Khoá Chứng kiến - Tâm - Ngày 11/11/2023

Ngày 1 - 11/11/2023

CHAPTER 1: ĐỔI GÓC NHÌN

Năng lực của người thiết kế được chương trình.

Thầy nói rằng, người thiết kế ra được ra được chương trình thì năng lực người đó phải như thế nào? Uh nhỉ, thì phải là người có level cao, hoặc có đạt một trình độ nhất định.

Mình chưa từng nhìn vào góc nhìn này.

Khi nhìn vào góc nhìn này, mình thừa nhận năng lực của người thiết kế, và nó mới là cái đánh giá được về chương trình. Từ đó, bên trong mình có một cảm giác gỡ một điều gì đó, điều mà mình đã bỏ qua nó. Á à, thì ra mình có đánh giá người dạy, nhưng lại thông qua niềm tin, mà niềm tin thì lại không có chắc chắn, nên mình có cảm giác băn khoăn.

Còn khi mình nhìn đúng vào cái cần nhìn, mình sẽ vỡ ra được vấn đề. Rồi cảm giác háo hức phát sinh. Thế thì chương trình này đã được thiết ntn, nó sẽ gồm những gì nhỉ, là những gì đây, để có thể giúp cho mình khám phá ra được chứng kiến là gì, bạn sẽ dẫn dắt mình đi như thế nào, từng bước ra sao đây. Mình tò mò muốn được nhảy vào trong đó ngay lập tức.

Mình lầm bầm trong miệng, sẽ thế nào nhỉ, chứng kiến mắt, tai,…

Tối qua, khi đang trên đường, mình có nghĩ về nội dung của lớp học, mình sẽ học gì nhỉ? Chứng kiến và làm mới cuộc sống. Uh thì, cuộc sống mình đang vào 1 cái form gì đó ko có mới mẻ ha. Nhưng còn chứng kiến thì sao? Nó là gì thế? Mình vẫn đang chứng kiến mà, cái xe đang chạy nè, người ngoài đường nè, nói mình ko có chứng kiến, mình đâu có bị đui đâu mà ko có chứng kiến. Thế thì học chứng kiến là học cái gì ta? Rồi, mình nhớ tới 1 điều là mình nghe kinh Phật có nghe nói chiến thắng con mắt, đại ý nói gì thì mình không nhớ, nhưng mình tự chốt lại là Phật nói rằng muốn giải thoát khỏi mọi đau khổ thì phải chiến thắng con mắt, chiến thắng lỗ tai… Mình cũng chưa hiểu chiến thắng con mắt là sao? Gộp 2 cái lại, Oh, vậy có khi nào, cái mình đang chứng kiến bằng mắt đây là sai không? À, vậy thì ý Phật nói là, cái mà mình đang thấy bằng mắt là không đúng. Còn khi thấy đúng thì sẽ không còn khổ nữa. À, vậy học chứng kiến là mình sẽ thấy đúng về cái được thấy. Thế thì kỳ diệu quá nhỉ, đúng cái mình cần rồi.

CHAPTER 2: KHAI MỞ TRÍ TUỆ

Ngọc học online và hỏi gì đấy, thầy trả lời gì đấy, và mình chỉ nhớ tới 4 chữ khai mở trí tuệ. Tất nhiên, mình muốn nó.

Thầy đi, lớp học bắt đầu.

Mình đọc câu chuyện Anna và Frank. Mọi người viết câu trả lời vào trong giấy.

Sau đó, Đăng hỏi từng bạn, ai trả lời xong rồi thì nói trước.

Lớp khá đông, mà người này nói, rồi tới người kia nói, nội dung sẽ na ná nhau. Nên là, bạn nói thì mặc bạn nói, Đăng nói mặc Đăng nói. Mình đang có mớ bòng bong trong đầu mình, những cho là gì đấy, những tưởng tượng gì đấy,…, mà lại còn phải nghe nữa ư.

Cơn đau đầu kéo tới nhè nhẹ.

