A - Liệt kê 5 nhận thức mình có được từ chứng kiến (giống hộp A)
1 - Có một cảm giác tức giận vừa xuất hiện
2 - Có một thắc mắc vừa nổi lên: “Cảm giác tức giận này đang ở đâu?”
3 - Có một chuỗi quá trình chứng kiến suy nghĩ, cảm xúc đang diễn ra
4 - Có một đoạn âm thanh
5 - Có một nhận thức rằng: “Mình đang bất ổn”
B - Liệt kê 5 nhận thức mình có được từ không chứng kiến (giống hộp B)
1 - Cảm giác tức giận ở trong lòng mình
2 - Mình đang tức giận
3 - Mình là người chứng kiến một chuỗi quá trình chứng kiến suy nghĩ đang diễn ra
4 - Người đó đang nói chuyện với mình
5 - Mình đang bất ổn
C - Vì sao bạn biết nhận thức này nằm ở nhóm chứng kiến (nhóm A) hay nhóm không chứng kiến (nhóm B).
Vì các nhận thức ở nhóm chứng kiến (A) là mình trực thấy nó, mình thấy nó một cách rõ ràng, trực tiếp thông qua các giác quan, mình không thấy có lớp xử lý nào ở giữa mình và đối tượng được mình chứng kiến. Mình thấy có một sự phản chiếu giống như soi gương, mình giống như tấm gương và ngay khi đối tượng đó xuất hiện thì nó phản chiếu lập tức vào tấm gương vậy.
Các nhận thức ở nhóm không chứng kiến (B) thì mình không nhìn thấy nó trực tiếp mà đã thông qua một hoặc vài bước xử lý. Mình dựa trên đối tượng được mình trực tiếp chứng kiến và chồng thêm các lớp xử lý vào. Mình chứng kiến thấy các lớp xử lý này, quá trình xử lý thông tin dựa trên phần thô vừa mới chứng kiến. Các lớp xử lý này có thể là niềm tin, mặc định, suy nghĩ, tưởng tượng, nhận thức…
D - Khi đọc yêu cầu của bài tập này. Như thế nào là đọc trong chứng kiến. Như thế nào là không?
Đọc trong chứng kiến là đọc kỹ từng câu từng chữ, mỗi câu chữ đó sẽ hiện lên một đối tượng bên trong mình (đối tượng đó chính là các yêu cầu bài tập). Mình chỉ nhìn thấy đối tượng đó và không vẽ vời, suy diễn hay tưởng tượng gì thêm. Đọc và hiểu đúng yêu cầu của bài tập.
Không đọc trong chứng kiến là đọc rồi và tự vẽ vời, suy diễn, suy luận thêm về yêu cầu bài tập.
Bạn viết: [ B - Liệt kê 5 nhận thức mình có được từ không chứng kiến (giống hộp B)
1 - Cảm giác tức giận ở trong lòng mình
2 - Mình đang tức giận
Các nhận thức ở nhóm không chứng kiến (B) thì mình không nhìn thấy nó trực tiếp mà đã thông qua một hoặc vài bước xử "
CÂU HỎI
Đối với 2 nhận thức trên thì quá trình xử lý diễn ra như thế nào? Tại sao bạn lại phát hiện ra là chúng đã qua xử lý?
‘‘Như thế nào là thấy rõ ràng, trực tiếp không qua lớp xử lý ha?’’
→ Tức là mình thấy nó theo cơ chế phản ánh, nó vừa hiện lên là mình tiếp nhận liền, thấy liền, nó hiện ra ngay lập tức, không có thêm bất kỳ bước nào nữa.
‘‘Thấy bông hoa thì có phải là đã qua xử lý khi gọi tên là bông hoa không nhỉ?’’
→ Nếu nói rằng mình ‘‘thấy bông hoa’’ là đã qua lớp xử lý gọi nó là bông hoa rồi. Còn điều mình thấy là hình ảnh, màu sắc, hình khối… của cái cụm đối tượng đó, và mình gọi tên cái cụm đó là ‘‘bông hoa’’.
‘‘Đối với 2 nhận thức trên thì quá trình xử lý diễn ra như thế nào? Tại sao bạn lại phát hiện ra là chúng đã qua xử lý?’’
→ Quá trình xử lý là: Chứng kiến có một cảm giác tức giận vừa xuất hiện → Theo thói quen mặc định rằng: ‘‘cảm giác tức giận ở trong lòng mình’’ → Theo thói quen mặc định rằng: cảm thấy có cảm giác tức giận nghĩa là ‘‘mình đang tức giận’’.
