Quan sát trong chứng kiến và quan sát trong cảm nhận

Mình đang thấy có sự khác nhau ở đây đó là quan sát trong chứng kiến thì không có kết luận, còn quan sát trong cảm nhận thì có kết luận.

Mình dựa vào trải nghiệm của bản thân để đưa ra ý trên. Cụ thể là, mình đã kết luận mình ổn, cảm thấy ổn nên mình không thấy mình có mong muốn tu tập. Mình vẫn luôn quan sát mình nhưng quan sát trong kết luận mình ổn và thấy “ờ mình ổn thiệt”. Hết cãi nhau với chồng - ổn, công việc có hướng mới - ổn. Mình kết luận mình ổn và quan sát trong bản thân trong cái kết luận đó. Nên mình không thấy những dấu hiệu mình không ổn. Khi chị Liên nói mình có dấu hiệu ép mình học, không cho bản thân thấy mình sai mình không liên kết được gì. Tới hiện tại, khi thấy mình đã kết luận mình ổn, thoát ra khỏi kết luận đó mình thấy có nhiều cái không ổn như mình nghĩ.

Dựa trên trải nghiệm này mình làm rõ về quan sát trong chứng kiến và quan sát trong cảm nhận thì có nhận định như trên. Khác nhau chỗ “quan sát không trong kết luận” và “quan sát trong một kết luận”. Mình thấy khi đã kết luận mình có xu hướng đi bảo vệ kết luận của mình là đúng, vậy nên việc quan sát sẽ theo hướng chỉ quan sát những dấu hiệu để bảo vệ kết luận của mình. Còn quan sát không trong kết luận là khi thấy mình có kết luận thì thoát ra. Chỗ này mình chưa rõ lắm. Nhìn vào trải nghiệm khi nãy ngay lúc mình thấy mình kết luận “mình ổn”, không thể kết luận được là mình thoát ra khỏi sự kết luận đó. Mình có cảm giác lùi lại khỏi vùng kết luận “mình ổn” đó. Mình bật lên các chỗ không ổn ngay như “chồng mình đã học, đã chịu thay đổi đâu”, “mình vẫn đang xà lơ với công việc”, “những lúc tâm trạng bất ổn đầy ra”. Viết tới đây mình thấy quan sát ngoài vùng kết luận mình quan sát được nhiều hơn, không bị cái kết luận giới hạn, chặn mình lại.

Viết đến đây mình cảm thấy khi có kết luận mình rất dễ đi bảo vệ kết luận đó nên việc quan sát trở thành công cụ để đưa ra lập luận để mình thấy mình kết luận đúng. Việc quan sát là đưa ra dẫn chứng để chứng mình mình đúng. Còn quan sát ngoài vùng kết luận thì thấy được rộng hơn những điểm ngoài vùng kết luận đó, không đi chứng mình mình đúng dựa trên kết luận nào đó. Nếu vẫn còn chứng mình là mình thoát khỏi vùng kết luận này đi qua một vùng kết luận khác. Như là đi qua chứng minh mình “không ổn”. Thực chất mình hiện tại vẫn có cảm nhận “mình ổn” nhưng mình không quan sát trong cảm nhận đó mà là quan sát bên ngoài cái cảm nhận đó. Nó bao gồm cả việc thấy mình đang cảm nhận gì khi ở trong vùng kết luận đó.

Hiện tại mình vẫn cảm nhận mình ổn khi không cãi nhau với chồng. Nhưng mình không ở trong cái kết luận đó. Mình biết vì sao mình cảm thấy ổn, và thấy những dấu hiệu không ổn.

Hôm qua mình có trải nghiệm buông ý trong khi cắt giấy gấp con cào cào. Vì có nhiều chi tiết nhỏ nên từ đầu mình chọn chú tâm để không bị cắt phạm hay cắt không đẹp. Trong lúc cắt mình chứng kiến được hoạt động cắt, hoạt động quan sát tờ giấy với hình con cào cào trên đó, hoạt động của Ý nổi lên, lặng xuống. Lúc đầu mình chỉ nghĩ đến việc mình buông được Ý trong khi chú tâm cắt giấy. Viết ra thì mình thấy trong khi chú tâm cắt giấy mình vẫn vó hoạt động quan sát, hoạt động cắt giấy, hoạt động suy nghĩ, lụa chọn cắt nhanh chậm,… Mình thấy có vẻ đây là quan sát trong chứng kiến. Còn nếu chỉ chằm chằm nhìn vào cây kéo thì mình sẽ thấy mệt mệt nổi lên.

Nhìn lại hoạt động chiều qua, mình thấy mình ở trong trạng thái mà mình đang gọi là sống với chứng kiến. Mình chua tâm vào việc cắt giấy những vẫn bao quát được mọi thứ bên trong nội tâm mình. Vẫn biết mình nổi lên ý gì, suy nghĩ gì, lựa chọn gì. Viết đến đây thì mình không thấy đây là chỗ sống trong chứng kiến nữa. Mình đang nghĩ khi ở trong chỗ đó thì sẽ không nổi lên những ý khác, suy nghĩ khác. Đã chọn chú tâm vào việc cắt giấy thì sẽ không nổi lên những suy nghĩ khác. Đó là điều mình nghĩ, mình chứng kiến mình có ý nghĩ đó. Chứ mình chưa chứng kiến được đối tượng “sống trong chứng kiến” sẽ chỉ chú tâm và không nổi lên suy nghĩ khác.

Mình đang có 2 kết luận:

  • Kết luận 1: trạng thái trong khi cắt giấy chiều qua là trạng thái sống trong chứng kiến.
  • Kết luận 2: trạng thái sống trong chứng kiến sẽ chỉ chú tâm không nổi lên nhiều ý, nhiều suy nghĩ nên kết luận 1 của mình chưa chắc đúng.

