(QUỐC NHẬT) 4. Mở rộng đào sâu các vấn đề đã học bằng cách đặt ra các câu hỏi mở rộng, và trả lời các câu hỏi do mình hay do các bạn khác đặt ra

Câu hỏi bữa giờ mình đặt ra cho mình là làm thế nào để Không sống trong có Kết luận. Theo như đã được học và chia sẻ, và thây được sự hạn chế của cái gọi là ‘kết luận’.
Mình vẫn biết kết luận là dừng lại tại đó, đóng khung với cái ý niệm mình đã đúng rồi, nhưng mình vẫn trả qua cảm giác kiểu như muốn tin, không chịu buông bỏ cái kết luận của mình (dĩ nhiên với dữ liệu, dữ kiện rành rành ra, không thể nghĩ khác đi…) Đó là một sự dằn vặt khó chịu, và khi cơn suy nghĩ lôi kéo mình qua đi, nó dịu lại, thì mình có biết rằng mình đã bị lôi kéo. Thật ra cũng có nhảy ra nhảy vô với sự chứng kiến, chứng kiến cảm giác khó chịu, và cảm giác khó chịu mạnh dần, nó như len lỏi, chầu chực sẵn có, và ập tới chiếm lấy cái suy nghĩ của mình.

Khi được anh Quý chia sẻ: “Trong chứng kiến không có stress”, lúc đó mình chỉ biết tròn xoe đôi mắt. Thật là mình muốn tìm đến các khoá học để giải quyết nhiều vấn đề của bản thân, và giải quyết cái cốt lõi triệt để.
Nên câu nói trong chứng kiến không có stress là một sự khẳng định và khi học qua và (bắt buộc phải bổ túc), mình mới có vài lần trả qua được khái niệm ‘Khi sống trong chứng kiến là không có stress’. Dĩ nhiên là không thường xuyên, thường trực, mà mình vẫn biết có lần mình có trải qua.
Nhiều câu hỏi của các bạn khiến mình nhận ra thêm được nhiều khía cạnh bên trong mình hơn nữa, khi trả lời.
Mình thấy khi đọc các thảo luận và các đóng góp ý kiến, câu hỏi của các bạn đáng giá vô cùng trong việc đào sâu hơn nữa về cái thấy của chúng mình trong ý nghĩa của viẹc chứng kiến, và làm sao để sống trong chứng kiến.

Vậy mình đã biết chứng kiến là gì rồi. Làm thế nào sống trong chứng kiến? Như Thầy đưa ra hướng đi là ‘Làm thế nào để KHÔNG sống trong có Kết luận’.
Nếu trả lời thì như một cái vòng lặp lẩn quẩn, 'Làm thế nào để không sống trong có kết luận, nếu Không sống trong có kết luận vậy thì chúng ta sống trong đâu? Và câu trả lời dễ dàng dẫn tới vậy chúng ta sẽ Sống trong không có kết luận. Ôi trời!..

Mình có thể diễn tả câu trả lời là khi không sống trong có kết luận, là chúng ta sống đơn thuần ghi nhận thông tin ngay trong lúc đó, ngay trong khoành khác đó. Ghi nhận của chúng ta sẽ không có kết luận.
(Mình thật sự thấy vừa rồi mình trải qua câu chuyện giống cô nàng Anna, và có một cảm giác muốn tin, mặc dù dữ kiện và dữ liệu thì rất thuần tuý đầy đủ, đủ để mình không suy nghĩ sai lệch như Anna, nhưng cảm giác của mình, suy nghĩ của mình lúc đó theo kiểu giày xéo, kéo mình theo cái muốn tin, để mình có một cảm giác buồn, buồn cho bản thân. Lúc đó kiến thức và có nhiều trải nghiệm, mình vẫn có biết rằng đây là một chứng kiến, chứng kiến có một cái hình ảnh, rồi từ đó cảm xúc nó diễn ra, vì không theo ý mình, nhưng mình bị dính mắc theo cái suy nghĩ, cái cảm xúc ấy, bị nó lôi đi tới tận vài ngày.)
Nhiều khi mình bị lôi đi bởi các suy nghĩ, các ý muốn, mong cầu, và mình rời bỏ cái việc sống trong chứng kiến. Nhưng rồi khi quay lại nhìn, lúc đó vẫn có chứng kiến, mà tại vì mình không chịu sống trong nó mà thôi.

1 Lượt thích

Mình đi học cả buổi, mà sao ko thấy đoạn này ta.

Tại sao trong chứng kiến không có stress nhỉ?

theo trí nhớ của mình thì a Quý chia sẽ, trong chứng kiến thì xuyên suốt, mang tính thời điểm,
nếu chứng kiến là một hành động thì sẽ có lúc chứng kiến, có lúc không chứng kiến.

