Mong muốn tu tập của bản thân

Mình vừa về tới nhà, tắm rửa, con thì đã ngủ, came giác một ngày dài nhưng ý nghĩa với mình quá. Bức tranh về thiền chứng kiến rõ ràng và mình thấy trong mình có niềm tin với thầy Quý và con đường thầy hướng dẫn cho mình đi. Vì sao mình lại nói như vậy? Vì trước đó mình hoang mang lắm. Mình trước giờ học chơi chơi, nhơi nhơi nhưng đến khi muốn làm coach thì phải học đàng hoàng, tu tập đàng hoàng. Cái mình kiểu “tu tập đàng hoàng trong mình là sao?” “Mình đang muốn tu tập theo con đường nào?” “Mình tu tập để làm gì”. Mình cứ loanh quanh những suy nghĩ này cho tới khi gặp Đăng, thầy Quý rồi đi học. Mình hiện tại nhìn về mong muốn tu tập thấy rõ chưa? Mình chưa có khao khát tu tập hay đích đến của việc tu tập. Nhưng bức tranh về thiền VN, những thông tin từ thầy là cơ sở để mình tìn hiểu và lựa chọn nếu mình quyết định tu tập. Chưa bao giờ mình nghiêm túc tìm hiểu để xem tu tập là gì, để làm gì, mình có muốn không? Mình cứ đi theo người khác, phong trào. Buổi họp nay điều ý nghĩa đọng lại với mình là có khơi lên trong mình mong muốn xem lại mình có mong muốn tu tập và lựa chọn tu tập theo hướng dẫn của ai, chương trình của ai không? Và khi lựa chọn một chương trình để học mình hiểu rõ như thế nào? Mình đang bắt đầu lại từ đầu hành trình tu tập của mình ở bước xác định mong muốn tu tập, định hướng tu tập. Mình thấy thật may mắn khi được tham dự buổi hôm nay. Chỉ vậy thôi.

Mình chứng kiến trong mình mức độ muốn tu tập là 1-2. Vì mình muốn tu tập theo ý mình, quan tâm chủ đề gì thì viết, muốn làm gì thì làm. Nếu múc độ mong muốn tu tập theo ý mình thì phải 6-7. Còn tu tập theo thầy hướng dẫn thì là 1-2, theo chị Liên đang là 0. Mình chứng kiến trong mình không muốn học theo cách của chị L nữa. Dù rằng nó mang lại cho mình nhiều lợi ích như việc cảm nhận trạng thái chứng kiến sự chứng kiến này. Tuy không cùng tên gọi nhưng nó cùng trạng thái. Mình đang chứng kiến mình có suy nghĩ nhờ trải nghiệm heart coaching mà mình dễ đi sâu hơn vào trạng thái này. Hay rõ hơn là mình có sự tin tưởng vào trạng thái này là trạng thái đúng. Ừa, trước đó khi ngồi giơ tay lên trong 3 tiếng hay ngồi thiền, nămd thả lỏng mình đều có trải nghiệm trạng thái này nhưng mình lại không tin là đây là trạng thái đúng. Mình nghĩ là aoe tưởng. Cho đến khi heart coaching mình mới xác nhận nó không phải trạng thái ảo tưởng. Mình hay gọi là trạng thải thả longe, nhập flow. Nhưng giờ với trải nghiệm khi học thầy Q thì mình thấy tên gọi trạng thái chứng kiến sự chứng kiến rõ ghê. Mình đang chứng kiến sự chứng kiến. Viết đến đây mong muốn tu tập của mình tăng lên. Tu tập với cả hai bên vì nó đang bổ trợ nhau. Bên SH mình có thể có được tiền từ việc coach. Việc coach giúp mình ở trong trạng thái đó tự nhiên hơn. Chương trình của thầy thì giúp mình đi tới cái đích cao hơn. Cái đích về thiền chứng kiến hoặc xa hơn nữa. Chỗ này mình hơi lợn cợn. Cái đích đến của thiền chứng kiến là sống trong trạng thái đó một cách tự nhiên trong toàn bộ cuộc sống. Cái đích mà chị L đang hướng tới là coach mở lòng trong toàn bộ cuộc sống. Nó khác gì nhau? Tới chỗ này mình còn thấy khi chị L xác nhận QA luôn mở lòng (ceo của SH luôn mở lòng) là đã đạt đích đến chưa. Mình nghĩ là không kết luận được vì có thể hai đích đến mình nghĩ giống nhưng lại khác nhau. Mình không biết được. Mình đang chứng kiến trong mình có suy nghĩ hai đích đến đó là một, nhưng vì không thể chứng kiến được ý của 2 bên nên cũng không kết luận được luôn. Mình sẽ đi hỏi rõ để quyết định tu tập.

