Trước khi bắt đầu buổi học, GV chia sẻ về lý do vì sao có buổi bổ túc này. Trước khi chia sẻ thì GV có hỏi một vài bạn chia sẻ trước. Có anh Lâm, Anh Linh và Bảy chia sẻ. Không nhớ anh Lâm chia sẻ gì, anh Linh thì nói chắc là thiếu thiếu gì nên mới bổ túc, còn Bảy thì hình như nói là vì đã học nhưng chưa biết gì về chứng kiến. Sau khi hỏi qua hỏi lại thì GV chia sẻ lý do là đáng lẽ ra các bạn đã học hết những nội dung này rồi, nếu như các bạn học đàng hoàng thì sẽ nhận ra nhưng vì thái độ học không nghiêm túc nên tới giờ vẫn chưa nhận ra. GV xác định rõ là đây không phải là khóa học mà là bổ túc cho những người học yếu. Cho những người ngủ quên trong chiến thắng, mới được lợi 1 mà nghĩ mình biết hết rồi.
Chuyển sang phần nội dung thì GV có đặt ra câu hỏi là " như thế nào là chứng kiến? như thế nào là không chứng kiến?".
GV gọi tên từng người trả lời, các câu trả lời gần như na ná nhau, chỉ có anh Linh là hơi khác, anh Linh nói đại khái là, chứng kiến là mình có trạng thái chứng kiến. Còn câu trả lời của mọi người đại khái là chứng kiến là nhận biết trực tiếp đối tượng thông qua các giác quan, còn không chứng kiến là không nhận biết đối tượng qua các giác quan.
Sau khi GV chốt lại câu trả lời của mọi người thì Tâm nói là Tâm lộn cái gì đó mà mình không nhứ Tâm lộn cái gì. Nhớ được cái chỗ Tâm chốt lại là nhận thức Tâm bị lộn xộn về vấn đề này sau khi trao đổi qua lại với GV.
Khi GV định qua nội dung tiếp thì Hồng vào nên GV kêu Hồng trả lời câu hỏi luôn. Hồng vào chỗ ngồi và trả lời, nhưng trả lời gì thì mình không nhớ.
Câu hỏi tiếp theo là “như thế nào là sống trong chứng kiến?”, Sau đó cũng từng người đưa ra câu trả lời của mình. Một số người học online nên mình không nghe rõ câu trả lời của họ. Theo thứ tự thì V.Thảo trả lời đầu tiên nhưng mình không nghe rõ, rồi trả lời lần lượt theo vòng. Hạnh trả lời là sống trong sự biết rõ, Bảy cũng gần như vậy. X.Thảo thì nói là mình luôn sống trong chứng kiến. Anh Linh trả lời là “sống trong trạng thái chứng kiến”. GV hỏi anh Linh có thấy giống với câu trả lời lúc nãy không thì anh Linh giải thích, giải thích gì thì không nhớ nhưng nhớ là không giống. Mình trả lời là sống trong chỗ có con mắt xuất hiện giống như trạng thái lúc leo cầu thang.
Tiếp theo GV đưa ra câu hỏi về chủ đề quan sát, như thế nào là quan sát? chứng kiến có phải là quan sát không? Lần này GV không gọi tên theo thứ tự nữa mà kêu người xung phong. Tâm xung phong trước, không nhớ câu trả lời của Tâm là gì. GV có trao đổi qua lại vài câu với Tâm. Có hỏi Tâm là chứng kiến có phải là quan sát không thì Tâm nói có. Đa phần mọi người trả lời chứng kiến không phải là quan sát nhưng không ai giải thích được rõ ràng.
Thảo Duyên thì nói quan sát là nghiêng về mắt, GV hỏi là quan sát bằng tai không được à, Thảo Duyên có nói là theo bạn thì từ quan sát bạn chỉ dùng cho mắt. Sau đó GV có giải thích thêm cho bạn về quan sát bằng cả 6 giác quan.
