Sau buổi bổ túc ngày 7/4 vừa rồi, mình nhận thấy mình cần làm bài tập lại những bài tập mà Đăng đã giao từ các buổi học đầu của chứng kiến. Mình mong Đăng và các bạn đặt câu hỏi để mình hiểu rõ hơn.
Các ví dụ chứng kiến và không chứng kiến bằng các giác quan:
- Chứng kiến bằng mắt:
- Hôm qua mình chứng kiến hình ảnh bầu trời xanh trong, ít mây.
- Mình đang chứng kiến màn ảnh vi tính khi đang gõ máy tính
- Mình chứng kiến bằng mắt cái chai nước đang trên bàn
…
Những điều mình không chứng kiến bằng mắt: - Hôm qua mình không chứng kiến bằng mắt trời có mưa
- Mình không chứng kiến bằng mắt các dãi sóng ánh sáng đi từ màn hình vi tính phóng ra
- Mình không chứng kiến bằng mắt các phân tử nước chuyển động trong chai nước.
- Chứng kiến bằng tai:
- Hôm buổi học bổ túc ngày 7/4, mình có chứng kiến bằng tai âm thanh của Thầy và Đăng và các bạn.
- Hôm qua mình đi đường về, mình có chứng kiến bằng tai âm thanh kêu cọt kẹt của xe mình.
- Minh chứng kiến tai mình đang nghe âm thanh phát ra từ máy tính.
Những điều mình không chứng kiến bằng tai: - Mình không chứng kiến bằng tai lời quở trách của sếp mình trong buổi họp mình vắng mặt.
- Mình không chứng kiến bằng tai về vụ động đất ở Mỹ
- Mình không chứng kiến bằng tai về tiếng dế kêu ở Hóc Môn.
- Chứng kiến bằng mũi:
- Mình chứng kiến bằng mũi mùi the nồng khi mình hít ống hít thông mũi.
- Mình chứng kiến mùi hôi nồng khi đi ngang qua nắp cống gần bệnh viện
- Mình chứng kiến mùi thơm nước hoa mình xịt hàng ngày
Những điều mình không chứng kiến bằng mũi: - Minh không chứng kiến mùi thơm của thịt nướng khi xem clip nướng thịt khi đi picnic của nhóm bạn ở Mỹ.
- Mình không chứng kiến được mùi hương thơm của quảng cáo nước xả thơm trên TV.
- Mình không chứng kiến được mùi của cây hoa hồng ở Bulgary.
- Chứng kiến bằng lưỡi:
- Mình chứng kiến được lưỡi mình bị lạt vị (vì đang bị sốt)
- Mình chứng kiến được lưỡi cảm nhận vị ngọt cay cay khi uống trà gừng nóng.
- Mình chứng kiến được lưỡi mình có vị mặn, béo khi ăn trững vịt muối.
Những điều mình không chứng kiến bằng lưỡi: - Mình không chứng kiến bằng lưỡi vị bia tươi của Đức đang quảng cáo trên youtube.
- Mình không chứng kiến bằng lưỡi vị sushi của quán ăn bên Nhật.
- Mình không chứng kiến bằng lưỡi vị của trái dừa ở Hawaii.
- Chứng kiến bằng thân:
- Mình chứng kiến toàn thân mình nhức mỏi liên tiếp 2 ngày qua.
- Mình chứng kiến cổ mình đang nhức mỏi.
- Mình chứng kiến 2 ngày qua mình đau bụng.
Những điều mình không chứng kiến: - Mình không chứng kiến thân mình bay lên.
- Mình không chứng kiến não mình đang phát ra các luồng điện.
- Mình không chứng kiến tim mình đang phát ra các xung điện tạo nhịp đập.
- Chứng kiến bằng Ý:
- Mình chứng kiến hôm qua mình có ý mua hai chai nước ép (và đã thực hiện điều đó).
- Mình chứng kiến mình có ý đi chợ sáng nay mua thịt.
- Mình chứng kiến mình có ý định đị trễ làm ngày hôm nay.
Những điều mình không chứng kiến bằng ý: - Mình không chứng kiến bằng ý : ông sếp đang phá hoại cái sở làm.
- Mình không chứng kiến bằng ý : đứa bạn đồng nghiệp đang lợi dụng một đồng nghiệp khác.
- Mình không chứng kiến bằng ý : hội nhóm mình đã từng tham gia đang đi sai đường.
