25/2/2024 - Chủ nhật, bổ túc 2 trước khi học khoá 3.
Hôm qua là ngày chủ nhật, mình có tham dự lớp bổ túc sau khi học xong khoá 1, hiểu về chứng kiến, làm mới cuộc sống, và khoá 2, hiểu về chứng kiến mở lối tương lai. Đã từng có một buổi bổ túc 1 rồi, khi ấy giáo viên chứng minh rằng dù cho có học 2 khoá rồi nhưng mọi ng trong lớp đều chưa biết chứng kiến là gì.
Tiếp theo mình sẽ tham dự khoá 3 hiểu về chứng kiến, tôn trọng sự thật. Tuy nhiên để tham dự khoá học ấy, mình sẽ trải qua buổi bổ túc thứ 2 này. Sau đó, lớp sẽ xét duyệt và học khoá 3 sau.
Dưới đây là bản tường thuật về những gì đã diễn ra trong buổi học bổ túc 2 vừa rồi.
Lớp học chia thành 2 buổi.
Buổi sáng bắt đầu từ 9h, kết thúc vào 12h26p.
Vì sao lại có lớp bổ túc này?
Đó là câu hỏi của giảng viên đặt ra cho cả lớp.
Đáp án là vì cả lớp đã ko nhận ra những gì cần nhận ra từ 2 khoá trước.
Vậy thì cần nhận ra điều gì trong buổi bổ túc này? Chúng ta sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi sau.
Câu đầu tiên thế nào là chứng kiến và ko chứng kiến?
GV gọi bạn VT trả lời, là quan sát đối tượng bằng các giác quan. GV nói khá chính xác rồi đó.
Tiếp theo, lần lượt là các học viên khác đc GV gọi lần lượt theo vị trí ngồi.
A L trả lời là, chứng kiến là trạng thái chứng kiến. Không chứng kiến là ko sống trong trạng thái chứng kiến.
Câu trả lời của mình là chứng kiến là nhận biết đối tượng bằng mắt tai mũi lưỡi thân ý.
Trong khi các bạn khác trả lời. Mình viết lại câu hỏi và câu trả lời của mình vào vở. Khi đến câu không chứng kiến là gì, thì mình đã bị khựng lại. Có không chứng kiến sao? À, hiểu rồi. Câu trả lời vừa rồi của mình có vấn đề. Nghĩa là mình ko trả lời trực tiếp về chứng kiến. Mà trả lời rằng, cái gì được mình chứng kiến, và cái gì mình ko chứng kiến.
Mình muốn sửa lại câu trả lời. Đợi các bạn trả lời xong kể cả các bạn online nữa. Mình giơ tay nhưng ko ngờ còn thầy T, nên GV nói mình đợi. Sau đó mình nói câu trả lời mới của mình. Ko có lúc nào ko chứng kiến. Chứng kiến là sự nhận biết của mình. Lúc nào cũng nhận biết. GV hỏi thế còn ko chứng kiến là gì? Thế là ko có ko chứng kiến à? Thế em có chứng kiến nước Mỹ ko? Mình trả lời em ko chứng kiến nước Mỹ. Thế là có không chứng kiến mà. Trong mình hoang mang. Oh thế là sao? Chứng kiến thì nói về sự nhận biết, mà ko chứng kiến lại nói về đối tượng.
GV bật tới slide câu hỏi tiếp theo. Thế nào là sống trong chứng kiến và không sống trong chứng kiến. VT trả lời. Và lần lượt mọi người trả lời. Câu trả lời của mình là sống trong chứng kiến là giống như chánh niệm, biết rõ mình đang biết cái gì.
Slide tiếp theo, thế nào là quan sát. VT trả lời. Và lần lượt mn được gọi trả lời. Câu trả lời của mình, quan sát là bám trên đối tượng bằng các giác quan. Chỗ này mình nhớ tới cách thực hành chứng kiến của mình sau khoá 1. Mỗi khi muốn thực hành chứng kiến mình sẽ chú tâm nhìn vào một đối tượng, hoà vào đó và bắt đầu cảm giác tận hưởng và cảm giác thân thương, tươi mới với chúng.