Mình không rối với mớ tùng phèng trong đầu nữa, mình hỏi mình muốn gì? Mình muốn khai mở trí tuệ. Vậy lúc này làm gì để có trí tuệ? À, mình phải lắng nghe, mình sẽ nghe người này nói, người kia nói, mình sẽ xem cái luồng đi của các sự trao đổi này ntn, thì trí tuệ của mình mới thấy ra vấn đề và mới bén được. Vậy là cơn đau đầu biến mất. Mình nghe, và hoà nhập vào được câu chuyện của mọi người, của học viên và của giảng viên.

CHAPTER 3: SỰ CHỨNG KIẾN ĐẦU TIÊN

Con mắt nhìn, cái mũi ngửi.

Lớp học diễn ra, mình trả lời vào tờ giấy, liệt kê 3 thứ về chứng kiến mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Và câu hỏi là, vì sao biết đang chứng kiến, chứ không phải là đang không chứng kiến.

Liệt kê cũng dễ dàng thôi, không có gì phải phức tạp, Đăng nhắc thế, mình cũng thấy thế.

Nhưng khi trình bày, bắt đầu rối nha, mình nói mình chứng kiến cái bình bằng mắt.

Sao chị biết là chị chứng kiến cái bình? Thì chị thấy rõ ràng, hình dạng, màu sắc. Uh thì có thể em ko nói nó là cái bình, nó là cái trụ, nhưng là cái gì, thì đây là cái chị đang chứng kiến bằng mắt nè.

Sao chị biết là đang chứng kiến chứ không phải là đang không chứng kiến, thì mình thấy một cảm giác chống đối, ủa gì kỳ vậy? Mà đúng là sao câu này mình không trả lời được nhỉ, nó mù mờ sao ấy.

Con nhức đầu nhẹ nhẹ lại tới.

Nhìn lại xem nào. Mình lấy tay bịt mắt lại, mở mắt ra. Chà, đây mới là chứng kiến nè, nãy mình liệt kê theo trí nhớ ko à, nhìn, rồi nhớ, rồi ghi ra. Còn ngay bây giờ, vừa mở cặp mắt ra, bắt gặp cái bình mới là chứng kiến đây. À, thế thì những cái liệt kê của các giác quan khác coi chừng cũng chỉ là trí nhớ đó.

Lấy cái bình, mở nắp ra, ngửi, chà, sao phê thế nhỉ. Nhẹ nhàng, tươi mới, không có gì cả, không nhức đầu gì cả.

Sau đó, Thảo nói, chứng kiến là không suy nghĩ. Đúng, đúng, mình phải nói là chính xác, không có suy nghĩ gì cả, chỉ có như thế thôi.

Thảo nói, chứng kiến là nhanh. Đúng, lại đúng, rất chính xác, nó là ngay lập tức.

CHAPTER 4: THỰC TẬP CHỨNG KIẾN

Biết chứng kiến là gì rồi, giờ là thực tập chứng kiến không gian, sự kiện, con vật, người khác, bản thân.

Đăng nói con vật thì khó ha, trong phòng không có con gì. Mình nghĩ, chà mình có thể bỏ qua mà, hoặc tự nghĩ ra, tự nhớ lại.

Anh Chung nói lên ý kiến, anh ta chứng kiến con cò. Mọi người hỏi con cò nào? Con cò trên bức tranh trong phòng, Đăng và mọi người đều đồng ý.

Oh, vậy là sao? phải là ngay bây giờ, ngay lúc này, ngay tại đây ư? Phải là một đối tượng có tồn tại ngay tại không gian này, tại thời điểm này. À thì ra yêu cầu đề bài là như vậy, hihihi.

Thế là mình lè lưỡi ra nếm tay mình nè, không mặn như mình đã nghĩ. Mình ngửi tay mình, chà đâu có mùi đâu, chỉ có cảm giác mát mát. Còn chứng kiến mình bằng ý??? Á, lại rối và trả lời đại vào giấy, viết trước để đó đã.