Làm sao để lựa chọn người thầy để theo nếu trí tuệ mình chỉ đến đó nhỉ?

Nó giống với việc đi mua một món hàng, tên là một khoá học không? Giống. Sự lăn tăn khi mình chưa muốn mua hàng thường là mình không nhìn thấy rõ nhu cầu trong mình. Mình trong khi mua các món hàng hoá bình thường đều rất rõ nhu cầu cuae mình là gì, cần mua món gì, như thế nào. Cho dù là món nhỏ vài chục, vài trăm mình đều có xu hướng tìm hiểu rất kỹ. Và khi mình ra quyết định mua hàng thường sẽ rất chắc chắn, không có lợn cợn gì cả. Với những món mua về mà thấy không đúng nhu cầu thì mình sẽ ghi nhớ để rút kinh nghiệm, sẵn sàng cho đi món đồ mà mình không dùng tới.

Với việc học ptbt thì sao? Mình không như vậy. Mình học adua, theo lòng tin người khác, chọn học cho vui, đỡ chán, hay phòng bị. Nhưng mình đều không ý thức rõ về lựa chọn học của mình. Rất mơ hồ, “ờ muốn hạnh phúc” thấy chương trình ghi học để hạnh phúc, người này học hạnh phúc,… kiểu vậy. Mình không lựa chọn trên sự chứng kiến rõ ràng nhu cầu của mình và việc học/khoá học nó đáp ứng nhu cầu nào trong mình. Nên mình học rất ba trợn.

Hiện tại, mình rõ con đường mà thầy Quý hướng dẫn, đích đến là gì. Con đường của SH hướng dẫn đích đến là gì. Mình thấy rõ mình muốn học theo thày Quý và nếu không học được chương trình của thầy thì chưa muốn học chương trình khác trong khi đợi thầy. Mình chưa thấy việc học bên SH giúp mình đi được con đường của thầy Quý, vì 2 đích đến khác nhau. Nên mình không chọn SH nếu vì đích đến bên con đường thầy Quý.

Về đích đến hạnh phúc vẹn toàn theo mô hình Hiilee, việc mở lòng là việc đầu tiên để đến đích này. Mình không thấy rõ trong mình có mong muốn đến đích này nếu đích này không phải đích đến của chương trình thầy Quý. Mình có niềm tin rằng đi theo con đường của thầy mới đến được cái đích hạnh phúc. Nên mình không tin chị L dẫn mình tới đích hạnh phúc đó được. Mình thấy rõ trong mình có niềm tin vào chị L khi nghĩ chị L được thầy công nhận, được là đại diện của thầy. Khi không còn điều đó thì trên chính chị L mình không tin tưởng để đi cùng. Buông theo dòng chảy hiện tại trong mình. Chưa được. Mình có tiếc số tiền đã bỏ ra. Mình chứng kiến trong mình có mong muốn làm gì đó để nhận lợi ích từ số tiền mình bỏ ra. Giờ buông ngang bỏ ngang rất tiếc, mình không đành lòng. Viết tới đây lòng mình rối ngang…

Vì sao mình sẽ tin những gì thầy Quý nói hay công nhận?

Nếu thấy nói chương trình chị L là hay, là đúng thì mình sẽ tin và đi theo. Mình đang mua hàng dựa trên niềm tin vào thầy. Mình không thấy rõ lợi ích mình sẽ nhận được nếu mua món hàng đó. Mình lựa chọn vì tin thầy, dựa dẫm vào thầy. Vì sao mình lại như vậy? Vì mình nghĩ thầy khi nói là thầy biết rõ rồi, tin thầy thì đỡ tốn thời gian hơn, đỡ rủi ro, đỡ tốn tiền hơn. Hiện tại, mình vẫn tin thầy. Có gì sai không? Mình không thấy sai. Vẫn muốn tin thầy.

