Không biết mọi người đã có câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi này chưa? Mình thì chưa, mình bắt đầu suy nghĩ là:
Hình ảnh thì là đối tượng của chứng kiến rồi,
Nhưng bà già thì là kết quả của nhận thức, đó là một kết luận.
Rồi khi hỏi mình có chứng kiến thấy hình ảnh bà già ko? => Đoạn này mình trả lời sao?
- Nếu trả lời là ko có chứng kiến thấy hình ảnh bà già thì lại ko được.
- Mà trả lời là có chứng kiến thấy hình ảnh bà già thì được, nhưng lại cũng thấy mâu thuẫn.
Mình quay lại khái niệm chứng kiến.
Khi mình nói chứng kiến, thì thường hay gặp nhất là tôi có chứng kiến thấy người này làm thế này thế kia, ngồi chỗ này, nói cái này, không nói cái này…
Tôi có chứng kiến cảnh vật này, âm thanh này…
Giả sử trong 1 tình huống:
- Bạn chứng kiến người ta chửi bạn, hay bạn chứng kiến thấy âm thanh? => thì mình sẽ thấy đó là âm thanh, và người ta đang chửi mình là một kết luận.
- Bạn thấy người ta đi qua đi lại, hay chứng kiến hình ành? => thì mình sẽ thấy đó là mình chứng kiến hình ảnh.
Tức là đem 2 cái lên cân đo, thì mình sẽ nhìn vào đầu vào của giác quan, xem cái gì là đối tượng của giác quan thì đó mới là cái mình chứng kiến.
Cái nào ko đến từ giác quan, mà đến từ nhận thức thì mình cho đó ko là chứng kiến, và ở đây mình có thể giải thoát khỏi sự ràng buộc của các kết luận từ đầu ra này. Tuy nhiên, như vậy tại sao khi câu hỏi hình ảnh bà già có phải là đối tượng của chứng kiến hay ko được đặt ra, thì mình lại cảm thấy mâu thuẫn?
Vậy thì các chứng kiến của bên trong mình thế nào?
Giả sử trong 1 tình huống:
- Tôi có chứng kiến anh ta yêu mình không? thì ko chứng kiến được. Vì cái chứng kiến được là hành vi, cử chỉ, cách ứng xử…
- Tôi có yêu anh ta ko? thì có chứng kiến được. Vì cái này là đối tượng nội quan bên trong của chính mình.
Vậy thì đối tượng của chứng kiến 1 là trong phạm vi nội tâm của mình; 2 là trong phạm vi của giác quan bao gồm nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ chạm. (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân).
Như vậy thì hình ảnh bà già, nó là 2 cái chứng kiến:
- hình ảnh là đối tượng chứng kiến của giác quan mắt.
- hình ảnh bà già là đối tượng chứng kiến của nhận thức bên trong, tôi thấy tôi đang thấy hình ảnh bà già. Cũng như tôi thấy tôi đang thấy hình ảnh cô gái. Cái mà tôi đang chứng kiến là nội tâm tôi, tức là nhận thức bên trong của tôi về hình ảnh do giác quan mang lại.
Như vậy tới thời điểm này thì học chứng kiến được mình hiểu là:
- là phân biệt giữa cái gì là chứng kiến, cái gì là do gán ghép, tưởng tượng mà ra. Ví dụ: nghe người ta nói lớn tiếng, thì kết luận người ta chửi mình, người ta ghét mình, tức là đi kết luận về chứng kiến cái ko thể chứng kiến, hoặc ko chứng kiến mà cho là chứng kiến.
- là những cái thấy về thế giới bên ngoài là đang chứng kiến nội tâm của mình, chứ không phải là chứng kiến thế giới khách quan bên ngoài nội tâm. Ví dụ: hình ảnh bà già là chứng kiến thế giới nội tâm của mình phóng chiếu ra chứ ko phải là chứng kiến thế giới khách quan bên ngoài. Vì bên trong mình mà ko từng có bà già, thì có nhìn mãi cũng chẳng thể ra được bà già.
Nhưng cái 1 và cái 2 có gì khác nhau?
Vì cái 1, thì nó cũng là do thế giới nội tâm bên trong kết luận mà?
