Phần 1: lộ trình đi của mình khi nghe 1 âm thanh không như ý
Khi tai nghe âm thanh Học vì hình ảnh:
- Có cái kết luận: học vì hình ảnh là xấu, là không chuẩn mực.
- Có cái kết luận: mình đang là hình ảnh xấu.
- Chứng kiến cảm giác khó chịu khi thấy mình có hình ảnh xấu.
- Chịu đựng cảm giác khó chịu.
- Muốn thoát khỏi cảm giác khó chịu.
- Làm gì đó để thoát khỏi cảm giác khó chịu.
- Có cái kết luận: để hết cảm giác khó chịu, phải không thấy mình đang xấu.
- Làm gì đó để không thấy mình đang xấu.
- Kết án bản thân: đúng là mình đang xấu.
- Thừa nhận bản án: mình đã nói như thế thì đúng là có học vì hình ảnh.
- Trừng phạt bản thân: nổi lên cảm giác ăn năn, biết lỗi.
- Chưa thoã mãn: vẫn còn cảm giác khó chịu lẫn ăn năn, chưa ăn năn hoàn toàn.
- Lên án thêm về bản thân: học vì hình ảnh tức là không có mục đích thật.
- Hành hạ bản thân: nổi lên cảm giác nhục nhã.
- Đưa ra lời hứa: sẽ không như thế nữa.
- Tạm tin: cảm giác ăn năn, biết lỗi thật sự, nghĩa là người này là kẻ có tội, và đã biết tội.
- Có cái kết luận: Tôi là kẻ có tội và đã biết tội.
- Có cái kết luận: kẻ có tội đã biết tội, đây là hình ảnh đẹp.
- Chứng kiến cảm giác dễ chịu khi thấy mình có hình ảnh đẹp.
- Thoả mãn.
Phần 2: Làm rõ kết luận Học vì hình ảnh có phải là xấu?
Tình huống thứ 1:
- Một người muốn được làm việc trong ngành công nghệ thông tin, muốn thành lập trình viên. Thế là họ thi đại học chuyên ngành cntt, với ý nghĩ là có bằng đại học đúng chuyên ngành thì khi ra trường mình sẽ làm được công việc mà mình yêu thích.
- Trong quá trình học, họ nỗ lực học tập, để khi tốt nghiệp mình có bằng cấp loại giỏi thì dễ xin được việc làm hơn.
- Ngoài khao khát có cái bằng, họ nỗ lực học tập, đưa trình độ của mình lên, để đáp ứng được các yêu cầu mà giảng viên đưa ra.
Người này có đáng bị lên án bởi vì phải họ học vì bằng cấp không?
Chẳng ai lại lên án 1 người nỗ lực học tập để tốt nghiệp loại giỏi cả.
Tình huống thứ 2:
- Một người khác cũng muốn làm việc trong ngành công nghệ thông tin, muốn trở thành lập trình viên. Thế là họ thi đại học, với ý nghĩ là có bằng đại học đúng chuyên ngành cntt thì khi ra trường mình sẽ làm được công việc mà mình yêu thích.
- Trong quá trình học, họ ko học hành gì cả, dễ thì học, khó thì bỏ, thích thì học, không thích thì bỏ, thấy cái nào có ý nghĩa thì học, không có ý nghĩa thì bỏ. Tới kỳ thi thì quay cóp sao cho qua được môn. Trong đầu thì trống rỗng, không biết làm cntt là làm gì, mình có làm được không.
- Họ rất khao khát có cái bằng, họ tin rằng có cái bằng thì họ sẽ có được việc làm, dù cho mình chẳng biết cái gì cả.
Người này có đáng bị lên án không?
Chẳng ai lại muốn trở thành người như thế này cả.
2 người này đều khao khát có bằng cấp, khao khát tốt nghiệp cử nhân đại học. Nhưng 2 người họ khác nhau. Một người thì mình muốn trở thành, còn một người thì không.
-
Một người, thì ngoài việc có được cái bằng, họ còn có nội lực, trong quá trình học đã nỗ lực học tập, bồi dưỡng năng lực, đạt được đúng trình độ mà bằng cấp thể hiện ra.
-
Một người, nếu may mắn có được cái bằng, thì do trong quá trình học tập không nỗ lực học tập, không bồi dưỡng năng lực, không đạt được đúng trình độ mà bằng cấp thể hiện ra.
-
Một người, thì bỏ cái bằng ra vẫn xin được việc làm như ý muốn.
-
Một người, dù có thêm cái bằng cũng không xin được việc làm như ý muốn.
Phần 3: Nhìn lại
Vậy thì đối với chúng ta, những người đang học phát triển bản thân.