Thầy không nói mình không nên/không được học SH. Thầy còn từng nói mình học chương trình 2 bên không sao. Nhưng trong mình chứng kiến có sự lo lắng nên tự khựng lại. Mình cũng có tin thầy hoàn toàn đâu. Thấy nói cứ học đi nhưng mình khưng lại nè. Mình không có tin thầy theo kiểu thầy nói sao làm vậy. Mà trong mình có ý muốn nào đó rồi, nếu thầy nói trùng thì mình chọn và nghĩ mình chọn vì tn thầy. Thật chất mình vẫn chọn theo ý mình. Mình đang chứng kiến bằng Ý là mình muốn học theo chương trình của thầy, muốn mua món hàng này sau khi tìm hiểu. Mình đang chứng kiến bằng Ý là mình muốn tạm ngưng chương trình SH, làm rõ lại gói hàng này để quyết định dùng tiếp hay bỏ đi các sản phẩm đã mua.

Mình quyết định tạm ngừng việc học bên chị L. Sau khi tìm hiểu món hàng mình vẫn không muốn mua hàng hay sử dụng tiếp. Nên mình tạm ngừng lại. Phần tiền mua cũng đã mua rồi. Mình không cố gắng học để không tiếc nữa. Mình chứng kiến bằng Ý là mình không muốn sử dụng món hàng này nữa. Mình chứng kiến tương lai là nếu không sử dụng món hàng này nữa thì mình sẽ không kiếm tiền từ việc coach. Mình chứng kiến bằng Ý là mình không muốn kiếm tiền từ việc coach. Mình dừng sử dụng sản phẩm.

Mình chứng kiến bằng Ý thấy rằng mong muốn tu tập hiện tại đều đang muốn dựa vào thầy Quý. Nên khi thầy không dạy nữa mình khá hoang mang. Mình muốn có người hướng dẫn chứ không muốn tự đi, rồi tự chứng. Vì sao trong mình có mong muốn tu tập? Mình muốn tự giải thoát cho chính mình. Mình thấy cuộc sống của mình khổ tâm quá. Mình muốn được giải phóng được tự do, được hạnh phúc, được tìn về điều đúng đắn. Hiện tại, mình không có mong đợi về việc kiếm tiền. Mình chỉ muốn tập trung vào việc tu tập, chăm sóc sức khoẻ bản thân, chăm sóc sức khoẻ cho con mình. Hết. Mong muốn hiện tại của là như vậy. Việc tu tập với thầy mình nghĩ sẽ giúp mình đạt được những điều đó, đạt được sự giải phóng bản thân hoàn toàn. Hiện tại, với chương trình của thầy mà mình được học là “Hiểu về chứng kiến”. Mình sẽ học trên caia đã được dạy, đúng trong phần đã được dạy. Không đi xa khi chưa học được phần đấy hay được dạy phần tiếp theo. Mình quyết định mình sẽ tu tập theo cách này trong thời gian đợi thầy viết sách, đợi thầy dạy lại.

Mình vừa đọc chia sẻ của thiền Việt Nam về dạy Chánh niệm.
“Người nói rằng tôi không làm thầy nhưng mượn việc đi dạy để học Chánh niệm thì cũng không thể dạy và cũng không thể học Chánh niệm.”

Câu này làm mình lăn tăn ghê. Vì mình hay có thói quen mượn việc làm này để đạt được mục tiêu khác. Ví dụ, mượn việc xem phim để học tiếng anh, mượn việc làm việc ở SH để học ptbt, mượn việc làm coach để học ptbt. Trước đây mình luôn thấy nó bình thường, hợp lý. Nhưng nhìn vào kết quả học tiếng anh, học ptbt thì mình thấy không ổn. Không ổn trong mình là mình không có muốn làm việc đó nên mới phải mượn môi trường bên ngoài để đạt được mục tiêu đó. Hiện tại, mình muốn học chứng kiến thì nình đi học về chứng kiến, có mong muốn theo đúng lôk trình. Học yoga để chữa bệnh thì mình đi học yoga để chữa bệnh, không bao gồm việc tập thế đẹp. Kiểu vậy. Mình thấy nó khác so với việc mình đi mượn việc làm A để đạt được việc làm B. Mình sẽ không đạt đúng kết quả mong muốn hoặc mình rất lờ mờ về kết quả cũng như con đường mình muốn tới. Mình đang thấy khi mình mượn một việc nào đó để đạt được một kết quả khác là mình đang không sống với chứng kiến. Nếu mình chứng kiến thì mọi thứ rõ tưng, đường đi rõ tưng, sẽ chọn đi thẳng chứ không đi lắt léo, mượn này mượn kia. Ohhh hay ghê. Mình đang thấy rõ trong mình khi làm các bài tập về chứng kiến mình thấy nếu chứng kiến mọi thứ rõ ràng trước “mắt” mình. Nếu đã rõ thì sao lại chọn đường đi khác. Việc chọn đường đi khác là do mình không sống với chứng kiến.