Khi Thầy nhận xét cách học sai, và mình nhận thấy cần làm rõ lại cái cơ bản này và nhờ GV Đăng sửa bài tập dùm ạ.
Mình có thấy được sự rõ rằng hơn, và nhận thấy được sâu hơn một chút.
Mình nhận thấy mình vẫn còn chưa rõ về cái chứng kiến bằng ý. Mình thấy rằng nếu rõ ràng một cách không còn lầm lẫn thì khi hỏi tới là sẽ trả lời nhanh chóng, đơn giản, nhẹ nhàng.
Về cảm nhận sau buổi bổ túc, mình thấy có một cái gì đó rõ hơn về sự chứng kiến. Và ví dụ của Thầy về hình ảnh: 1 là hình ảnh của bạn Đăng, 2 là hình ảnh của người ngồi đợi xe lửa. Rõ ràng là hình ảnh bạn Đăng thì quen hơn, và hình ảnh người kia thì lạ. Ngay từ ban đầu, cái quen với lạ nó vốn nằm sẵn trong khái niệm của mình, vì sao quen và lạ. Vì là mình đã có sẵn hình ảnh đó từ bên trong mình, thì mình sẽ gọi là quen. Còn không có sẵn thì mình gọi là là. Còn sự thật thì hai người vốn dĩ vẫn là hai người ấy. “Quen và Lạ” là do mình, không phải do người ta. Lấy ví dụ cho chính mình, giả sử một người mới toanh, chẳng hạn như ngày đầu mình vô lớp, lần đầu tiên gặp bạn Đăng và nếu được chơi trò chơi này thì mình sẽ trả lời là 2 người lạ. Và cũng giống như hình ảnh nhỏ là thể hiện một người đàn ông (giống Chúa Jesus), và khi zoom vô thì sẽ là những trái cây. Như vậy là trong đầu mình đã có sẵn hình ảnh người đàn ông (giống Chúa Jesus) ấy rồi, và trong đầu mình cũng có sẵn hình ảnh trái cây. Nếu trong đầu mình không có sẵn thì mình sẽ thế nào.
Hồi trước mình cũng có đọc và nghĩ đến điều này và cũng có chia sẻ là 'Vậy thì chẳng lẽ delete hết mọi thứ mình biết…,như vậy mới không sai, mới thấy được sự thật…" (Mình không nhớ rõ thời điểm nào, những mình ước lượng là lâu trên 5 năm…). Và lúc đó dĩ nhiên là khái niệm đó của mình bị phản bác liền, mình không nhớ rõ lắm nhưng hình như Thầy có lần có nói: "Vậy như người điên đó, không biết gì cả, có thấy được sự thật không…)
Sau ví dụ về hình ảnh trên màn hình, và hình ảnh 2 người (một ngồi trong lớp, một ngồi ở ghế sân ga), mình thấy rằng có sự khác biệt về cái hồi xưa mà mình đã nghĩ. Không phải là đè nén, hoặc mất hết các hình ảnh bên trong mình để thấy đúng hơn cái sự thật, mà là vị trí của cái nhìn, cái thấy, và chắc hẳn là gọi bằng từ chứng kiến.
Và rồi mình thấy mình trả lời được câu hỏi đám mây, con gấu hình đám mây, hay mặt trăng, mặt trời là ở trong mình hay ở ngoài mình. (Thật ra hồi trước lâu rồi mình có tham gia lớp của Thầy nhưng học không vô và mình công nhận mình nghe như vịt nghe sấm, Thầy có hỏi cái ly ở trong mình hay ở ngoài mình…) Mình cảm thấy buổi bổ túc vừa rồi của Thầy quả thật quý giá, giúp mình và các bạn rõ hơn rõ hơn về những điều chúng mình hiểu sai.
Theo mình thấy hiện giờ là chứng kiến đã bao hàm bao gồm mọi giác quan. Nó là điểm đầu tiếp nhận, trước khi khởi nên các việc xử lý dữ liệu. Và mục đích là làm sao sống được như vậy, phương pháp sống trong chứng kiến để không bị ảo tưởng chia phối.
Mình thú thật là mình không biết phải làm sao!
Hiện tại mình đang làm rõ hơn về điều là buổi bổ túc trước có đưa ra: Không phải là “Sống không có kết luận” và CẦN PHẢI “Không sống trong chỗ có kết luận”.