Câu hỏi tiếp, theo bạn quan sát và chứng kiến là giống hay khác. GV hỏi là có cần thời gian suy nghĩ không. Mình nói lên suy nghĩ của mình là chỉ người đầu tiên mới cần thời gian. Chứ những ng sau như mình thì dư thời gian rồi. Cả lớp bật cười. Mình cũng mắc cười.
GV nói vậy giờ giơ tay, ai muốn trả lời thì giơ tay. Mình giơ tay luôn và mình trả lời. Mình có ý nghĩ là mình hay làm ngược nhỉ.
Câu trả lời của mình là: chúng không giống nhau. Quan sát là nói về hành vi bám trên đối tượng. Còn chứng kiến là hành vi có thu về nhận thức.
Cả lớp bắt đầu nhộn nhịp hơn vì mỗi người mỗi câu trả lời trái nhau xoành xoạch, người bảo giống, người bảo khác.
Mình lắng nghe, sau đó mình xin giơ tay bổ sung, vì mình thấy một điểm trong thực tế người ta sẽ nói camera quan sát chứ ko có nói camera chứng kiến. Nghĩa là chứng kiến phải có người chứng kiến. Quan sát thì thiết bị vô tri cũng làm được.
Câu tiếp theo quan sát có phải là một hành động không? Chứng kiến có phải là một hành động không?
Ngay đoạn này mình đã à ra rằng chúng là khác nhau. Vì quan sát chắc chắn là 1 hành động. Còn chứng kiến phải là một hành động ko? Mình nghĩ uhm, chứng kiến là động từ hay tính từ, nếu là động từ thì là hành vi, nếu là tính từ thì là thuộc tính. Vậy có câu nói nào là động từ về chứng kiến nhỉ? Mình nghĩ tới một tình huống có 1 người hỏi mình, m có chứng kiến việc đó ko? Thì mình thấy rằng, khi đc hỏi như thế thì mình đã hiểu rằng người ta muốn biết là mình có chắc chắn nhìn thấy điều đó ko? Điều mà mình nói có đúng với sự thật ko? Vậy là nói về một nhận thức, chứ không phải nói về hành vi, v thì chứng kiến ko phải là hành động.
À thì ra quan sát và chứng kiến là khác nhau.
Nhưng mình lại đang cho quan sát là chứng kiến. Và thực hành chứng kiến mà mình nói thật ra là thực hành quan sát. Và mình đã có một kết luận rằng, vậy là khoá 1, và khoá 2 mình đã thực hành quan sát, không phải thực hành chứng kiến, và lợi ích nhận được từ đó là do sự quan sát.
GV nói đó là sai lầm đầu tiên.
Slide tiếp theo, hãy liệt kê các hoạt động của bạn.
GV bật slide danh sách các hoạt động và nói ai thắc mắc hoạt động gì thì hỏi. Mình hỏi ngay hoạt động tiếp nhận là gì? Mình ko hiểu tiếp nhận là thụ động chứ đâu có hoạt động. GV đưa ra ví dụ về đóng mở lỗ tai và hỏi mình hoạt động nào là tiếp nhận, hoạt động nào là ko tiếp nhận. Mình thấy à, trước khi mình tiếp nhận và không tiếp nhận mình sẽ có 1 tác ý, và đó là hoạt động tiếp nhận. GV đưa mình con chuột máy tính, mình đưa tay ra cầm thì đó là hoạt động tiếp nhận, GV nói mình đứng dậy mình trả lời trái đi, đó là hoạt động không tiếp nhận. Mình trả lời, đóng lỗ tai là hoạt động ko tiếp nhận, ko đóng lỗ tai là hoạt động tiếp nhận. Và đều có ý định trc cả. Mình hỏi về hoạt động định hướng. GV kêu mình hãy làm một việc gì đó. Mình cầm cây bút lên và đặt xuống. GV nói trc khi em làm thì đã có định hướng, có điều mình ko để ý nên thấy mờ mờ chứ ko phải ko có. Mình link tới cái đoạn mình trả lời trái ý, nhưng thấy rất nhanh, mượt, tự nhiên, ko cần suy lường trước. Rất nhanh mà nó lại là khả năng của mình. Mình đã có một kết luận nó nhanh thế làm sao mình nắm bắt nó được, mà nó lại là do mình làm ra, chứ không thì ai.
Các hoạt động khác thì mình không có thắc mắc.
Câu tiếp theo, tại một thời khắc ta có thể làm được nhiều hoạt động không?