Quay lại với câu trên, nếu có chứng kiến muốn học chánh niệm thì sẽ đi học chánh niệm, tìm thầy để học chánh niệm, có lộ trình rõ ràng. Việc mượn việc đi dạy để học chánh niệm là dấu hiệu mình không muốn học chánh niệm. Không muốn làm thầy, mượn việc đi dạy để học chánh niệm vì sao không thể dạy được? Làm thầy để đi học thì đã hiểu chánh niệm chưa mà dạy. Mình nghĩ rằng đi làm thì đã rõ phần mình dạy để hướng dẫn cho mọi người. Nếu không chứng kiến thấy rõ thì sao hướng dẫn. Như mình đi dạy yoga kid, mình có sự chứng kiến thấy rõ từng động tác sẽ tác động như thế nào, mong muốn buổi dạy hôm đó là gì rồi lên bài dạy thì mới dạy được. Còn nếu không chứng kiến thấy rõ thì mình không thể đi dạy được. Nếu không chứng kiến thấy con đường giúp mình hạnh phúc thì không thể hướng dẫn mọi người đi đến hạnh phúc được. Người không sáng rõ con đường thì làm sao giúp người khác. Nên thầy Quý mới nói thầy là người sáng con đường. Chỉ thầy mới giúp mọi người đến đích. Thấy rõ ghê.

“Người không có nhu cầu làm thầy mới có thể dạy Chánh niệm đích thực.”
Mình chưa rõ ý này. Nhưng mình hiểu vì sao mọi người gọi anh Quý mà không gọi thầy. Vì anh Quý không có nhu cầu làm thầy. Mình cố chấp gọi thầy ghê. Đổi lại :heart:

“Người chặn nhu cầu làm thầy thì không thể dạy Chánh niệm.”
Mình hiểu đây là người không sống trong chứng kiến nên mới chặn nhu cầu làm thầy. Không sống trong chứng kiến, không thấy rõ thì làm sao dạy được.

“Người có nhu cầu làm thầy thì cũng không thể dạy Chánh niệm.”
Chỗ này không hiểu vì sao có nhu cầu lại không dạy được. Mình đang thấy có nhu cầu thì mới đi làm. Chớ không có nhu cầu vì sao lại làm. Mình đang nghĩ mọi hành động mình làm đều đi ra từ nhu cầu nào đó. Nhu cầu làm thầy thì đi dạy, kiểu vậy. Nhu cầu làm chủ thì đi kinh doanh. Nên câu này mình chưa hiểu.

Mình vần còn đang vướng ở đây. Mình có mong muốn tu tập không? Có. Vì sao lại có? Vì mình muốn thoát khổ. Hiện tại đang thấy khổ gì mà muốn thoát? Cuộc sống của mình từ gia đình, công việc đều nhiều cái không như mình muốn, không đúng ý mình làm mình không cảm thấy hạnh phúc. Mình muốn tu tập vì để mình hạnh phúc dù có nhiều điều không đúng ý mình, hạnh phúc dù cho có ở trong hoàn cảnh nào. Và mình thấy hiện tại mọi chuyện như vậy là do mình không tu tập, nên mình mắc sai lầm. Nếu mình tu tập thì mình sẽ không mắc thêm sai lầm để làm mọi chuyện tệ hơn, hay sai lầm khác dẫn thêm những chuyện khác tệ đi. Mình còn muốn tu tập đee sống trong sự giàu sang sẵn có của mình. Sống ở nơi đủ đầy, không cần đi tìm kiếm điều gì ở bên ngoài. Càng viết mong muốn tu tập của mình càng rõ. Trước giờ mình luôn nghĩ học là tốt, nên học. Chưa bao giờ nhìn vào thực tế của mình đang mong muốn điều gì và việc học giúp mình điều gì. Nên mình học chơi chơi.