Tâm có chia sẻ thêm là quan sát thì nó chỉ như là cái camera còn chứng kiến thì nó còn có yếu tố con người trong đó.
X.Thảo thì phân tích theo chiết tự, quan là nhì, sát là gần. Quan sát là nhìn gần, sau đó nói thêm cái gì không nhớ.
Mình có chia sẻ là nhìn từ kết quả thì thấy kết quả của chứng kiến là sự thật, còn kết quả của quan sát hì chưa chắc. Sau đó GV hỏi về sự khác nhau trên chính nó chứ không phải là trên kết quả. Mình có giải thích thêm là từ cái kết quả đó mình suy ngược lại, chứng kiến là có sự xuất hiện con mắt, còn quan sát thì không chắc.
Hiền Tâm có trả lời là quan sát là hoạt động còn chứng kiến là một trạng thái.
Sau một loạt câu trả lời của cả lớp thì GV xác nhận lại là quan sát thì phải có tác ý mới gọi là quan sát.
GV chiếu lên một bảng liệt kê rất nhiều hoạt động rồi hỏi là trong cuộc sống bạn thường có những hoạt động nào? À, hỏi xong rồi mới chiếu và nói là để tôi list ra cho nhanh. Xong GV có nói là còn thiếu gì nữa thì bổ sung vô hoặc không hiểu cái nào thì GV giải thích. Tâm hỏi về hoạt động định hướng và hoạt động tiếp nhận và được giải thích, không nhớ rõ nội dung giải thích là gì.
Câu hỏi tiếp theo là: Bạn có thể đưa ra nhiều hoạt động cùng 1 thời điểm không? GV có đề nghị một bạn nào đó cùng 1 lúc 1 tay vẽ hình tròn, một tay vẽ hình vuông và cuối cùng kết luận là không được.
Anh Chung chia sẻ là thử vừa nghe vừa viết thì khi làm cái này thì cái kia nó mờ và ngược lại.
Không nhớ trao đổi với Tâm cụ thể là cái gì mà GV kêu Tâm chấm 2 chấm cách 1 gang tay lên giấy và nhìn cùng lúc 2 chấm đó. Tâm lừng khừng rồi GV lại cầm bút chấm cho Tâm.
X.Thảo chia sẻ về cái gì mà chạy qua chạy lại, sau khi GV đặt câu hỏi thì chốt lại là tại một thời điểm chỉ có thể làm một cái.
Câu trả lời của mọi người cho phần này là không.
Câu hỏi tiếp theo là: khi đang quan sát, bạn có suy nghĩ không?
Thêm một câu nữa là: khi đang suy nghĩ thì có quan sát không?
GV kêu mọi người thực hành vừa suy nghĩ vừa quan sát xem có được không.
Mọi người trả lời không, Tâm nhỏ trả lời có. Sau đó GV hỏi Tâm nhỏ mấy câu rồi cuối cùng Tâm nhỏ xác nhận lại là không. GV chia sẻ để tránh bị lừa mình thì nên quan sát một cái khác, suy nghĩ một cái khác.
Câu tiếp theo là: khi quan sát thì có nói chuyện được không?
Một số bạn trả lời là không. Sau đó là cả lớp đều trả lời là không.
GV xác nhận lại là cả lớp cùng chốt là khi quan sát thì không nói chuyện được.
Câu tiếp là: khi quan sát thì phải dừng các hoạt động khác lại đúng hay sai?
Tâm có hỏi câu đại ý là nếu như lúc nào mình cũng quan sát thì mình sẽ không làm gì phải không? GV chất vấn lại, trong đó có câu đại ý là tự nhiên đưa ra cái thế ai cũng tu lấy gì mà sống?
Câu tiếp là: có phải lúc nào mình cũng quan sát không? Một số bạn trả lời là không. GV hỏi tiếp là chứng kiến có phải là quan sát không? —> không nhớ đoạn tiếp của chỗ này là gì.
