Ngày 2 - 18/11/2023
Ngày 1 học hành nhẹ nhàng, happy, vui vẻ.
Ngày 2, một ngày dài, mệt nhoài, cảm giác đi học về gánh 1 cái tạ 1000 cân í.
Vì sao mình có thể truy được file gốc?
Câu hỏi này mình ko có đặt ra, mình cũng ko đi tìm nó.
Vậy mà nhờ sức sáng tạo của nhóm CGT và TGT mà mình lại vô tình biết được và có câu trả lời. hihihi. Phải nói là khâm phục sức sáng tạo của con số 6 thần số học của nhóm này nha.
Game là, A Chung viết lên lưng Nhật, Nhật viết lên lưng Bảy, Bảy viết lên lưng a Linh, a Linh viết lên lưng của Châu, Châu viết kết quả ra giấy.
Trò chơi cũng bình thường quá mà phải không? Mình nghĩ, kiểu này chắc chỉ có người chơi trên đó được giác ngộ gì đó thôi, chứ bọn mình ở dưới thì đâu có chơi đâu mà cảm nhận được cái gì. Nhưng không phải nha, là như thế này nè.
Mình là học viên ở dưới ngồi xem, tò mò ko biết a Chung viết cái gì, nên mình đã mò lên mình xem. Thế là mình chứng kiến được toàn bộ diễn trình truyền chữ viết qua lưng của dây chuyền 5 người này. Còn mỗi người này lại chỉ có thể chứng kiến bằng thân của họ thôi, sau đó họ sẽ giải mã tín hiệu đó, thành hình ảnh chữ viết trên giấy.
Bắt đầu, a Chung vẽ chữ K lên lưng Nhật, Nhật truyền đi chữ K lên lưng Bảy, Bảy truyền đi chữ F vào lưng a Linh, a Linh truyền đi chữ F vào lưng của Châu, và cuối cùng, Châu vẽ chữ F lên giấy.
Và mình, là người quan sát, mình biết lỗi xuất hiện ở đoạn của Bảy. Tuy nhiên, mỗi người chơi trên đó lúc họ chơi, thì ko tài nào biết được lỗi xuất hiện ở đâu.
Giống hệ thống nhận thức của mình không? Giống chứ, và, mình chính là cái người mà được quan sát toàn bộ. Còn diễn trình nhận thức, thì khu vực nào nó biết khu vực đó thôi.
Vì vậy chính mình sẽ truy xuất được file gốc, vì mình là người chứng kiến từ đầu tới cuối của toàn bộ hành trình nhận thức của mình mà.
Ví dụ như khi mình tức giận, thì tức giận là một khu vực, nó là sự phản ứng lại khi nhận một thông tin tiêu cực, không đúng đắn về bản thân. Thì nó phản ứng tức giận là đúng, bởi vì thông tin đưa vào là bị chỉ trích. Cũng giống như a Linh nhận vào là chữ F, thì ảnh đã viết ra chữ F.
Nếu thông tin đưa vào là không chỉ trích mà được yêu thương, thì nó cũng ko tài nào tức giận được.
Còn mình là người chứng kiến được bộ máy sản xuất ra thông tin bị chỉ trích đó, trước khi cơn giận xuất hiện. Cho nên là mình có thể truy xuất lại được file gốc.
Vì sao khi nhận được file thì biết nó là file gốc, chứ ko phải là file đã được xử lý photoshop?
Trò chơi ấy, nó cũng giải đáp luôn cho câu hỏi, tại sao mình biết nó là file gốc, chứ ko phải là file đã được photoshop.
Bởi vì cũng chính là mình chứng kiến được cái file gốc đó được hình thành như thế nào, cũng giống như ng ta hỏi nhân chứng trước toà, tại sao anh biết, cô ta lấy tiền của anh? Vì anh ta là người chứng kiến thấy, cô ta vào phòng, lục bóp, lấy tiền của anh ta, cho vào túi cô ta, rồi đi ra ngoài. Chứ ko phải là anh ta nghe ai đó kể lại.
