1 đối tượng.
Vậy là mỗi người sống trong 1 thế giới của riêng mình.
Còn cái thế giới khách quan, là ở đâu? Làm sao để thấy nó?

Câu này chị thấy cũng hay. Nhưng mà em có cùng quan tâm với chị không? Về vấn đề thế giới này do niềm tin của mình phóng chiếu ra, vậy làm sao để giải quyết được các vấn đề mà bản thân mình đang gặp phải. Ví dụ: cảm giác loser, cảm giác của 1 người thất bại khi gặp chuyện không như ý mình, chẳng hạn.

À, khoan đã. Tại sao em lại có câu hỏi này?

Nếu mình tập trung vào thời điểm, hành động, kết quả, thì ko có nảy sinh cảm xúc, cảm nhận gì cả. Đơn giản là hành động nào, dẫn tới kết quả gì, kết quả đó có muốn ko? Thay đổi kết quả thì thay đổi hành động ntn?
Khi em ko tập trung vào suy nghĩ, suy diễn, kết luận thì e ko sa vào cảm xúc tiêu cực. Nó xuất hiện rồi nó biến mất.

Vì có sự thật tồn tại đâu đó ngoài kia, 1 sự thật mà tồn tại ko phụ thuộc vào cảm nhận của mình.
Chi dù là mình đang tin mù quáng, nhưng khi mình tỉnh, mình mở mắt, là mình có thể thoát khỏi thế giới ảo tưởng đó. Vậy chắc chắn phải có 1 thế giới khách quan chạy song song nhỉ? Để mình tỉnh thì mình thấy nó. Kk

Uh, những điều này thì dùng cho những vấn đề mà mình nhận biết được, và đã trong tầm giải quyết được của mình, còn những vấn đề kiểu dù có nhận biết được nhưng vẫn chưa làm được, hoặc những vấn đề tiềm ẩn, mình chưa thấy, nhưng cứ hễ mà gặp việc thì nó lại xuất hiện ra, làm thay đổi cảm nhận của mình về bản thân, và về người khác. Những cái đấy mình phải làm sao?

theo như em thấy,
những vấn đề kiểu dù có nhận biết được nhưng vẫn chưa làm được: thì câu hỏi quan trọng vẫn là có muốn làm được ko, làm thế nào để làm được. Hậu quả có to lớn không? nếu ko làm có sao ko? chứ không phải là có cảm nhận gì về bản thân hay người khác, em không đi vào kiểu câu hỏi này, vì nó không có lối ra, và về logic chỉ mới 1 vấn đề chưa đủ để đi đến kết luận. Khi kiểu câu hỏi này xuất hiện, chỉ nhìn nó mà ko phân tích thêm, rồi nó sẽ trôi đi.
hoặc những vấn đề tiềm ẩn, mình chưa thấy, nhưng cứ hễ mà gặp việc thì nó lại xuất hiện ra, làm thay đổi cảm nhận của mình về bản thân, và về người khác. Những cái đấy mình phải làm sao? với những kiểu này em cũng phân tích về hành động, không đi sâu vào cảm nhận, đánh giá. gặp việc thì phản ứng xuất hiện, lúc đó mình đã lựa chọn thái độ gì, hành động gì, rõ ràng là chưa hiệu quả nên phản ứng mới lặp lại, vậy có cách nào hiệu quả hơn không? mình có muốn lặp lại kết quả hay thay đổi kết quả, mình sẽ thay đổi những điểm nào, rồi lại dò tiếp cách thay đổi này có hiệu quả hay chưa (dựa trên tần suất, hoặc thời gian lặp lại phản ứng).
Cứ liên tục như vậy, luôn có khám phá mới về chính cái vấn đề đó, góc nhìn mới sẽ tự mở ra.
Đây là cách em đang làm.

Ví dụ như trường hợp, nhìn thấy con rắn, thì em triển khai điều này thế nào?

Ví dụ như thấy con rắn, em sợ rắn, em ko có hiểu biết về rắn, nó có phải là rắn độc hay rắn thường em ko biết, tốt nhất nên né nó.
Em có trải nghiệm này rồi nha. Lúc em đi xe chập chá tối về, đèn xe rọi 1 phát thấy 1 con rắn, em đã hết hồn, cx sợ nổi lên, nổi da gà, nhưng đang chạy xe rồi cứ chạy tiếp thôi, là cách chạy trốn nhanh và hiệu quả lúc đó. Nhưng lúc đó, em có 1 suy nghĩ nổi lên, em có xe để chạy, rắn thì nằm dưới đường mà em còn sợ đến thế, thế thì con rắn đó phải hoảng sợ cỡ nào, ôi tội nghiệp nó. Em cũng rất bất ngờ với góc nhìn đó của mình vào thời điểm đó. Em áy náy với con rắn mãi luôn. Lâu lâu đi lại con đường đó em vẫn thấy tội nó, mà còn tìm kiếm nó xem nó có bình an chưa nữa, mắc cười.

1 Lượt thích

Em coi clip này xem có thể trả lời được câu hỏi này của em ak.