Câu tiếp là: Khi nói chuyện thì bạn có chứng kiến không?
Hầu hết trả lời không, có bạn Tuyến lúc đầu còn suy nghĩ
GV và cả lớp tiếp tục trao đổi qua lại, GV nói là cái mọi người cần thực hành là chứng kiến mà mọi người toàn quan sát không à. Thực hành quan sát không phải là thực hành chứng kiến.
X.Thảo thắc mắc là thực hành quan sát và thực hành chứng kiến khác nhau như thế nào? GV hỏi lại là chứng kiến với quan sát giống nhau hay khác nhau. Thảo trả lời là khác. Sau đó Thảo có chia sẻ là bữa giờ Thảo toàn thực hành quan sát, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây. GV chia sẻ về cái sai của mọi người là nhầm lẫn, quan sát mà cứ cho là chứng kiến.
GV chia sẻ tiếp về giới hạn của quan sát, quan sát là phải dừng hết các hoạt động khác lại. Thực hành quan sát lâu ngày sẽ dẫn đến liệt tuệ. Trong khi GV đang giải đáp những thắc mắc của Tâm về vấn đề liệt tuệ thì Hồng cũng đặt câu hỏi. Hồng đưa ra dẫn chứng có những người thầy được cho là rất giỏi, bằng cấp này kia ra chất vấn GV kiểu họ giỏi như vậy sao nói họ liệt tuệ? GV chỉ ra cái sai của Hồng là đi đánh giá chứ không phải đi học. Hồng không phục thầy. Cuối cùng là yêu cầu Hồng phải xác định rõ ràng mục đích đến đây để làm gì. Đi học thực sự hay đến để thỏa mãn cảm giác mình có học? Đề nghị Hồng phải chịu trách nhiệm với vô thức của mình. Để từ đó GV biết cách ứng xử cho phù hợp từng mục đích.
Xong vấn đề của Hồng thì một số bạn đề nghị GV quay trở lại vấn đề chứng kiến và quan sát. X.Thảo hoang mang vì nhận ra trước giờ mình toàn quan sát.
GV đưa ra lưu ý về vị trí đặt tâm, khi quan sát thì mình đặt tâm ở đâu? là ở nơi con mắt và hỏi mọi người khi leo cầu thang thì vị trí đặt tâm ở đâu? X.Thảo chốt lại là khi leo cầu thang vị trí đặt tâm ở hành động leo cầu thang.
Trao đổi qua lại chỗ này thì GV lưu ý thêm là cần phải nhìn được sự hoạt động của ý.
Kết quả của quan sát là tường thuật, miêu tả.
GV chia sẻ, chứng kiến không phải là hành động mà chứng kiến là một thuộc tính.
Câu hỏi tiếp theo là: khi mình đưa ra các hành động thì mình có chứng kiến hay không? Cả lớp trả lời là có. Sau đó GV hỏi nếu coi quan sát là chứng kiến thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? thì nó sẽ dẫn đến đình chỉ các hoạt động. GV chia sẻ đây là cách làm của hầu hết những người dạy thiền hiện nay.
Tâm chia sẻ cái hiểu của mình là thực hành quan sát để đình chỉ những tạp niệm, những suy nghĩ không đúng sự thật…
GV hỏi Tâm là cái kiếng có suy nghĩ không? Tâm nói là không, GV bảo: vậy cái kiếng không vô minh đúng không thì Tâm nói vấn đề này chỉ đặt ra cho con người. GV hỏi tiếp là khi con người mà hết những cái đó thì khác gì cái kiếng. Sau đó 2 người trao đổi tiếp gì không nhớ.
GV có hỏi Tâm là GV và Tâm khác nhau cái gì? Tâm trả lời là “anh hạnh phúc hơn em, thông minh hơn, sáng suốt hơn… và không xuống địa ngục giống em”. GV trả lời giúp Tâm là " khác nhau là anh biết anh đang nói gì còn em không biết, lời nói anh không mâu thuẫn còn em mâu thuẫn lum la".
