Nhớ lại buổi chia sẻ của anh Quý về cách học theo hộp số 1 và số 2. Dựa trên 2 ví dụ của 2 hộp để trên bàn, mình nhớ anh Quý nói hộp 1 là có trái tên là trái thần ở trong đó, nhưng lại không mở hộp ra, và anh khẳng định là có trái đó ở trong hộp. Khi nghe tên của trái đó mình thấy lạ, mình nghĩ có khi nào anh Q tự đặt tên cho trái đó không ta?. Sau khi nghe anh Quý mô tả và phát giấy mô tả về trái đó cho mọi người đọc, lúc đó mình thấy thông tin trái này có vẻ giống trái thần kỳ mà đợt trước mình có chứng kiến ở Thất của mẹ Hiền Tâm, nên mình dần đoán đó là trái thần kỳ, và trái đó có thật chứ không phải do anh Quý bịa ra. Nhưng đó cũng chỉ mới là đoán thôi, nên mình hỏi anh có hình ảnh của trái đó không để xác nhận. Anh Quý nói có nhưng chưa cho coi bây giờ hiii. Rồi mình để đó. Đến hộp số 2 thì aQ mở ra, trong đó có một trái cà chua, và anh không nói gì. Nhưng mình nhìn là biết rõ đó là trái cà chua, mặc dù không cần anh mô tả gì cả. Vậy sự khác nhau giữa cách học theo hộp số 1 và số 2 là gì? Hộp số 1 là học theo, biết thông tin của đối tượng thông qua những gì giảng viên chia sẻ, cung cấp, tiếp nhận thông tin dựa trên nghe được từ giảng viên, chứ không chứng kiến trực tiếp từ đối tượng. Còn hộp số 2 là tự mình chứng kiến về đối tượng, chứng kiến bằng mắt thấy hình ảnh của nó. Thông tin về đối tượng của hộp số 2 mình hoàn toàn chắc chắn, không chối cãi được, còn hộp số 1 thì đúng là cũng còn hơi lăn tăn, vì dựa trên thông tin mình nghe được và đoán, chứ chưa dám chắc chắn. Vì biết đâu có thể có trái khác tương tự. Mình nhớ lúc đó anh Q đặt câu hỏi, vậy các bạn học theo cách của hộp số 1 hay số 2, nhìn lại trước đó mình học lúc này, lúc kia, chưa hoàn toàn 100%, với biết đâu có khi mình học theo hộp số 1 nhưng lại nghĩ là số 2 mà không hay, lúc đó mình thấy có nỗi sợ rơi vào tự chứng, nhưng nhìn lại tại thời điểm mình sợ rơi vào tự chứng cũng là lúc mình tự chứng, hic, vì sao? vì mình đã tự cho rằng điều mình nghĩ là đúng, nghĩ rằng làm như vậy là tự chứng là đúng, nên ngay tại thời điểm đó đã rơi vào tự chứng. Mình thấy nỗi sợ tự chứng này cũng là rào cản, vì khi có nỗi sợ tự chứng có khi mình gạt qua luôn điều mà mình chứng kiến. Vậy như thế nào là không rơi vào tự chứng? Và làm sao để không rơi vào tự chứng? ví dụ như khi mình nói mình chứng kiến giọng người đó hơi lớn tiếng, chứ không kết luận điều mình chứng kiến là người đó không thương hay giận mình, tức mình chỉ ghi nhận lại hiện tượng mà mình thấy chứ không phải là kết luận hiện tượng nó là như vậy, mà mình chỉ biết rõ hiện tượng sự vật, sự việc đang diễn ra như vậy, đúng nghĩa là tường thuật, kể lại như nhân chứng kể lại sự kiện, hiện tượng mà mình đã chứng kiến chứ không đưa ra kết luận, thì sẽ không rơi vào tự chứng mà chỉ là mình biết rõ nó diễn ra như vậy, hoặc khi kết luận là biết rõ là do mình tự kết luận chứ không phải là nó như thế, hoặc khi thấy sai thì sửa, hướng tới thực tế chứ không hướng tới bảo vệ nhận thức mình đúng. Nhưng làm sao biết mình đang học theo hộp số 2, hay vẫn học theo hộp số 1 mà tưởng/nghĩ là học theo hộp số 2. Dùng một ví dụ người A và người B người đều đi đến chợ Bến Thành, nhưng sự khác nhau giữa người học theo hộp số 1 và số 2 là như thế nào? Người A học theo hộp số 1 là khi ngồi đó và nghĩ về hiện tượng ở chợ bến thành, hoặc mô tả lại hiện tượng ở chợ Bến Thành thông qua những thông tin nghe được từ người khác, hoặc trên tivi,… Hoặc ngay cả người A đi đến chợ Bến Thành luôn, tận mắt chứng kiến những cảnh vật ở chợ Bến Thành và mô tả lại, nhưng mô tả dựa trên điều mà người A nghĩ người nghe muốn nghe, hoặc mình muốn nói, có liên kết với ý nghĩ, ý muốn của mình, chứ không mô tả dựa trên điều mà mình chứng kiến, hoặc ngay cả khi không cần mô tả thành lời, mà chỉ cần có ý nghĩ, ý muốn hướng tới mô tả sao cho đúng ý người nghe hoặc ý mình muốn nói thì cũng là học theo hộp 1. Mình thấy cái này khá tinh vi, nếu như mình không ý thức rõ, biết rõ mình sẽ dễ bị nhầm lẫn. Có đôi khi mình có ý nghĩ, ý muốn đó nhưng không thấy thì mình sẽ bị nhầm lẫn là học theo hộp 1 nhưng lại nghĩ là theo hộp 2, mặc dù mình vẫn chứng kiến. Nhưng vì sao lại có xu hướng qua nhầm lẫn này? vì sao lại không chấp nhận điều mình chứng kiến mà lại chấp nhận điều mình muốn nghĩ. vì mình chưa có ý muốn xem trọng thực tế, muốn ghi nhận theo ý muốn của mình, nên mới lựa chọn và quyết định như vậy. Mà vì sao mình lai có xu hướng muốn nói theo ý của mình, theo điều mình nghĩ giảng viên/người nghe muốn nghe, mà không theo sự thật, thực tế trên chính nó. Làm điều đó để được gì? có ý muốn/động cơ/niềm tin ngầm nào chi phối? hay có sự nhầm lẫn gì? vì mình có ý muốn là mình muốn chứng minh mình giỏi, mình có giá trị, mình có tiêu chí về hình ảnh bản thân mình là như thế, và khi ở đấy thì mới thấy có cảm giác an tâm, an toàn, có giá trị. Và có niềm tin điều mình nghĩ là đúng, là sự thật, mình có sự nhầm lẫn điều mình nghĩ là điều mình chứng kiến, nên tưởng đó là sự thật và ra lựa chọn, quyết định dựa trên đó. Mình luôn có xu hướng làm theo điều mình nghĩ, chứ không ý thức đó là điều mình nghĩ, không phải là điều mình thực sự chứng kiến từ đối tượng. Chứng kiến và ý nghĩ bản chất cũng là đối tượng được mình chứng kiến, là hai đối tượng mà mình hoàn toàn chứng kiến được, nhưng do đã đồng hoá nên nhầm lẫn. nên một mớ nhận thức từ nghĩ nhưng nhầm lẫn là chứng kiến, và tự kết luận, nên dẫn đến phản ứng sai lầm. Ví dụ như chứng kiến về đối tượng giá trị bản thân, hiện tại mình đang nghĩ giá trị bản thân mình có được từ đâu? có phải từ việc người khác công nhận không? Phải, mình đang nghĩ như vậy, nhưng mình có thực sự chứng kiến lời công nhận của người khác giúp mình thấy có giá trị không? Câu trả lời là Không, mình không thực sự chứng kiến điều đó, điều mình chứng kiến chỉ là ý nghĩ và kết luận, cảm thấy như vậy, cảm thấy là khi người khác xem trọng, người khác công nhận thì mình có giá trị, chứ không chứng kiến là khi người khác công nhận thì mình có giá trị. Và cũng không chứng kiến ý, lời công nhận từ người đó, mà chỉ chứng kiến ý nghĩa lời công nhận từ mình giải mã khi tiếp nhận thông tin từ đối tượng đó.