Mình phát hiện ra chúng đã qua xử lý vì: điều mình chứng kiến là ‘‘một cảm giác tức giận’’ vừa nổi lên. Mình chưa chứng kiến được vị trí địa lý, chỗ ở của nó. Trước giờ mình hay mặc định tất cả cảm xúc, cảm giác, suy nghĩ… đều ở bên trong mình, tức là ‘‘bên trong cơ thể này’’, hoặc nói nôm na là bên trong bộ não, đầu óc, bên trong trái tim v.v… Tuy nhiên bây giờ khi mình nhìn kỹ lại, mình không hề chứng kiến ‘‘cảm giác tức giận nằm bên trong cơ thể này’’. Điều mình chứng kiến chỉ là có một cảm giác tức giận. Còn việc mình cho rằng nó ở trong lòng mình thì do thói quen, mặc định xưa nay, chứ mình không hề chứng kiến thấy chỗ ở của nó.
Mình thấy có 1 mặc định cũ nữa đó là: Nếu mình cảm thấy tức giận nghĩa là mình đang tức giận. Nhưng điều này lại không đúng vì mình không chứng kiến được mình đang tức giận. Điều mình chứng kiến là có một cơn tức giận, sau đó mình gán ghép nó vào mình, cho rằng mình tức giận. Mình thấy về bản chất thì '‘cơn tức giận’'cũng là một đối tượng mà mình nhận biết bằng ý, giống như ‘‘hình ảnh bông hoa’’ cũng là một đối tượng mình nhận biết bằng mắt. Các đối tượng thì ở bên ngoài mình, không liên quan gì đến mình, mình chỉ chứng kiến nó thôi chứ nó không dính vào mình. Còn khi nói rằng ‘‘Mình đang tức giận’’ nghĩa là trạng thái của mình lúc đó là tức giận, mình ở trong cơn tức giận hoặc cơn tức giận đang bao phủ lấy mình, thì đây là điều đã qua nhiều lớp xử lý rồi, đã gắn ghép mình vào đối tượng mà mình vừa mới chứng kiến rồi á, chứ cái thuần chứng kiến ban đầu thì không như vậy.
“Mình chứng kiến thấy các lớp xử lý này, quá trình xử lý thông tin dựa trên phần thô vừa mới chứng kiến.” và “Các lớp xử lý này có thể là niềm tin, mặc định, suy nghĩ, tưởng tượng, nhận thức…” ----> 2 câu trích dẫn trên có liên quan gì nhau không bạn? Nếu có thì nó liên quan với nhau như nào? nếu không thì bạn có thể kể tên các lớp xử lý bạn đã chứng kiến không, đó là những lớp nào?
chứng kiến và nhận thức từ chứng kiến giống nhau không? Nếu giống thì giống ntn và khác thì khác như thế nào?
’’ mình trực thấy nó, mình thấy nó một cách rõ ràng, trực tiếp thông qua các giác quan, mình không thấy có lớp xử lý nào ở giữa mình và đối tượng được mình chứng kiến. Mình thấy có một sự phản chiếu giống như soi gương, mình giống như tấm gương và ngay khi đối tượng đó xuất hiện thì nó phản chiếu lập tức vào tấm gương vậy.’’ => Cái này là nói về chứng kiến hay nhận thức về chứng kiến.
=> có phải khi e diễn đạt bằng ngôn ngữ về đối tượng được chứng kiến là e đã qua 1 lớp xử là lý rồi không?
Tại sao qua lớp xử lý thì không còn chứng kiến? Thầy có bảo là mình luôn chứng kiến mà.
→ Mình có thể chứng kiến được quá trình chứng kiến ban đầu và quá trình xử lý qua các lớp. Bằng cách nhìn trực tiếp vào nó và nhìn thật kỹ, phân tách ra từng lớp, lúc nhìn vào từng lớp phân tách này thì thấy được quá trình xử lý ạ.
Phân biệt mình và cơn giận thì nhìn vào cơn giận và thấy có cơn giận, chứng kiến cơn giận, chứ không chứng kiến được mối liên hệ giữa cơn giận với mình.
Khi dùng từ “đối tượng” thì nó là 1 cái ở bên ngoài, mình chứng kiến các đối tượng. Còn chính bản thân mình thì mình ko trực tiếp chứng kiến được. Cho nên em thấy không có cái gọi là “đối tượng mình”, mà chỉ có chính mình và đối tượng khác mình thôi.
Chứng kiến và nhận thức từ chứng kiến là khác nhau. Bởi vì:
Chứng kiến là 1 hoạt động, hành động, là động từ
Nhận thức từ chứng kiến là chỉ một đối tượng có được từ sau hành động chứng kiến.