CHAPTER 5: NẾM TRẢI HƯƠNG VỊ CỦA THIỀN

Thiền đúng là không làm gì cả, là tận hưởng và tự do.

Đăng đề nghị mọi người đổi chỗ, mình, Thảo, Tâm nhỏ đi qua nhóm của Hoài và a Tuyến.

Tóm lại thì Thảo lạc đề hay Hoài lạc đề?

Tại sao mình không thể chứng minh cho họ biết là mình đang chứng kiến nhỉ?

Mình không thể chứng minh cho chính mình, là mình đang chứng kiến là không chứng kiến.

Chứng kiến mình bằng ý là sao?

Đầu mình hơi ê, cảm giác bị đóng băng, bị nhốt.

Đăng xuống nhóm mình, và nói với Thảo là, chính cái cảm giác cái gì đang chứng kiến cái ý của mình, đó chính là chứng kiến mình bằng ý, chứ không phải chạy theo nó để trả lời. Giống như mình ngồi nhìn và thấy xe chạy, mình thấy xe chạy không nhất định mình phải chạy theo chiếc xe.

wow, là vậy sao? không phải Hoài lạc đề hay Thảo lạc đề, không phải đi tìm kiếm cái ý là gì, chứng kiến ý là gì, mà ngay đây đang là sự chứng kiến của ý. Chà, thế thì nó cứ tự vận hành. Oh, đúng là mình không làm gì cả, oh, nó vẫn đang chạy, aaa thiệt là đã quá đi.

Nhức đầu tan biến, sức lực từ đâu dâng lên, mọi người nói kết thúc lớp vì muộn rồi, chắc mn đã mệt, mình nói không, không, học tiếp đi, mình không thấy mệt. Mình đang rất là đã. Mình muốn nghe, ai nói cũng được, nói gì cũng được, logic gì cũng được, thật là thú vị.

CHAPTER 6: CÁI KẾT

Đi uống vài ly bia sau một ngày dài học tập.

Đói quá mà uống bia vào, chưa hết 1 ly mà mình say mất tiêu rồi, bưng ly bia lên miệng, mà nó lại đổ ra ngoài, hihihi.

Mình hỏi bạn là đang ở với ai, bạn nói với ông bà. Mình nghĩ, chà, hay nhỉ, mà như vậy thì ai sẽ nấu cơm cho ông bà ăn?

Bạn nói, mới đón ba về nữa. Mình nghĩ, chà, cảm giác ấm cúng quá chứ. Mình nói ra xong, mình mới nhớ lại mang máng, hình như ba bạn ấy mất rồi mà ta. Mình nghĩ, à, chắc là mới sống lại.

Mình hỏi bạn là ủa nhớ ba bạn mất rồi mà. Cái bạn cười, mình mới à à, vậy ý bạn nãy giờ là đem về theo kiểu là thờ cúng á hả. hic.

14/11/2023

Chứng kiến phải thật sự chứng kiến thì mới là chứng kiến

Tuyệt vời, sáng nay, tâm trạng của mình được cứu rỗi, nếu không thì, có thể buổi sáng nay đã bị mất đi 1 cách oan uổng.

Sáng nay, khi mình xuống dưới nhà để chuẩn bị chở con đi học, ba chồng của mình đang nc điện thoại, nhưng mình thấy ba chồng mình cứ lại gần gần chỗ mình, ko biết là muốn làm gì hay sao, mình chuẩn bị ra khỏi cửa rồi, dù là đang nói đt, ba chồng của mình mới nói là chân của tao bị đau rồi nè, nãy tao định đi thể dục mà vừa đi nghe cái cốp một cái, rồi ba chồng mình đi cà nhắc vào trong.