Dĩ nhiên, có thể là anh ta khai gian, hoặc anh ta nhớ ko đúng. Thì bằng chứng rõ nhất là nếu trong phòng có camera, thì họ sẽ truy xuất camera vào thời điểm vụ việc xảy ra.
Mình cũng giống như là cái camera đó vậy. Khi cuộc sống diễn ra, mình giống như cái camera đó, luôn quay phim các sự kiện xảy ra.
Mình chứng kiến có một nỗi buồn, hay mình chứng kiến mình đang buồn.
Hack não quá cái đoạn này nha.
Nó là cái nhận ra của Châu. Mọi người đã xoay quanh để hỏi chủ đề này. Cả lớp cũng đã phân chia thành 2 phe, một phe là thấy 2 cái này là 1, 1 phe là thấy giống như Châu.
Mình chọn mình là phe mà thấy cả 2 cái này là 1, khi thấy có 1 cơn giận trong mình, thì tức là mình đang giận.
Cảm giác của mình, là đoạn này đi quá nhanh. Mình không nắm bắt được. Mình ko có chút chứng kiến hay cảm giác nào về sự khác biệt giữa 2 cái này cả.
Nhưng từ cái kết luận ấy, cái kết luận cho rằng 2 cái này là khác nhau. Mình thấy nó dính dáng đến mình. Nó làm cho mình bối rối, mà lại cũng bị tuột mood nữa. Vì sao?
Ban đầu, mình thấy mình bị cảm xúc điều khiển. Học lớp chứng kiến này, mình phát hiện ra công cụ chứng kiến, mình dùng nó để xem lại đoạn video đã được lưu. Sau đó, vì ko muốn dập dìu theo cái bên ngoài, và phá hỏng tâm hồn của mình. Mình đã quay lại chứng kiến, nói đúng hơn là quay lại đoạn phim được chứng kiến là gì. Từ đó mình thấy trên đoạn phim chỉ có hình ảnh, âm thanh, có người, có vật, có sự kiện, nhưng ko đủ để hình thành nên những câu chỉ trích, nên là cái lý do để mình tức giận ko còn, thì mình ko có tức giận nữa.
Rồi mình thấy mình chưa dùng rành rẽ chức năng tua lại đoạn phim, tua nhiều khi có lúc được, lúc ko, chuyện gì gần gần thì nhanh, chứ chuyện gì xa quá thì bó tay. Rồi có khi tua lại chỉ thấy khúc đầu, không thấy khúc giữa… tùm lum hết. Mình đang nghĩ là mình sẽ luyện cái công cụ này cho nó thật là bén, dùng được thật là nhanh, chính xác, sâu, và xa thời gian hơn.
Động lực để cho mình xem lại đoạn phim là để dẹp bỏ cơn tức giận, và các sự khó chịu của mình. Bấy giờ, mình đang nghe 1 điều khác. Rằng cơn tức giận và khó chịu mà mình đang muốn loại bỏ ý, nó chẳng phải là mình. Nếu mình đang ko giận, mình đang ko buồn, thì hà cớ gì mình phải làm gì với nó, để nó tự sinh tự diệt đi, đâu liên quan gì mình đâu chứ.
Thế thì mình cần gì phải thực hành chứng kiến nữa nhỉ. Tuột mood thế nhờ.
Rồi mình có một suy nghĩ khác.
Vậy là bây giờ thay vì mình dùng chứng kiến, để tua lại những đoạn phim ngắn của cuộc đời, cái gây ra cảm xúc. Mình có thể dùng chứng kiến, để tua lại chính mình là cái gì. Mà nếu như nó đúng với điều Châu nói. Cơn giận không phải là mình, thế thì khoẻ quá, mình chẳng cần phải làm gì thêm nữa.