Có phải thật sự là chúng ta chỉ đơn thuần học vì hình ảnh? Học vì bằng cấp? Học vì show off? Học vì lớp khai giảng? Học vì thầy Quý dạy? Học vì Đăng dạy? Học vì đó là chương trình của Thiền Việt Nam? Học vì đó là của giảng viên A, học vì đó là của tổ chức B?
Có phải thật sự là chúng ta không có mục đích muốn đạt được kết quả thật?
Có phải thật sự là chúng ta không muốn thay đổi? Không muốn bản thân thật sự tốt hơn? Không muốn thật sự có trí tuệ? Không muốn thật sự được hạnh phúc và mãn nguyện trong cuộc đời?
Mình không tin điều đó, mình thấy rằng, ai trong cuộc sống này cũng muốn sống một cuộc đời trí tuệ, hạnh phúc và mãn nguyện. Điều này rất đáng trân trọng. Trong quá trình tìm được chương trình phù hợp thì càng quý, còn hơn bắt được vàng.
Tuy nhiên, mình nhầm lẫn giữa bằng cấp và cái mà bằng cấp đó tượng trưng cho.
Vì nhầm lẫn này, thay vì nỗ lực phát hiện ra các sai lầm, cản trở, nâng cao năng lực. Thì mình nỗ lực muốn nhìn thấy mình có dấu hiệu đủ trình độ với cái bằng cấp đó.
Như tình huống ở trên, ngoài đời thiếu gì, người ta nỗ lực thi vào đại học, với một kỳ vọng là sau này có một nghề nghiệp ổn định, lương cao. Nhưng khi vào học, họ lại quên mất cái mục tiêu đó, họ lại nhầm sang sao cho có cái bằng, ra trường tính tiếp.
Phần 4: Cuối cùng, ai là người lãnh đạo mình?
Mình là người lãnh đạo mình, mình là người sẽ cầm ngọn đèn đốt đuốc mà đi, mình là người chịu trách nhiệm chính cho việc thoát khỏi đêm đen của mình. Mình là người sẽ khai mở trí tuệ cho mình, mình sẽ là người làm cho mình giác ngộ.
Tuy nhiên, có một câu chuyện thú vị trong thế giới toán học rằng: Giả sử cho một con khỉ gõ liên tục trên bàn phím trong thời gian vô hạn, thì sau một thời gian đủ dài, trong văn bản con khỉ gõ ra ta có thể tìm thấy tất cả các kịch bản của Shakespeare. ^^
Nếu mình không học đúng thầy, hoặc đúng chương trình, thì thời gian đủ dài của mình có thể sẽ là độ tuổi của không chỉ 1 vũ trụ mà còn là của vô hạn vũ trụ, không biết được, nhưng chắc chắn là lâu…
Dù thời gian là bao nhiêu đi nữa, dài, hay ngắn, vô hạn hay ko vô hạn, thì con khỉ vẫn phải gõ bàn phím, các kịch bản của Shakespeare mới ra đời được.
Phần 5: Tâm lý sa đà vào câu chuyện riêng khi học
Câu chuyện của mình hoặc của ng khác thì cảm hứng và thú vị, vì nó thật, nó dễ hình dung, dễ đồng cảm. Nó mang lại cảm xúc rất đã.
Tuy nhiên, mình rút kinh nghiệm là, mỗi sự kiện giải quyết được, cũng chỉ nên xem như một hòn ngọc sáng, dọc đường vô tình lụm được, thì cứ bỏ túi để đó ngắm. Nó có thể liên hệ tới mục đích của lớp học, cũng có thể không liên hệ.
Nhưng mình biết rõ, nó ko phải là mục đích đi học của mình.
Mình tự hỏi, khi vào một lớp học, điều gì cần được tập trung lắng nghe?
- Mình đã bỏ lỡ bao nhiêu điều thầy nói rồi?
- Mình đã bỏ lỡ bao nhiêu điều Đăng nói rồi?
- Mình đã bỏ lỡ bao nhiêu điều được mn nói đến, vì cho rằng nó ko liên quan tới mình rồi?
- Có phải mình chỉ lắng nghe một cá nhân nào đó?
Dĩ nhiên, mình có quyền bỏ lỡ, ko sao hết á, hihihi, nhưng mình cũng ko thích cảm giác tiếc nuối cho lắm.
Khi lên trình bày, điều gì cần được mình nói lên?
- Mình trình bày có đúng chủ đề không?
- Mình trình bày có đúng ý muốn nói của mình không?
- Mình có cảm giác đã khi trình bày không?
Phần này, mình là không dám lên trình bày, mình ngại, hic. Dù lúc sáng mình đã nghĩ mình sẽ lên chia sẻ lợi ích mà mình nhận được, sau đấy mình đã nhầm lẫn giữa việc nhận được lợi ích gì, và lên để thể hiện bản thân nên mình không dám lên trình bày.