Mình chắc chắn là không, vì điều này đã được mình thấy rất tâm đắc từ lâu rồi, lúc đấy mình hỏi mọi người nhưng không có ai hiểu câu hỏi của mình, mình đã phát hiện ra tại một thời điểm mình chỉ có thể tung ra 1 ý, làm 1 hành vi thôi. Mình thấy rất rõ sự nhảy quả nhảy lại giữa 2 ý, khi nhảy qua cái kia, thì cái này sẽ mờ đi, chứ ko thể đồng thời 1 lúc 2 ý đâu. Rồi mình có 1 suy nghĩ, ủa làm sao mà mình trả lời được câu này nhỉ? Mình phải quan sát được ý thì mới trả lời được. Mình phải vượt trên chúng thì mình mới trả lời được câu này chứ. Nhưng lúc đấy mình đang làm hành động tác ý mà, sao mình lại thấy được. Cảm giác hơi rối.
Mình nêu câu hỏi của mình ra, trong mình có một cảm giác lấn cấn về một cái gì đó chưa rõ ràng. GV nói mình chấm 2 điểm trên vở. Mình nhớ nãy GV có nói về việc tay trái vẽ hình tròn, tay phải vẽ hình vuông, nên mình đi lấy thêm cây bút nữa để chấm. GV bảo mình sợ bị gài. Mình biết chắc ko phải mình sợ bị gài.
GV nói mình nhìn 1 lúc 2 điểm. Mình thấy rõ làm ko được việc này, 1 lúc chỉ có thể nhìn đc 1 điểm à. Ví dụ này giúp mình có thấy rất rõ việc tại 1 thời khắc chỉ làm đc 1 hoạt động có tác ý. Rõ hơn so với lúc mình tự làm. Nói chung thấy rõ mồn một về việc này.
Câu tiếp theo, khi quan sát có thể làm hoạt động khác được không? Khi chứng kiến có cần dừng các hoạt động khác không? Mình thấy đúng đúng, khi quan sát thì không thể làm hoạt động khác. Mình nghĩ hèn chi khi người ta thiền, rất sợ thấy có suy nghĩ, vì nếu thiền đúng là phải duy trì quan sát liên tục, và như vậy thì không có hoạt động suy nghĩ.
Mình hỏi GV về quan điểm này. Thiền là ngưng suy nghĩ. GV hỏi vì sao thiền là ngưng suy nghĩ. Vì thiền là để giải thoát, muốn giải thoát thì hết vô minh, mà vô minh là vì nhiều suy nghĩ tạp niệm, muốn hết vô minh thì ko còn suy nghĩ tạp niệm nữa. GV hỏi có đọc kinh Phật không, có thấy đoạn Đức Phật nói có một tư tưởng khởi lên nơi ta ko, đó ko phải là suy nghĩ à? Mình thấy đó là tư tưởng tự khởi lên chứ Đức Phật không làm nó khởi lên nên ko gọi là suy nghĩ. Thế còn khi Đức Phật nói người này mất đi sanh về cõi này, cõi kia thì sao? Khi ấy mình thấy À Đức Phật có suy nghĩ. Vậy là em nói Đức Phật chưa giải thoát à. Dạ không phải. Vậy mà đó giờ em nghĩ thiền là ngưng bặt suy nghĩ càng lâu càng tốt, trí tuệ sẽ phát sáng. Đó là dẫn tới liệt tuệ đi xuống địa ngục chứ ko phải giải thoát.
Đoạn này mình thấy sai lầm khi thiền để ngưng bặt suy nghĩ chỉ là thi đua thành tích, chứng minh mình làm được việc khó, chứ ko dẫn tới giải thoát và trí tuệ.
Mình hỏi tiếp, lúc nào con người cũng chứng kiến rồi, vậy thì đâu cần thực hành gì nữa, đâu có sai gì. GV hỏi có biết điểm khác nhau giữa GV và mình là gì không? Mình trả lời biết. Là gì? GV thông minh hơn mình, sáng suốt hơn, hạnh phúc hơn, chắc chắn không xuống địa ngục còn mình thì không. Không phải. Mà là anh biết rõ điều mình nói. Em cũng biết rõ điều mình nói. Lúc nãy em nói em rối mà. Uh, nhỉ, hiii, đúng là mình không biết rõ điều mình nói. Điều mình nói mâu thuẫn tùm lum.