Tuy nhiên, cũng giống như trải nghiệm trên lớp đó, bạn nói quá trời chứng kiến của ý, mình nghe thì thấy hay đó, nhưng mình ko chứng kiến được cái chứng kiến của ý là gì? Nhóm Thảo với A Chung cũng đưa ra demo, mà sao mình cũng ko gọi tên ra được là ý, ý là gì, chứng kiến của ý là gì.
Ý là gì? Chứng kiến bằng ý là gì?
Các bạn làm giảng viên kêu mình làm gì thì mình làm đó, làm theo được hết mà, nhưng mà ko biết ý là gì, chứng kiến bằng ý là gì? Nó cứ sao sao, trong mình ko thấy đối tượng chứng kiến của ý.
Bữa trc Đăng đưa ví dụ là con heo màu hồng bay trên trời. À thì ra đó là chứng kiến bằng ý, vì lúc đó mình ko dùng mắt mà vẫn thấy con heo màu hồng. Và mình nghĩ cái hình ảnh hiện ra mà ko phải do mắt, thì là của ý, hết rồi.
Còn cái đoạn a Chung ảnh nhảy nhót để mình chú ý tới ảnh, ko có nhìn vào Thảo, thì đó là hành vi gì? Chứng kiến bằng ý chỗ nào ta?
Không hiểu.
Nhưng bình thường mình hay dùng từ ý quá ha, ví dụ như thấy người này đoán ý người kia, ý của mình là thế này, ý của họ là thế kia…
Đúng là việc mình làm điều đó được là 1 cái rồi nè, việc mình thấy được việc mình làm là cái thứ 2, việc mình gọi tên được điều đó là cái thứ 3 nữa.
Mình làm thì quen rồi, nhìn thấy mô tả lại thì cũng được, nhưng gọi tên nó là ý hay là chứng kiến bằng ý thì mình chưa có thông.
Mình chứng kiến được gì, và mình ko thể chứng kiến được gì?
Bắt đầu buổi học của ngày 2 này, thực sự mình ko có mục tiêu. Mình chỉ biết là cần phải dùng chứng kiến nhiều hơn, làm cho mình hạnh phúc hơn. Còn xoay quanh chứng kiến là cái gì nữa ta, không biết.
Giảng viên cho mn trả lời, về hiện tại, quá khứ, tương lai…
Mn mổ xẻ tình huống của mình, làm mình rõ ràng lên hẳn, dù là mình đã trải qua nha, nhưng mà khi nói lại mình vẫn chưa rõ ràng đâu, đến khi mình nghe Thảo nói 2 chữ mặc định cho cái đó là chứng kiến, uh, chữ mặc định ấy, nó cho mình thấy sự khác biệt rõ ràng luôn giữa 2 cái cách xử lý vấn đề của mình.
Thì lúc đấy mình mới thấy còn 1 việc khác về chứng kiến mình phải làm là, xác định xem mình có thể chứng kiến được gì, và mình không thể chứng kiến được gì.
Ví dụ: Ý của người khác? Mình có chứng kiến được ko?
Cảm xúc của người khác? Mình có chứng kiến được ko?
Vì sao biết không chứng kiến được những vẫn cứ cho ra nhận thức rồi khó chịu, dễ chịu lên xuống cảm xúc với những điều đó?
Vì sao biết không chứng kiến được nhưng mà khi nhận thức đó xuất hiện, lại cứ tin, cứ bám víu vào nó, không chịu buông bỏ?
Có phải mặc định là mình tôn trọng điều mình chứng kiến hay ko?
Trước khi học, mình thấy mình chưa quan tâm tới việc tôn trọng điều mình chứng kiến, mình vào buổi đầu, nghe thầy nói mình mới ý thức tới nó, và cũng thấy ra được ý nghĩa của điều đó.