Không nhớ Nhật nói gì mà GV chia sẻ về hoang mang tích cực và hoang mang tiêu cực.
Sang nội dung buổi chiều GV đặt ra câu hỏi là: cảm nhận có phải là chứng kiến không? và nêu thêm vấn đề là quan sát trong chứng kiến và quan sát trong cảm nhận. Một số người đưa ra câu trả lời như Bảy, Tịnh, Hiền Tâm, Nhi… xong GV nói là hình như các bạn trả lới trên suy nghĩ hơn là chứng kiến.
GV đưa tiếp câu hỏi là: kết quả của chứng kiến là gì?
Kết luận có phải là kết quả của chứng kiến không? Như thế nào là một kết luận. GV đưa ra ví dụ: bạn học về chứng kiến xong rồi bạn hiểu về chứng kiến là như vậy đó thì có phải là một kết luận không?
Sau khi trao đổi qua lại giữa GV với một số bạn thì hầu hết đưa ra câu trả lời là: kết luận không phải là kết quả của chứng kiến.
GV có đưa ra ví dụ về đàn chuồn chuồn bay lúc 12h trưa cho mọi người phân tích. Lớp chia nhóm thảo luận.
Kết quả cuối cùng là kết quả của chứng kiến là một dữ liệu, một thông tin. Đối tượng của chứng kiến mang tính chất thời điểm và luôn thay đổi.
Câu hỏi tiếp theo được đưa ra là: các bạn có lúc nào sống mà không kết luận không?
GV cho chơi trò đưa tay lên hạ tay xuống, nhìn người khác chơi. Vấn đề đặt ra là mình nhìn một hồi lâu mình sẽ chán và buồn ngủ, thì lúc đó mình có chứng kiến không? Có anh Lâm, Yến Nhi, Tâm… tham gia trả lời. chỉ nhớ khúc cuối GV có nói về đặc tính của quan sát trong chứng kiến thì nó luôn luôn mới. Nhìn bao lâu thì nó vẫn mới như nhìn lần đầu.
X.Thảo chia sẻ là quan sát trong cảm nhận thì chán hoặc có cảm xúc thích thú, tò mà này kia.
Tâm nhỏ nói là khó tách biệt giữa 2 cái này, quan sát trong chứng kiến và cảm nhận.
X.Thảo nói là: vậy là khi mình trung dung, không có cảm xúc gì thì mới là chứng kiến phải không? GV trả lời là chưa hẳn. Quan sát trong chứng kiến thì sẽ có những đặc tính đó nhưng có những đặc tính đó thì không hẳn là quan sát trong chứng kiến.
Thêm một vấn đề GV đặt ra nữa là: sống trong chỗ không có kết luận và không sống trong chỗ kết luận. GV chia sẻ là thông thường mọi người sẽ nhảy sang sống trong chỗ không có kết luận. Đây là cái hiểu sai.
X.Thảo nói là chỗ nào mà có kết luận thì chỗ đó không có chứng kiến
GV nói là làm thế nào để sống trong chỗ đó, là chỗ không sống trong chỗ có kết luận. Rằng mọi người luôn sống trong chỗ có kết luận đúng không? Sống trong chỗ không có kết luận là không dám đưa ra một kết luận gì cả. Thì đó là một kết luận. Giờ làm thế nào mới đúng. Câu trả lời bỏ ngỏ ở đây. GV không giải đáp.
Nhật có lên cha sẻ trải nghiệm của mình về chỗ không sống trong chỗ kết luận và mọi người đặt câu hỏi làm rõ với Nhật.
GV chốt lại toàn bộ vấn đề là mọi người đã thực hành sai, giờ làm thế nào để đúng là vấn đề mọi người tự giải quyết.
Kết thúc lớp học là GV đưa ra các nhiệm vụ, là điều kiện để học khóa tiếp theo. Mọi người cùng đặt câu hỏi để làm rõ từng nhiệm vụ.