1 Lượt thích

Đoạn này nếu mình nhớ không lầm, hình như anh Quý có nói ở chỗ quán Nhã Lam thì phải. Hiện tại mình nghe được và kể lại, mình cũng đang muốn đào sâu trong chuyện này, và qua lớp bổ túc, có thể diễn giải trên bề mặt ý nghĩa: thì chứng kiến là dữ liệu, nó diễn ra liên tục, từng giây từng phút, mình tiếp nhận dữ liệu, qua các giác quan, mình liên tục tiếp nhận mọi thứ xung quanh, stress đâu có lọt vào được. Stress là mọi thứ không theo ý mình thì mình stress, còn mọi thứ nó cứ được tiếp nhận, lúc đó cái ý của mình sẽ không hình thành sự phản kháng theo cái muốn của mình, ý không phản kháng thì chỉ còn có dữ liệu, hình ảnh, âm thanh, sự tiếp nhận đều đặn, mình đoán là stress không lọt vào nổi!

Mình có thể đưa ra cho bạn một phép so sánh thử, mình cũng từng làm thử, vì mình cũng stress, rất nhiều ý muốn, và chịu stress cũng tệ nữa. Có lần mình làm mệt mỏi, và ngồi thử, sau đó chợt nghĩ, mình muốn nhiều thứ quá, nhưng thật ra cơ bản của mình là không khí mình đang hít thở thôi, mà mình lại bỏ qua, nếu không có không khí thì có nhà lầu xe hơi, hay vài căn biệt thự ở vài nước châu Âu cũng chả có ý nghĩa gì. Lúc đó mình mới phì cười, và thấy là cái ý muốn của mình dẫn mình đi bấy bá lung tung beng luôn.

‘…trong chứng kiến thì xuyên suốt, mang tính thời điểm,…’ >> Không biết Chung có nhầm gì không hỉ?

Đúng là nếu chứng kiến là một hành động thì sẽ có lúc chứng kiến và có lúc không chứng kiến, và Nh cũng nghĩ rằng chứng kiến nó xuyên suốt, nó không liên quan gì tới hành động cả. Thậm chí nó không cần tác ý, còn hành động thì cần tác ý quá trời!

theo Chung thì chứng kiến không phải hành động, mà đi kèm với hành động , hoạt động,
còn chỗ "mang tính thời điểm " , thì theo chung là cập nhật tức thời , lúc chung nhìn lại thì thấy những hình ảnh ở con mắt là cái mới nhất, tương tự cho các giác quan khác, sau đó , chung thấy có một cái nổi lên rất nhanh là cái ý quen thuộc nổi lên , và thấy cái ý quen thuộc đó , không phải là cái đang nhận diện, nên chung thấy nó luôn là cái mới nhất tại thời điểm. :smile:

“Đúng là nếu chứng kiến là một hành động thì sẽ có lúc chứng kiến và có lúc không chứng kiến, và Nh cũng nghĩ rằng chứng kiến nó xuyên suốt, nó không liên quan gì tới hành động cả. Thậm chí nó không cần tác ý, còn hành động thì cần tác ý quá trời!” → chỗ này đọc xong, so sánh với bên trong , thì chung cũng thấy giống Nhật nói, tuy nhiên, chung thấy nó nhanh quá nhanh, ở chỗ là lúc đặt ý ở hành động , lại có thêm cái ý muốn biết cái chứng kiến nó ra sao, nên 2 cái ý này nó lộn nhào với nhau. chung đang nhìn lại tiếp .:sweat_smile:

1 Lượt thích

Thật ra Nh cũng chỉ tri giải về định nghĩa, sống vẫn chưa liên tục để thấy rõ. Có một cái thú vị này là dù có quên lúc mình sống bị lôi đi theo ý, mình không sống trong chứng kiến, mà sống trong ảo tưởng, nhưng rồi một thời gian sau (tuỳ theo sự để ý của mình, có thể 1 tiếng, 1 ngày, hay lâu hơn), mình sẽ nhớ lại, ủa ủa, nãy có sống trong chứng kiến đâu! Cái chứng kiến nó tự nhiên và tự do, và nó cứ thế liên tục ghi nhận, chả có liên quan gì tới cái ý muốn của mình.

“…ở chỗ là lúc đặt ý ở hành động , lại có thêm cái ý muốn biết cái chứng kiến nó ra sao, nên 2 cái ý này nó lộn nhào với nhau…” → Nh cũng y chang, nhưng riết rồi mệt. Mới phát hiện ra xíu xiu (nhờ lớp học và lớp bổ túc), chứng kiến nó có liên quan gì tới ý mình mà đưa vô. Nhiều khi nó bao hàm luôn có ý và không ý, tức là chứng kiến là mạnh hơn, nó ôm luôn cả ý mà, lúc đó nó cũng biết luôn. Cái thành ra nhiều khi mình không dùng ý để tìm chứng kiến nữa, lúc đó các giác quan, nhìn nhận, quan sát, chứng kiến tự động diễn ra. Theo Nh là vậy, và Nh vẫn đang lò mò tìm tiếp. Tìm cái chỗ sống .

1 Lượt thích