Đoạn văn ở trên là em đang miêu tả về chứng kiến bằng cách tạm sử dụng các quy ước ngôn ngữ.
Khi em diễn đạt bằng ngôn ngữ về đối tượng được chứng kiến thì đã qua nhiều lớp xử lý.
Không phải qua lớp xử lý thì không còn chứng kiến. Mà nói rõ hơn là: thông tin sau khi qua lớp xử lý không phải là đối tượng mình chứng kiến ban đầu nữa. Chứ việc chứng kiến thì luôn luôn diễn ra, chỉ khác ở kết quả của chứng kiến ban đầu và kết quả sau quá trình xử lý.
^Vì các nhận thức ở nhóm chứng kiến (A) là mình trực thấy nó, mình thấy nó một cách rõ ràng, trực tiếp thông qua các giác quan, mình không thấy có lớp xử lý nào ở giữa mình và đối tượng được mình chứng kiến. Mình thấy có một sự phản chiếu giống như soi gương, mình giống như tấm gương và ngay khi đối tượng đó xuất hiện thì nó phản chiếu lập tức vào tấm gương vậy.^=> vậy câu trả lời này có hợp lý không? Nếu không e sẽ trả lời thế nào?
Bạn viết: "Quá trình xử lý là: Chứng kiến có một cảm giác tức giận vừa xuất hiện → Theo thói quen mặc định rằng: ‘‘cảm giác tức giận ở trong lòng mình’’ → Theo thói quen mặc định rằng: cảm thấy có cảm giác tức giận nghĩa là ‘‘mình đang tức giận’’.
Bạn có chứng kiến được thói quen này hoạt động như vậy không? hay khi có cảm giác tức giận là đã có sự dán nhãn cho cái cảm giác đó là “tức giận” và dán nhãn là “mình đang tức giận”?
Bạn viết: "Mình phát hiện ra chúng đã qua xử lý vì: điều mình chứng kiến là ‘‘một cảm giác tức giận’’ vừa nổi lên. Mình chưa chứng kiến được vị trí địa lý, chỗ ở của nó.
2. Có phải do chưa chứng kiến được vị trí địa lý nên bạn kết luận rằng chúng đã qua xử lý không? Bạn có chứng kiến được quá trình xử lý diễn ra không?
Mình thấy 2 câu đó có liên quan nhau. Câu 2 (các lớp xử lý có thể là…) là liệt kê cụ thể hơn một số nội dung/cơ sở của các lớp xử lý mình đề cập đến ở câu 1.
Ví dụ: Mình chứng kiến âm thanh ‘‘Nhìn cái mặt em thấy ghét’’
→ Lớp xử lý 1: Mình thấy quen thuộc và có cảm giác hiểu đoạn âm thanh đó thông qua ngôn ngữ tiếng Việt mà xưa giờ mình dùng.
→ Lớp xử lý 2: mình có mặc định sẵn bộ mã hóa ngôn từ: em = mình, cái mặt = bộ phận trên cơ thể mình, thấy ghét = cảm giác không muốn nhìn tới, ghét bỏ, khó chịu… Nên hiểu từng từ ngữ theo bộ mã hóa này.
→ Lớp xử lý 3: Mình kết nối các từ ngữ sau khi được giải mã bằng bộ mã hóa (ở lớp 2) và nhận thức toàn bộ câu nói đó nghĩa là: Người đó ghét cái mặt của mình.
→ Lớp xử lý 4: Mình có mặc định rằng ghét 1 cái gì đó của mình tức là ghét mình, suy ra người đó ghét mình.
→ Lớp xử lý 5: Mình có mặc định rằng: người đó nói ghét mình tức là trong lòng họ không hề yêu mình.
Hihi đó là điều c muốn nói đến → Điều chị muốn nói đến là gì vậy chị?
Em thấy câu trả lời này vẫn hợp lý á chị, vì sử dụng ngôn ngữ thì sẽ trả lời như vậy, chứ không thể chỉ thẳng trực tiếp được hoạt động chứng kiến mà cần thông qua đối tượng trung gian là ngôn ngữ thôi.
Mình có chứng kiến được thói quen này. Khi có cảm giác tức giận và có sự dán nhãn, thì nó cũng đã qua xử lý rồi, và việc dán nhãn này cũng là thói quen luôn.
Do chưa chứng kiến được vị trí địa lý của nó, mà mình có kết luận rằng nó ở trong lòng mình, thì chỗ này là đã qua xử lý rồi, mình gán ghép mặc định cho nó ở cái chỗ trong lòng mình rồi. Mình có chứng kiến được quá trình xử lý diễn ra á.