Lúc đấy mình thấy phiền, mình thấy ôi chao, phiền phức quá nhỉ, một loạt công việc liên quan tới cái vụ chân đau này xuất hiện. Đoạn từ nhà mình ra tới chỗ mua bánh mì thì tầm 5p. Nhưng mà là 5p chán đời. Từ lúc mình thấy phiền đó, mình bắt đầu suy nghĩ, mình không nên thấy phiền chứ, cảm giác gì đây trời, khó chịu ghê, sao ba lại thế này, rồi mình muốn mình phải chứng kiến, phải không cảm thấy phiền chứ… nếu chứng kiến thì ko phiền chứ nhỉ, sao mình tệ thế, mình ko quan tâm người khác à… Mình hình dung bây giờ mình phải chăm sóc, trưa mình phải về sớm, rồi tới cảnh ba nằm 1 chỗ nữa, chuyện đó tới rồi sao, chán ghê.

Rồi giờ mình mới chứng kiến nè, lúc nãy mình nghĩ là mình chứng kiến thôi à, thật ra mình chỉ có tư duy trên cái cảm giác sau khi chứng kiến thôi, chứ không phải là chứng kiến. Mình đã chứng kiến gì? Mình đã nhìn thấy gì? Mình đã nghe gì? Mình chứng kiến hình dáng ba mình đi ra như thế nào, cầm điện thoại ra sao, nói những câu chữ gì, tướng cà nhắc làm sao, mặt nhăn nhó thế nào. Đúng, là chính xác những gì mình đã tiếp nhận được hiện lên, mình thấy đây mới là chứng kiến, mình thấy nó như vậy như vậy, ở trên đó đâu có cái đống phiền phức mà nãy giờ mình cho là đang chứng kiến đâu ta, ở trên đó đâu có vấn đề đâu. Mình thấy tâm hồn mình tươi mát trở lại, mình cảm giác tận hưởng tự do trong khi chứng kiến. Thì ra nó mới là chứng kiến. Ở chỗ tâm hồn tươi mát trở lại này, mình có cảm giác sẵn sàng, sẵn sàng cho các sự kiện tiếp theo liên quan đến điều mà mình đã chứng kiến.

Còn khi mà đã có một đánh giá rồi, phiền hay không phiền thì nó đã không còn là chứng kiến. Nhưng mình ko tỉnh táo, thì mình sẽ thấy rằng, thấy phiền là chứng kiến, thấy mình đang bị làm phiền là chứng kiến. Và nó phát sinh ra 1 cái bóng áp lực tâm lý, đè lên tâm hồn của mình, muốn thoát khỏi cảm giác đó. Từ đó nhảy sang hướng muốn đi giải toả, ví dụ chia sẻ cảm giác với chồng mình chẳng hạn.

Thật ra, chứng kiến nó là ngay giây phút đó, mắt thấy gì, tai nghe gì, cái gì đã diễn ra, đang diễn ra. Nó ko có phán xét, xếp hạng, phân loại. Và nhớ lại những gì đã chứng kiến là nhớ lại những cái đó đó.

Nói điều mình cho là chứng kiến thật khó khăn.

Mình từng thấy và vẫn đang cho rằng nói ra điều mình cho là chứng kiến thì khó khăn. Vì sao? Vì nó thường là những suy nghĩ mong muốn thầm kín của mình, cái mà mình muốn nhưng lại không muốn cho ai biết, cái mà mình thấy nhưng lại không muốn ai biết là mình thấy. Vì nó thường là xấu xí không à, ví dụ con dâu mà lại thấy ba chồng bệnh là phiền, không có đẹp đẽ gì cả.

Sống với điều mình cho là chứng kiến thật là đã, nhưng cũng thật là phiền toái.

Đó là sự lôi cuốn khó cưỡng của điều mình muốn tin.

Từng tế bào của mình có thể reo vui liên hồi, chỉ bởi vì mình cho là một người nào đó yêu thích mình. Thật sự rất hấp dẫn và cuốn hút.

Và cũng làm cho tâm hồn mình tràn ngập thất vọng, chỉ bởi vì mình cho là một người nào đó ghét mình. Muốn thoát khỏi, nhưng không thể.