Nghe liệt tuệ, bạn H có hỏi nhưng mang ý nghĩa phản biện rằng ở ngoài kia nhiều người họ cũng hành thiền như vậy nhưng vẫn có bằng cấp đầy đủ sao gọi là liệt tuệ. GV nói rằng tại sao lại đem bằng cấp bên ngoài vào hỏi? Là muốn GV thuyết phục điều này với H phải ko? Nếu vậy GV ko có nhu cầu thuyết phục. Bạn H nói bạn H đã thấy sai. GV hỏi thấy sai ntn? H trả lời, nhưng chưa phải là điểm nhìn lại. GV nói chưa thấy chỗ sai. H nói ko phải. GV nói đây là bằng chứng chưa thấy chỗ sai đó. Trong nội tâm mình, mình suy nghĩ làm sao để sống không sai, nói năng không sai. GV vẫn đang tiếp tục nói với H về các khu vực trong tâm lý, gồm ý thức, vô thức, và tiềm thức. Mình chịu trách nhiệm trên cả ý thức, và vô thức của mình. Chứ ko thể nói cái gì tôi biết thì tôi mới chịu trách nhiệm. Còn tôi ko biết thì dầu tôi có gây ra tôi cũng ko phải chịu trách nhiệm là ko hợp lý. Mình nghĩ à, vậy để không sai phải quan tâm tới cả vùng vô thức, vì chính vô thức là cái chi phối phát ra lời nói, và cảm nhận.
GV nói dừng lại nghỉ trưa. Mình nói mình thấy chưa xong gì cả. GV chiếu tiếp khi chứng kiến có phải dừng suy nghĩ ko? khi suy nghĩ thì có chứng kiến không? Mình suy nghĩ, đúng vậy, lúc nào mình cũng chứng kiến cả, không phải dừng lại hoạt động nào, bằng chứng là mình có thể nhớ lại được. Nhưng như thế thì mình là người chứng kiến hay mình là người hoạt động? Mình đã có kết luận, mình phải là người phát ra cái ý rồi, lo phát ra cái ý thì làm sao mà chứng kiến được nữa. Mà vẫn chứng kiến được, vậy mình phải là một con người nữa à? GV nói câu hỏi của mình, giống như em đang thắc mắc cái tay phải, và cái tay trái, cái nào mới là con người em vậy. Trong mình vẫn chưa dứt ra được. Tuy nhiên, khi nghĩ tới mình chứng kiến xuyên suốt, chỉ cần nhìn lại là thấy ra được sự thật, mình thấy đã ghê. Nhưng như vậy thì mình cần phải làm gì nhỉ? GV nói giống như người giàu, biết trong kho mình giàu, nhưng khi cần tiền lại thấy không có và phải đi xin vậy.
Lớp nghỉ trưa, tầm 2h thì bắt đầu buổi chiều.
Thế nào là quan sát trong cảm nhận? Thế nào là quan sát trong chứng kiến? Cảm giác của mình khi đó, trời, cái gì thế, nghe câu hỏi mà thấy tối hù, không hiểu câu hỏi. Quan sát trong cảm nhận là sao? Là có cảm nhận rồi quan sát à? Giống như mình có một đứa con, mình yêu nó, nên mình nhìn nó, điểm nào mình cũng thấy đáng yêu? GV nói mọi người trả lời trong suy nghĩ quá.
Slide tiếp theo, Kết luận là gì? Mình suy nghĩ, kết luận là một cái chốt, một nhận định, phụ thuộc vào trình độ của người đưa ra kết luận, nó không có tính khách quan.
Slide tiếp theo, kết quả của chứng kiến là gì? Mình giơ tay trả lời, kết quả của chứng kiến là chính đối tượng được nhìn thấy, nghe thấy… Nhưng cụ thể nó được gọi là gì? Mình không hiểu câu hỏi này.
Slide tiếp theo, kết luận thì có phải là kết quả của chứng kiến không?