Phần 6: Tâm lý bị thu hút bởi cảm giác chỉ còn cái này nữa thôi
Mục đích của lớp học này là gì, đó mới là điều quan trọng, tối thiểu nhất phải đạt được trong lớp học là gì. Cái đó mới là cái mình nhất nhất phải đạt được. Những cái khác, chỉ là hoa lá, vô tình có. Chứ không nhầm lẫn nó là mục đích của mình, cũng như là mục đích của lớp học.
Ngoài ra, mình cần phải nhớ, mình có một mục đích lớn hơn khi học. Đây không phải lớp học cuối cùng, đây cũng không phải chủ đề cuối cùng mà mình cần khám phá. Để đạt được cái đích cuối cùng, thì mỗi lớp học là từng bước mình sẽ vượt qua, từng bước, từng bước. Đầy đủ và chắc chắn.
Trong khoá 1 vừa rồi tiêu đề lớp học là: Hiểu về Chứng Kiến. Làm mới cuộc sống.
Mục tiêu cần đạt được là: hiểu rõ hơn về khả năng chứng kiến của bản thân và cách chúng ta nhận biết thế giới.
Chúng ta phải đạt được mục tiêu là:
- Phân loại được, đâu là nhận thức đến từ chứng kiến, đâu là nhận thức không đến từ chứng kiến.
- Phân loại được, khi nào thì mình tôn trọng điều mình chứng kiến, khi nào thì mình không tôn trọng điều mình chứng kiến.
Tuy nhiên, có một hiện tượng xảy ra là. Chúng ta cảm giác rằng, chỉ cần cái này nữa thôi, là chúng ta sẽ ổn. Và cái mà chúng ta đặt ra trong khoá học này là Sống được trong chứng kiến luôn thì chúng ta sẽ ổn.
Điều này nghĩa là gì? Chúng ta đang cho rằng việc cuộc sống chúng ta không ổn là do chúng ta không sống được trong chứng kiến.
Chúng ta cho rằng level chúng ta thấp là vì chúng ta chưa sống được trong chứng kiến, chứ không phải level chúng ta thấp vì các sai lầm của chúng ta.
Điều này tạo ra một cảm giác hấp dẫn, các vấn đề trong cuộc sống của chúng ta, chỉ cần gỡ được cái khúc mắc này là sẽ ổn thoả.
Một cảm giác hấp dẫn vì tin rằng chúng ta sẽ lên level, nếu chúng ta đạt được cái gọi là sống trong chứng kiến.
Không có chuyện đó đâu.
Chúng ta đã không ổn trong 37 năm, thế nào mà chỉ 2 buổi học, chúng ta lại ổn được?
Nếu có thì chắc đó là một con khỉ đã gõ phím trong vô hạn thời gian rồi í.
Hoặc không thì cũng giống như một người xây biệt thự, họ xây bao lâu rồi, giờ chỉ còn một vài viên gạch làm trong 2 ngày là xong cái biệt thự vậy.
Phần 7: Tâm lý bị cảm giác biết rồi chi phối
Có cái biết rồi thật sự chứ không phải không.
Nhưng biết rồi thật sự nghĩa là:
- Phải giải đáp được toàn bộ, từ chi tiết, cho tới từng phần, và toàn phần.
- Phải lý giải và phân định được khi người khác nói về nó.
- Phải có sự đả thông hoàn toàn khi tự mình hỏi mình.
- Phải có sự thoả mãn triệt để đối với hiểu biết đó.
- Phải sẵn sàng cởi mở, đối chất mọi khía cạnh của vấn đề.
Đây là điều kiện đầy đủ, không được thiếu điều kiện nào.
Thiếu một điều kiện nào, mà lại kết luận tôi biết rồi, thì đó là bị cảm giác biết rồi chi phối, không phải thật sự biết rồi.
Cái cảm giác biết rồi này, khi nó xuất hiện, sẽ làm cản trở sự học tập của mình.
Muốn tiến cũng không tiến được, muốn lui cũng không lui được.
Rồi cuối cùng đưa ra phán quyết, tôi chẳng biết phải làm sao thoát được nữa.
Rồi lại đưa thêm phán quyết, chắc là tôi không đủ động lực. Và dừng lại nhưng khó chịu.
Theo mình thấy, đó đều là lý do để lý giải, không phải chứng kiến thấy mình không có động lực.
Lúc này, quay lại đối chiếu với 5 điều ở trên, ngay điều số 1, mình làm rõ nội dung của biết rồi, mình thấy mình chưa biết rồi, sẽ có động lực muốn biết, cái đó tạo nên động lực. Và mình sẽ thấy mình làm chủ được động lực.