Khi bạn quan sát nội tâm trong chứng kiến thì có kết luận ổn hay không ổn ko?

Không có kết luận. Em vừa thử quan sát nội tâm trong chứng kiến thì thấy không có kết luận. Chỉ quan sát thôi.

Hôm nay mình đã ngồi quan sát chữ trên chai nước trong 5’, 10’ trong lúc đợi bạn. Mình sẽ đọc trong đầu “Tokyolife” thay vì đọc từng chữ hay không có chữ nào hiện lên trong đầu. Mỗi lần vậy mình có khỏi ý “mình chứng kiến điều gì?” Thì mình có cảm giác lùi lại, mình quan sát được từng chữ. Rồi tới từng ký tự mà trong đầu mình không có hiện chữ. Mình đang cho rằng đây là quan sát trong chứng kiến.

Mô tả lại cảm nhận lúc đó thì mình thấy mình không tập trung quan sát vào từng chữ, mình có sự lùi lại. Mình vẫn chứng kiến những âm thanh khác trong quán cafe, mình có nổi các ý lên như ngồi thẳng lưng, mỏi lưng thì mình điều chỉnh và buông ý đó ra. Không chạy theo ý nổi lên đó. Mình cảm thấy sự thoải mái, sự vững ở bên trong khi quan sát chai nước này. Không nổi lên sự khó chịu hay chán.

Sau đó, hay ngay cả lúc này, mình cảm thấy mình ở trong trạng thái mà mình gọi là quan sát trong chứng kiến. Nguyên sáng là khi mình nói chuyện với đối tác, với bạn mình đều cảm thấy mình có sự lùi lại, rất vững bên trong, mình nói điều gì thì biết điều đó, rõ ràng từng ý một. Mình lắng nghe, phản hồi, chia sẻ mọi thứ đều tự nhiên. Ngay lúc này khi viết những dòng này mình cũng cảm thấy mình ở trong trạng thái rất vững, có mình tồn tại đằng sau cái mình đang gõ, đang suy nghĩ này.

Kéo dài trong tuần này rất nhiều khoảng thời gian như vậy diễn ra. Mỗi khi mình cho phép mình muốn nghĩ gì thì nghĩ, hay khi lắng nghe, họp với team, khi giải quyết vấn đề với team, khi nghỉ ngơi mình sẽ dễ vào trạng thái vững tâm này. “Mình chứng kiến điều gì” mỗi khi thoát khỏi trạng thái vững tâm đó mình thường hỏi câu này. Câu này giúp mình định lại xem mình đang nghĩ mình chứng kiến điều gì và nó có ảo tưởng không.

Mình đang thấy cách để thực hành chứng kiến là cho mình ở trong trạng thái mà mình nghĩ là trạng thái sống trong chứng kiến. Sau đó tường thuật lại cảm nhận, khám phá xem trạng thái đó như thế nào. Công tắc để vào trạng thái đó là ở đâu. Viết tới đây mình thấy công tắc nằm ở chỗ chứng kiến, sống với điều mình chứng kiến tự động sẽ vào trạng thái đó. Đây là một suy đoán dựa trên một số trải nghiệm của mình.

Mình có suy nghĩ là mình chưa thấy rõ lợi ích của việc sống trong chứng kiến nên chưa có khao khát dấn thân để khám phá nắm được chìa khoá và chọn sống trong đó. Đây là niềm tin hiện tại của mình. Nó đang chi phối mình kiểu mình sẽ trải nghiệm sống trong chứng kiến ở đời thực để thực sự chính mình chứng kiến được lợi ích to lớn. Mình tin khi thật sự chứng kiến được lợi ích đó mình sẽ dấn thân mọi giá để sống trong đó.

Hiện tại mình thấy mình chưa tin, chưa chọn việc sống trong chứng kiến là ưu tiên hàng đầu, hay quyết tâm vào sống nơi đó. Mình thảnh thơi trải nghiệm từ từ, vô sống được khúc nào tốt khúc đó không thì cũng không sao. Thật ra mình thấy có sao. Mình mỗi khi gặp chuyện thấy trong ở vùng ảo tưởng mệt mỏi, đau đầu, tổn hại sức khoẻ. Nhưng mình vẫn đang cho phép điều đó được diễn ra. Ừa mình vẫn đang có dấu hiệu cho phép mình tổn hại tới bản thân. Mình nghĩ nếu có tổn hại 2/10 thì cũng không sao. Mình thường sẽ cố gắng 8/10 là thấy được rồi. 8/10 là mình đã tự công nhận mình rồi, ba mẹ hay xã hội cũng có sự công nhận nên thường mình sẽ không chọn cố gắng 10/10. Thoát khổ nhưng vẫn giữ lại khổ sơ sơ. Nếu thoát khổ hoàn toàn hay đạt 10/10 hay vượt 10/10 thì sao? Nếu khoẻ 10/10 thì sao? Trong mình có sự không muốn nổi lên. Như vậy sẽ là ép mình, mệt. Nghĩa là mình có niềm tin mọi người cố gắng, làm việc chăm chỉ để đạt 10/10 hay hơn 10/10 đều là ép mình. Mình không muốn ép mình nên để 8/10 thôi.
Viết đến đây mình thấy do mình chưa chứng kiến được cách nào để đạt/vượt 10/10 mà không ép mình nên mình mới không tin, không thực hiện và để mình khổ lửng lơ, không muốn thoát khổ 100%. Kiểu vậy

1 Lượt thích