Trạng thái là không thể chống cự và ko còn muốn tin vào điều chứng kiến. Mình có đang chứng kiến ko, mặc kệ, không quan trọng, điều mà mình thấy đây đã là quá thật rồi.

Tôn trọng điều mình chứng kiến, tôn trọng điều mình không chứng kiến để có một tâm hồn luôn tươi mới.

Nhớ lại,

Mình đã từng điều này trc đây và mình ko biết nó là gì, mình ko biết cách quay lại nó, mình nghĩ nó là thiền, mình nghĩ nó là hên xui. Khi đó, hoàn cảnh của mình đang có một việc khá là cam go, mình đã đi bộ, một quãng khá xa. Sau đó, mình đã làm một cái gì đó, hình như là dừng suy nghĩ lại, mình đi giống như là khi mình thực hành bưng nước, rồi mình thấy ủa hoàn cảnh đâu có vấn đề gì đâu, mình thấy tươi mới, mình đi chân sáo, mình đi nhanh, nhiều sinh lực. Nhưng mình ko rõ là chuyện gì đã xảy ra. Vì vậy mình đã cho là nó kỳ lạ, khó khăn, cao siêu, hoặc thể muốn quay lại, có khi mình phải đi bộ vài km.

Rồi bấy giờ khi học lớp này về, mình thực tập chứng kiến mỗi khi ko có việc gì, như khi đi lại, khi chạy xe, khi ngồi không chờ đợi. Mình chứng kiến bằng mắt, trong chứng kiến mình thấy tận hưởng và tự do và ko có vấn đề.

Mình mới thấy lại là, à, thì ra lúc đấy là do mình chỉ chứng kiến thôi, mình đi thì biết là đi, muốn nhìn thì mình nhìn, nghe thì mình nghe.

Cái kết

Lỡ mà rơi vào cái bể khao khát, và đúng với thứ mà mình ham muốn thì ko đằng nào thoát ra nổi, mình không thể thắng được, uh thì, đúng là chốc lát nó sẽ qua, mình rồi cũng sẽ quên điều đó. Nhưng mà cứ thế mãi thì mình chẳng khoái đâu. Tích cực thì mình chịu, chứ tiêu cực thì thôi ko thích.

Vậy thì, bình thường trong cuộc sống, mình có tôn trọng sự chứng kiến đó ko? Hay mình thích by pass bỏ qua, thích thêm mắm dặm muối vào cho câu chuyện tự vẽ được đậm đà, đượm buồn hay sung sướng.

Không phải, cái đoạn mà mình tưởng tượng, sáng tạo thêm rồi tạo ra cảm giác gì đó, không có vấn đề.

Cái vấn đề là cái mình không chứng kiến nhưng mình lại cho là chứng kiến, hoặc ngược lại, cái mình không chứng kiến nhưng cho là chứng kiến, như cái trường hợp mình thấy ba bệnh là phiền ở trên kia thì mới có vấn đề. Nó mới ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của mình.

Mình thích gì cũng được, như cái thêm mắm dặm muối nó cũng là một loại năng lực sáng tạo, tưởng tượng mà.

Uhm, vậy là, khi cần tôn trọng điều mình chứng kiến thì mình phải tôn trọng được. Khi thích sáng tạo thì mình cứ thoải mái sáng tạo.

Vậy là, mình biết vì sao mình yếu, đó là năng lực tôn trọng điều mình chứng kiến còn yếu. Mình không dành nhiều thời gian cho việc ở cái chỗ chứng kiến. Mỗi khi việc xảy ra mình không ở chỗ chứng kiến, mình bị cuốn theo mất tiêu.

Do vậy là mình biết chỗ quay về thì cứ ở chỗ đó cho thật chắc, chỗ đó cũng vui lắm ko có vướng bận gì cả, thấy sao biết vậy thôi à.

Mình cảm giác được rằng cứ như thế một thời gian mình sẽ quen, và cặp kính màu của mình sẽ bớt đục đi dần.