-
Cái số 1 là tình huống Anna thấy chồng chở 1 cô gái trẻ đẹp vào khách sạn thì kết luận chồng ngoại tình. Thì khi bình tĩnh nhìn vào vấn đề, ta sẽ thấy rằng cái mà được mình chứng kiến là hình ảnh người đàn ông giống chồng mình, chở 1 cô gái vào khách sạn, và chưa đủ cơ sở để kết luận ấy là ngoại tình. Nhưng ta vẫn kết luận đó là ngoại tình, thì đấy là phạm vào cái lỗi gọi là ko có chứng kiến mà cho là chứng kiến, cái này thì mình chỉ cần nhìn lại đối tượng được mình chứng kiến tức là đầu vào của các giác quan vào thời điểm đó thì sẽ phân biệt được cái nào chứng kiến, cái nào không liền.
-
Cái số 2 là tình huống hình ảnh bà già, thì nếu so với tình huống Anna, thì nó là cái đoạn ban đầu, khi Anna mới nhìn thấy hình ảnh 1 chiếc xe, trên đó 1 người đàn ông chở 1 cô gái, sau đó từ trong nhận thức của mình, Anna mới thấy hình ảnh người đàn ông đó là chồng mình, vậy là chồng mình đang chở 1 cô gái. Thì ngay sau kết luận này, thế giới mà cô ta nhìn thấy chỉ toàn là, chồng mình chở 1 cô gái, chồng mình chở 1 cô gái,…, chứ ko còn là hình ảnh như ban đầu nữa. Và có nhìn lại đầu vào của giác quan, Anna cũng chỉ có thể nhìn thấy chồng mình chở 1 cô gái, rất khó để nhớ lại được hình ảnh 1 người đàn ông giống chồng mình khi đó.
Đối với hình ảnh bà già, ban đầu cũng rất khó để thấy hoài đó là bà già, có khi bị nhảy ra cô gái, có khi thấy rồi một lát lại ko thấy được bà già nữa, muốn thấy bà già phải ghi nhớ cái đặc điểm của bà ấy, rồi nhìn từ cái cằm nhọn nhìn ra, rồi mới nhìn ra (giống như là tô vẽ ra) các điểm viền khác, từ từ thì hình ảnh bà già mới có được trọn vẹn, sau đó là giữ đối tượng bà già. Vậy thì, đó ko phải cái bà già đó do mình vẽ ra thì còn là gì nữa?
Và toàn bộ quá trình nhìn vào cái cằm, nhìn ra xung quanh để thấy ra hình ảnh bà già, cho đến nắm giữ đối tượng hình ảnh bà già, mình đều chứng kiến được cả, có chứng kiến được mình mới mô tả lại được đấy.
Do vậy thì, đối với mình tới thời điểm này thì hình ảnh bà già có là đối tượng của chứng kiến.
Nhưng mình đã nói hình ảnh bà già là do mình vẽ ra, tức là nó đâu có thật đâu, làm sao lại là đối tượng của chứng kiến được?
Còn nếu nói chứng kiến có thể chứng kiến cả ảo tưởng, thế thì chứng kiến làm gì?
Chứng kiến còn có ý nghĩa gì nữa?
Tức là có chứng kiến hay không một sự vật sự việc là rất quan trọng, vì chứng kiến là phản ánh sự thật. Mà mọi nguồn cơn con người đều từ sự thật mà ra. Nếu mình thực sự thấy đó là nguy hiểm, mình sẽ tránh xa nguy hiểm, nếu mình thấy đó thực sự là cơ hội, mình sẽ nắm bắt…
Chứng kiến là nguồn cơn cho các cảm nhận, quyết định, của mình về bản thân và hoàn cảnh.
Vì nếu mình yêu thích cô gái trẻ, thì nhìn thấy hình ảnh bà già, sao mà mình mua bức tranh đó được.
Nhưng mình đang nhìn thấy hình ảnh bà già, cũng là 1 sự thật ko thể chối cãi.
Tức là, khi mình biết 1 kết luận của mình mà ko đến từ chứng kiến, mình có thể buông bỏ được.
Bấy giờ, nếu ảo tưởng cũng là đối tượng của chứng kiến, thì làm sao mình buông bỏ được?