Sau đó GV sửa lại, kết luận thì có thể là kết quả của chứng kiến không? Mình bắt đầu không hiểu. GV đưa ra ví dụ, có 1 đàn chuồn chuồn bay cách mặt đất tầm 1m, vào lúc 12h giờ trưa, thì 4h chiều trời mưa, liên tục trước đó 10 ngày đều diễn ra hiện tượng này. hôm nay mình lại thấy đàn chuồn chuồn bay cách mặt đất tầm 1m, mình kết luận 4h chiều nay trời sẽ mưa, thì đó có phải là kết quả của chứng kiến không? Không, tất nhiên là không. Tuy nhiên mình nghĩ, đối với việc chưa xảy ra, chỉ là thu nạp tổng quát lên như vậy, thì nó không là từ chứng kiến, nhưng đối với thời điểm ngay lập tức thì sao? Có thể là kết luận đến từ chứng kiến không?
GV nói lớp chia nhóm ra thảo luận. Mình ở nhóm với aL, aC, thầy T, và H. Mình muốn nghe câu trả lời và lý do tại sao của mọi người. 4 người đều nói là kết luận này ko đến từ chứng kiến. Lý do của aC là, vì nó đã qua lớp xử lý. H thì nhắc lại ví dụ về trái cà chua, tức là ko có con chuồn chuồn thì lấy gì chứng kiến, mà chỉ chứng kiến hình ảnh đàn chuồn chuồn.
Mình mô lại điều H vừa nói, bằng cách lấy cái vỏ kẹo mô tả, cái mình thấy hình ảnh giống đàn chuồn chuồn, giống như cái vỏ kẹo này, mình thấy hình ảnh màu sắc, chứ không phải cái vỏ kẹo thật. Khi mình kết luận đây ko phải là cái vỏ kẹo, mình phải thốt lên trong lòng, đây là điểm tới hạn của mình trong nhận thức, mình đã từng đi tới điểm này nhiều lần rồi. Khi mình nói đây là hình ảnh vỏ kẹo, trong mình thấy rõ đây là vỏ kẹo chứ ko phải là hình ảnh, 2 nhận thức đập nhau. Mình nhớ lại cảm giác mình đã từng thoát khỏi rồi, nhưng mình không thể quay lại nó được. Đây là cái vỏ kẹo đập bẹp cái hình ảnh giống cái vỏ kẹo.
Các bạn lần lượt trả lời, T trả lời, B trả lời, XT trả lời, H trả lời. Điểm mình muốn biết là hình ảnh và con chuồn chuồn thì khác gì nhau. Mình biết chúng khác nhau, hình ảnh thì là ko có thật, còn chuồn chuồn thì có thật. Có người nói hình ảnh tức là chỉ có thông tin, mình thấy có điểm khác về cái hiểu hình ảnh của mình.
Sau đó, nghe GV trả lời hình ảnh đàn chuồn chuồn thì có nghĩa là có thể không phải là đàn chuồn chuồn, đàn chuồn chuồn thì có nghĩa là đàn chuồn chuồn thật. Một cảm giác không thoả mãn, đoạn chuồn chuồn thật thì mình hiểu. Đoạn hình ảnh, đã là hình ảnh thì sao lại là có thể là nữa, nó phải không là luôn chứ. Mình hỏi, như vậy hình ảnh có thể là của một loại sinh vật sao? GV trả lời đúng vậy.
GV đưa ra ví dụ, một học viên từng học khoá học chứng kiến, sau đó, tham dự 1 khoá học khác, nội dung y chang, chỉ khác có cái tên. Khi học người học viên đó kết luận rằng khoá này giống khoá kia, thì khi đó có sống trong chứng kiến không? Mình trả lời không, nhưng trong lòng không rõ lắm, chỉ nhớ tới khoá trước rằng khi mình chứng kiến thì mọi thứ tươi mới, nên mình có kết luận là đâu còn tươi mới nữa.