Vì sao mình biết tu tập sẽ giúp mình hạnh phúc hơn, không mắc sai lầm để làm cuộc sống mình tệ hơn, giúp mình sống trong sự giàu sang, đủ đầy của riêng mình? Mình chứng kiến cái biết của mình thì thấy cái biết của mình về điều trên dựa trên trải nghiệm cuae chính mình trong quá trình học chơi chơi, học vì nghĩ nó tốt trong nhiều năm qua. Cái biết “tu tập giúp mình này này…” không dựa trên niềm tin và dựa trên chính thực tế mình trải qua. Từ chuyện mở tình yêu với anh, mình được sống trong một tình yêu chưa từng có. Sai lầm khi yêu anh, người khác dẫn đến kết quả mình đau khổ. Chính trải nghiệm đó làm mình thấy khi mình học mình tốt hơn, hạnh phúc hơn. Hay chính sai lầm khi học, nhận thức sai lầm trong quá trình học làm mình ra những quyết định sai. Chính điều này làm mình khao khát học chứng kiến, tu tập đàng hoàng.

Mức độ khao khát tu tập trong mình, thoát khổ trong mình đang ở thang đó mấy? 8/10. Còn 2 kia là gì? Là mình thấy khổ này vẫn chấp nhận được. Không quá tệ. Ừa trong mình có suy nghĩ khổ này chưa phải khổ tới mức đói ăn, đói mặc, bệnh tật liệt giường. Nên vẫn chấp nhận được. Chỉ là cảm thấy thiếu tình yêu, thiếu kết nối thôi mà. Đâu có gì ghê gớm. Viết từng chữ mà tim mình buồn ngang. Cả cuộc đời mình xưa giờ chỉ muốn sống ngập trong tình yêu thôi, mà nỡ nào mong muốn duy nhất đó lại không được xem trọng, coi nhẹ, bị xếp sau.

Mình đang cho rằng nếu mính sống ngập trong tình yêu trong hoàn cảnh hiện tại là không khả thi. Mình đang nghĩ việc sống ngập tình yêu với một hình ảnh sống gần người mình yêu, luôn nghĩ về người mình yêu, luôn rạo rực, yêu đời và cả bình yên, trầm lặng. Mình không thấy ở hoàn cảnh hiện tại con người đó phù hợp nên mình dè chừng trong việc tu tập để thoát khổ, tới con người đó.

Thoát khổ có tới con người mình nghĩ không? Không biét, mình hoàn toàn không có chứng kiến về con người sau khi thoát khổ. Chỉ nghe nói chứ không có chứng kiến. Nên mình mới vẽ vời và cho rằng đó là đích đến của thoát khổ. Và nó không khả thi để thoát khổ lúc này :)))) phải đợi thời cơ khác rồi mới thoát khổ được. Mắc cười ghê. Đúng là trong mình có suy nghĩ này luôn. Đợi con lớn rồi sống trong tình yêu, bung lụa, thoát khổ. Mình nổi xúc động lên. Thấy tội mình, thương mình.

Vậy thoát khổ là như thế nào? Hướng tới con người nào? Vì sao mình chưa muốn dành 100% ưu tiên để thoát khổ?

Em chứng kiến cảm giác không hạnh phúc, chứ em có chứng kiến rằng những cái đó là không đúng ý em thật không?

Em chứng kiến cảm giâc không hạnh phúc. Em không chứng kiến rằng những cái đó không đúng ý em.

Mình đang muốn tu tập để làm gì? Để tìm kiếm sự thảnh thơi, sự an lạc, cảm giác hạnh phúc. Ừa mình tìm kiếm điều này. Như thế nào là sự thảnh thơi, an lạc, cảm giác hạnh phúc? Vì sao tu tập mang lại điều đó? Vì sao mình có niềm tin tu tập mang lại điều đó?