2 Lượt thích

chị viết rõ ràng, mạch lạc, phân tích rõ ràng và sâu. Đọc bài của chị soi lại vào mình cái tự mình phân nội tâm mình ra cấu trúc đàng hoàng hơn, đỡ bị rối nùi

1 Lượt thích

Bạn viết: “chứng kiến nó là ngay giây phút đó, mắt thấy gì, tai nghe gì, cái gì đã diễn ra, đang diễn ra. Nó ko có phán xét, xếp hạng, phân loại. Và nhớ lại những gì đã chứng kiến là nhớ lại những cái đó đó.”

  1. Có phải bạn cho rằng khi phán xét, đánh giá là mình không chứng kiến không? Tại sao?
  2. Theo bạn, chứng kiến có nhất thiết đi kèm với việc ghi nhớ những gì mình chứng kiến không?
  3. Bạn đang quan niệm “Chứng kiến” là gì
1 Lượt thích

Làm bài tập

1. Liệt kê 5 điều chứng kiến, và 5 điều không chứng kiến

STT Chứng kiến (Hộp A) Không chứng kiến (Hộp B)
1 tin nhắn ko seen, ko rep ng ta bận, ng ta ko qtam mình
Nguyên nhân: Chính mắt tôi thấy ký hiệu ko seen, ko rep này. Nguyên nhân: Tôi không thấy, tôi tự nghĩ ra.
2 tin nhắn seen, ko rep ng ta ghét mình
Nguyên nhân: Chính mắt tôi thấy ký hiệu seen này. Nguyên nhân: Tôi không thấy, tôi tự nghĩ ra.
3 tin nhắn seen, rep ? ng ta thấy mình xàm, chuẩn bị block mình
Nguyên nhân: Chính mắt tôi thấy chữ ? này. Nguyên nhân: Tôi không thấy, tôi tự nghĩ ra.
4 ko gửi tn cho mình ng ta ko qtam mình
Nguyên nhân: Chính mắt tôi thấy không có tn nào đến. Nguyên nhân: Tôi không thấy, tôi tự nghĩ ra.
5 trả lời tn dài, icon trái tim cho mình ng ta yêu mình
Nguyên nhân: Chính mắt tôi thấy những dòng chữ này. Nguyên nhân: Tôi không thấy, tôi tự nghĩ ra.

2. Khi đọc bài tập này, thế nào là đọc trong ck, như thế nào là đọc không trong ck

Đọc trong chứng kiến Đọc trong không chứng kiến
Hiểu đúng, và đủ yêu cầu đề bài. Hiểu sai, hiểu thiếu, hiểu dư yêu cầu đề bài.

Mình trả lời sau nhé.

Theo chị, chứng kiến và nhận thức từ chứng kiến giống hay khác nhau? Nếu giống thì giống ntn? Khác thì khác ntn?

16/11/2023

Đáng lẽ bài này đã được viết từ hôm qua. 15/11/2023

Đêm qua là một đêm tuột mood của mình, nó khởi đầu dần dần từ 1 tín hiệu ngoài đời sống, nó len lỏi lên 1 ý nghĩ rằng, bản thân mình có vẻ failed. Nhưng mình bỏ qua nó. Rồi những tín hiệu tiếp theo xuất hiện. Cho đến khi nó (mình) tin hẳn rằng, đúng vậy mình thật tệ hại. Mình vẫn làm việc được, rồi mình ôm buồn rầu đi ngủ, ôm luôn niềm hy vọng rằng điều mình đã tin là sai.

Sáng hôm sau, tỉnh dậy, kỳ diệu ghê, cảm giác buồn rầu được chôn xuống 1 lớp :neutral_face:, phủ lên trên nó là sự chống đối lại thế giới. Mình mở báo ra đọc, cảm giác khó chịu thế nhờ, sao mấy con người này lại như thế, sao người này lại nói thế, thấy ghét quá đi à. Hmm, cái gì đang diễn ra vậy ta? Sao lại thấy ghét mọi thứ vậy?