Tiếp theo, nếu quan sát 1 người làm 1 hành vi đưa tay lên xuống liên tục trong 4-5h, mình có cảm giác chán, và buồn ngủ thì khi đó mình có quan sát trong chứng kiến không? Và ngược lại, khi mình quan sát trong chứng kiến thì mình có cảm giác chán và buồn ngủ không? GV bảo các nhóm thảo luận. Thầy T giơ tay lên xuống, mình nói, GV bảo mình nhìn ng ta giơ tay lên xuống, chứ đâu bảo mình giơ tay lên xuống. Thầy T nói thì anh đang giơ tay lên xuống, cho em nhìn đó. 2 anh em cùng cười. Mình không thấy chán, nhưng hình dung 4-5h là có chán nha. Mình nghĩ khi thấy chán là đã muốn đi làm cái khác rồi, vì cái này biết rồi, không có gì tò mò, không có gì thu hút, hấp dẫn mình nữa cả. GV hỏi khi thấy nó thu hút, hấp dẫn mình thì có còn chứng kiến không? Không, và mình thấy ra à thì ra đây là quan sát trong cảm nhận. Vậy cái bình thường sau khoá học 1 mình thực hành thì nó đâu phải là cái quan sát trong cảm nhận này đâu. Nó là một loại quan sát khác. Quan sát có tận hưởng, có tươi mới kìa, nó là gì? Quan sát có chứng kiến à? Hic, rối ghê, hồi sáng thấy nó không đúng mà, sao giờ lại quay trở lại nó thấy nó có thể đúng là sao đây.
XT hỏi khi sáng tinh mơ, em ngủ dậy nhìn ra ngoài trời thấy trời đẹp, em cảm khái trong lòng và thốt ra trời đẹp quá, thì đó cũng không là chứng kiến sao? GV nói đúng vậy. XT nói trời vậy là mình đi xa quá rồi, không phải chứng kiến, mà là quan sát, không phải quan sát trong chứng kiến, mà là quan sát trong cảm nhận. GV nói hồi sáng bảo các bạn mới nắm được cái chân voi, tưởng cả con voi. Nhưng thật ra các bạn lại nắm vào cái cây cột chứ không có chút phần con voi nào. Mn hỏi vậy thế nào mới đúng? Không sống trong chỗ kết luận mới đúng.
Slide tiếp theo, GV đặt câu hỏi sống trong chỗ không kết luận, và Không sống trong chỗ kết luận, giống hay khác nhau? Và cái nào là sống trong chứng kiến? MN trả lời không sống trong chỗ kết luận. Thế nào là không sống trong chỗ kết luận, đừng có nhầm thành sống trong chỗ không kết luận nhé, đó là một kết luận rồi đó. Mình suy nghĩ, vậy thì phải biết được xu hướng kết luận mình, phải có mục tiêu gì đó thì mình mới làm hành vi kết luận 1 cách liên tục như thế chứ. Dẹp được cái xu hướng này thì chẳng phải là không sống trong chỗ kết luận sao. Mình hỏi GV tại sao mình lại có xu hướng kết luận mọi thứ? GV nói uh, em trả lời đi. Mình hỏi sao nhiều câu hỏi của mình sáng giờ GV đều có trả lời, câu này thì lại bảo mình trả lời? Vì đó là vấn đề của em. Và em cần phải hỏi là tại sao câu này em lại được trả lời.
GV đã nói gì đó về chỗ không sống trong chỗ kết luận. N có nói một trải nghiệm khi mình đi ra biển chơi, tầm 2 giây đầu tiên là một cảm giác tận hưởng, sảng khoái, GV nói đúng rồi đó, N có trải nghiệm rồi đó, sau đó nói N lên mô tả lại chỗ đó, về điểm không sống trong chỗ kết luận.
Slide tiếp theo, làm thế nào để không sống trong chỗ kết luận? GV nói câu này sẽ không giải quyết trong buổi này. Mà là ở lớp bổ túc 3, diễn ra sau khoá học 3, hiểu về chứng kiến tôn trọng sự thật. Điều kiện để tham dự lớp bổ túc 3 đó là phải hoàn thành các nhiệm vụ được giao sau buổi học này. Bao gồm các việc: viết tường thuật buổi học đăng lên fb cá nhân có tag Thiền Việt Nam vào. Viết cảm nhận bản thân về buổi học đăng lên fb cá nhân có tag Thiền Việt Nam. Đăng 2 bài này lên forum thienvietnam. Trả lời câu hỏi khi đăng bài lên fb thì như thế nào là sống trong chứng kiến, thế nào là không sống trong chứng kiến? Sau đó là đăng các thắc mắc, và mình đã giải quyết vấn đề Làm thế nào mới đúng? Không sống trong chỗ kết luận là gì? Làm sao làm sao được nó, lên diễn đàn, đồng thời hỗ trợ giải đáp thắc mắc của các bạn khác.