Từng câu hỏi một.
Với mình, như thế nào là sự thảnh thơi, an lạc, cảm giác hạnh phúc. Mình đang nghĩ đến những lúc mình ít việc, nghỉ ngơi thả lỏng, không lo toan gì. Và điều này mình hiện tại chỉ có được khi lúc đó không lo toan gì. Còn khi làm việc thì chắc lúc mình ở trạng thái làm chủ, điều phối công việc. Mình cũng thấy khá thảnh thơi khi mọi việc không phát sinh gì ngoài ý muốn, mà nếu có thì mình cũng hướng đến việc tìm cách giải quyết. Mình trước đây đều như vậy, có một trạng thái làm chủ khi đi shooting, khi đi thi cong booth. Khi làm việc nhà mình cũng có, khi gấp quần áo, rửa chén, nấu ăn. Nếu mình ở chỗ làm chủ là mình thấy rất thả lỏng và tận hưởng. Y như lúc nằm nghe nhạc. Viết tới đây mình thấy trạng thái này luôn xuất hiện trong cuộc sống của mình một cách rất bình thường.

Vì sao tu tập mang lại điều đó? Vì tu tập cho mình ý thức được trạng thái đó. Ý thức được mình có thể ở trong trạng thái đó một cách bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Nó không phải đóng lòng, mà là một sự điềm tĩnh biết mình đang chứng kiến điều gì. Nếu không tu tập trạng thái này vẫn có trong mình nhưng mình không biết đến, không gọi tên, không ý thức lợi ích của trạng thái này để chọn sống trong trạng thái này.

Vì sao mình có niềm tin tu tập mang lại điều đó? Từ trải nghiệm của chính mình trong khoảng thời gian qua. Ngay lúc viết về các trải nghiệm cũ mình thấy mình từng trải nghiệm trạng thái này rất rõ, rất rõ luôn. Càng lúc mình càng ý thức về trạng thái này rõ hơn. Nên mình có niềm tin vào việc mình tu tập sẽ mang lại trạng thái này? Có đúng không? Khoảng thời gian trước đây mình có tu tập đâu? Mình không tu tập nhưng có học lỏm nên nó có lợi lạc chút chút. Lúc mình nghiêm túc muốn tu tập thì mình thấy bắt đầu lợi lạc nhiều hơn nên mình càng tin vào việc tu tập hơn.

Tu tập là gì mà giúp mình mang lại điều đó? Mình vừa tra nghĩa Hán Nôm thì tu là sửa, tập là luyện tập.tu tập là luyện tập hay rèn luyện việc sửa sai. Cơ chế tự nhiên trong mình đang sai chỗ nhận thức từ chứng kiến, đầu vào thì mình đi sửa chỗ đó, luyện tập việc sửa chỗ đó cho tới khi thành thạo.

Vì sao mình muốn sửa sai chỗ đầu vào, nhận thức từ chứng kiến? Mình muốn được sống an lạc trong cơ chế tự nhiên của mình, thả lỏng với cơ chế tự nhiên của mình mà vẫn an lạc. Trước giờ mỗi lần mình để mình sống theo cơ chế tự nhiên là kiểu gì mình cũng mắc sai lầm. Từ chuyện tình cảm đến công ty. Nhớ nhất là chuyện tình cảm, thả ra một cái là mình thấy hậu quả tới liền, hối hận kinh khủng, tự trách mình và không dám để mình sống với cơ chế tự nhiên trong mình. Từ khi thấy cơ chế tự nhiên trong mình không sai, xịn xò, sai ở đầu vào thì mình muốn tu tập về chứng kiến để sửa đầu vào.

Viết đến đây mình thấy mình đang muốn tu tập về Chứng kiến để mạnh dạn thả lỏng sống trong cơ chế tự nhiên của mình trong mọi hoàn cảnh, để hưởng sự an lạc sẵn có khi thả lỏng trong cơ chế tự nhiên đó.

Đây là một câu hỏi sai.

1 Lượt thích

Hạnh đã thấy câu hỏi Hạnh đặc ra là câu hỏi sai. Sai ở chỗ tu tập vốn có sẵn mục đích rồi. Mình chỉ nhìn rõ, khơi cho nổi lên mong muốn tu tập đó. Chứ không phải tìm cho mình mục đích khác.

Nhìn lại, Hạnh thấy việc Hạnh đặt câu hỏi sai thể hiện Hạnh chưa thấy trong mình có mong muốn tu tập một cách rõ ràng, mong muốn đó có sẵn nhưng bị che đi