Dù là ngay lập tức, không cần suy nghĩ thì nó cũng không phải là chứng kiến.

Từ một bài báo, chỉ là những dòng chữ, là âm thanh video bình thường thôi, mà mình đã ngay lập tức khó chịu, mình thấy và kết án mấy người trong clip đó làm điều xằng bậy, mình nổi lên cảm giác thấy ghét họ quá. Cái câu nói trong đầu mình là, hừ, lại là cái đám người, lại là cái kiểu đó.

Liên tục vài tin nữa, không được rồi, mình không thể tách ra được cái giác khó chịu, thấy ghét này, cái gì cũng thấy ghét hết á. Có vẻ như thế giới này đều là những điều đáng ghét. Nhưng mình thì rõ, là mình đang có vấn đề rồi, không phải do thế giới. Mình tắt điện thoại đi, không lướt nữa.

Một loạt logic trông như rất đúng, không cứu rỗi mình ra được khỏi cái cảm giác bị nhốt, tăm tối này. Cũng giống với đoạn 5p đau khổ hôm qua. Còn tình huống này thì mình đã chịu đựng cả đêm rồi còn gì nữa.

Không chứng kiến được nhỉ. Dẹp thôi, đi đánh răng cái đã.

Vượt thoát, lần 1

À, thì ra nãy giờ cảm giác của mình là đang chống đối lại thế giới, để gào lên mình bất ổn. Mình không chịu đâu. Được rồi, thế thì mình đã được thấy mình tệ như thế nào vậy? Mình nhớ lại đầu mối từ tối qua, uh, câu này, lên trên nữa, uh câu kia, lên tiếp nữa, buổi chiều, à, chính xác là từ câu này, từ câu này, mình đã có cảm giác về mình như thế này, đó thấy không, chỗ này nè, chỗ này nói mình sai nè.

Rồi mình tự hỏi, ủa, ai trong câu chuyện đó đã nói Tâm, em sai rồi, em quá tệ, ai đã gọi tên mình? Ai đã chỉ mặt điểm tên mình cho việc đó?

Không có, đâu có đâu, không có ai nhắc gì tới mình luôn í. Uh nhỉ, vậy là cái cảm giác mình sai, mình tệ là do mình tự vẽ ra à. Mình đã rất buồn luôn đó, mình đã thấy nó rất thật, không thoát ra được cơ mà.

Đoạn này có gì nữa đó, nhưng mà mình quên rồi.

May quá, mình thoát được cảm giác này, lần đầu tiên mình chứng kiến, hành trình vượt thoát ra khỏi bản án mà mình dành cho mình.

(Mà tại sao mình lại hay kết án mình thế nhỉ? Thôi, thoát khỏi cái cơn đau khổ kia để tận hưởng chút đã.)

Tôn trọng điều mình chứng kiến là cái có sẵn

Bữa trước mình viết là năng lực tôn trọng điều mình chứng kiến còn yếu. Câu này sẽ hàm ý rằng mình đã biết cái gì đến từ chứng kiến, và cái gì không từ chứng kiến. Rồi mình tôn trọng tức là mình sẽ ưu tiên luôn lựa chọn cái điều mình chứng kiến.

Trải qua việc này mình lại thấy, không đúng lắm. Nếu mình thật sự chứng kiến, thì mình sẽ tự động tuân thủ theo cái đúng. Chứ ko phải lựa chọn.

Nghĩa là bên trong mình đã có cơ chế xem trọng sự chứng kiến rồi. Nếu là chứng kiến thì luồng xử lý theo chứng kiến sẽ xảy ra, mà mình không phải làm gì cả.

Nếu mình vẫn cố chấp thì có nghĩa là mình đang không có chứng kiến.

1 Lượt thích

Chứng kiến và nhận thức từ chứng kiến là khác nhau.

  • Chứng kiến là hoạt động tiếp nhận thông tin của mình.
  • Nhận thức từ chứng kiến, là hoạt động xử lý thông tin được tiếp nhận, nó diễn ra sau hoạt động chứng kiến.
1 Lượt thích

1. Có phải bạn cho rằng khi phán xét, đánh giá là mình không chứng kiến không? Tại sao?
Mình không cho rằng như thế.
Bởi vì: chứng kiến là một hoạt động nhận thức. Khi bạn phán xét, đánh giá thì bạn vẫn có chứng kiến. Chứng kiến sự phán xét, đánh giá của bạn.

2. Theo bạn, chứng kiến có nhất thiết đi kèm với việc ghi nhớ những gì mình chứng kiến không?
Theo mình, là không nhất thiết.

3. Bạn đang quan niệm “Chứng kiến” là gì?
Mình quan niệm rằng, chứng kiến là hoạt động đầu tiên diễn ra trong hoạt động nhận thức.

1 Lượt thích

17/11/2023

Phải làm gì đây?

Tôn trọng chứng kiến là cái có sẵn, chứng kiến cũng là hoạt động có sẵn.

Thế mà, cái tâm của mình, nó lại cứ nhấp nhỏm với thế giới, nó sụt sùi theo thế giới.

Thế là thế nào? Mình phải làm gì?

Hôm nay mình hát

Mới 5 giây trước, còn đang cáu trong người. hihihi. Nhanh ghê á. Người ta nói 1 câu, 2 câu, rồi trong mình đã ra một nhận thức, và rồi mình phát cáu lên. Nhớ lại câu nói số 1, rồi câu nói số 2, cái mà mình đã chứng kiến, cái mà mình đã nghe í. Trên đó ko có cái gì để mà cáu cả, cũng ko phải là cội nguồn của suy nghĩ khiến mình phát cáu.

Điều diễn ra nó trông như thế này:

ABC, XYZ → điều được nghe → …điều gì đó đã diễn ra ở đây →một nhận thức xuất hiện → tức

Rồi mình đã làm thế này:

B1: Mình thấy mình đang tức → mình thấy mình tức vì mình đã có nhận thức xuất hiện đó.

B2: nguồn gốc của nhận thức này, mình cho là khởi nguồn từ điều được nghe ABCXYZ.

B3: Mình tái hiện lại, cái đã được nghe là ABCXYZ. Ở ngay cái được nghe đó không có thể xuất hiện cái nhận thức khiến mình tức được.

Vậy là mình thấy cái nhận thức khiến cho mình tức không có chân đứng, nó ko có thật. Vậy là mình hết tức.

Đang chịu 1 cái tức mà giờ dc hết tức, mình thấy đã, trong đầu mình vang lên giai điệu, rồi mình hát.

Thế là thế nào nhỉ?

Trải qua 3 lần lớn, vài lần nhỏ nhỏ của kiểu vượt thoát khỏi tiêu cực ấy, mình thấy rằng: dường như có 1 điểm chung.

Mỗi khi mình thấy tức, khó chịu. Thì đồng thời mình cũng thấy có 1 cảm nhận về giá trị bản thân bị tổn thương đi kèm.

Nghĩa là, cái nhận thức mà mình cho rằng gây ra cơn tức của mình, nó đã bị chính cái tổn thương này vẽ ra. Khi nhìn lại điều mình thật sự chứng kiến thì sẽ thấy nó ko phát xuất từ thực tế. Mà nó cứ là có liên hệ tới cảm nhận của mình về chính mình.

Nếu mình thấy mình là một người có giá trị thì các kích thích đó, nó ko làm phát sinh ra cái nhận thức khiến cho mình tức.

Nghĩa là, mình đang nghi ngờ rằng, cái điều mà mình cảm nhận về thế giới bên ngoài, chính lại là cái điều mà mình cảm nhận về bản thân mình. Thế giới bên ngoài thì không như thế, chỉ có cái tâm của mình mới bóp méo thế giới ra thành như thế.