Sau buổi 1, mình trải nghiệm chứng kiến, thì mình lại thấy tôn trọng điều mình chứng kiến là hiển nhiên, bộ máy sẽ tự chạy theo cơ chế này, ví dụ như cơn tức giận tự tan biến, sau khi chứng kiến lại và thấy rằng sự thật là người ta ko có chỉ trích mình.
Trong buổi 2, thầy nói là có nhiều trường hợp mình không có tôn trọng sự chứng kiến đâu, ví dụ như là thầy hỏi, mình trả lời rồi lại nói đó là ý thầy. Đoạn này thầy nhắc lại ví dụ về con đà điểu rúc đầu vào cát. Đúng đúng, lúc nãy Đ có giảng về đoạn đó, hơi nhanh quá đối với mình, mình chưa kịp nhận ra con đà điều này nó không tôn trọng sự chứng kiến chỗ nào. Cũng như những đoạn ví dụ tiếp theo, mình ko theo kịp bài giảng chỗ này.
Mà cũng lạ nhỉ, cái đoạn này tới khi thầy nói lại, mình vẫn thấy mờ ảo lắm.
Thế là tối đó, được chứng kiến luôn cái sự không tôn trọng của mình đây nè.
Tối đó, ôi chao, mình đi bán than, dù rất mệt nhưng mình vẫn bán than rất nhiệt tình, hahaha. Trong cuộc sống nội tâm của mình cũng có nhiều thứ rối beng lắm, hên là mình có người bạn để mình bán than, ở nơi bạn, mình có thể nói hết những điều mình muốn mà nó rất là vớ vẩn, hihihi. Nhưng nó lại là những cảm xúc thật của mình. Không tiện cho tất thể mn đều biết được, chính mình biết mình còn tự mắc cỡ cơ mà. Nhưng bạn í, thì lại chấp nhận hết những lời nói của mình, cảm xúc của mình, cảm nhận của mình.
Mà bạn lại cũng học lớp chứng kiến này nữa, bạn lôi mình ra thực tập, bạn hỏi mình có chứng kiến không… uh thì đây, đang không tôn trọng chứng kiến đây. Ở đây, nếu mình tôn trọng điều mình chứng kiến, thì chính mình là người đặt ra câu hỏi, chứ ko phải để bạn đặt ra câu hỏi rồi thuyết phục mình.
Sự thật thấy là hành vi này, nhưng lại phát ra nhận thức là tâm ý kia. Nhưng mà ko được, ko thể buông được ấy. Nó kéo dài trạng thái cho tới tận trưa hôm sau, sợ ghê. Tới chiều, tới tối nay lunn. Mình cảm giác trái tim của mình khô héo luôn ấy. Mình thấy chất lượng cuộc sống của mình nó như là cục pin bị cạn vậy.
Vậy nghĩa là, có những khu vực mà mình sẽ tôn trọng điều mình chứng kiến, và có những khu vực thì lại không tôn trọng nó.
Bữa trước mình kết luận tôn trọng chứng kiến là điều tự nhiên, bời vì đó là khu vực mà mình tự động tôn trọng. Đúng ko ta? Hình như ko đúng, lúc tôn trọng này là do trước đó mình có một ý muốn gì đó trước hay sao ấy. Hoặc là cảm giác đầy đủ của bản thân mới khiến cho mình tự động tôn trọng như vậy.
Vậy nói chung là có khi thì mình sẽ tôn trọng điều mình chứng kiến, có khi thì mình sẽ ko tôn trọng điều mình chứng kiến, còn quy luật tôn trọng và không tôn trọng của mình là gì thì mình chưa biết.
Còn một loại năng lực chứng kiến nữa, mà nó ko phải là hình ảnh, âm thanh.
Cái đó là cái gì ta? Ý hả?
Nó là cái gì ấy. Không hình ảnh, âm thanh, hương vị. Nhưng mình lại biết, lại có nhận thức về nó.
Kiểu chứng kiến ra 1 quy luật cuộc sống, chứng kiến nội tâm của mình, chứng kiến 1 tương lai gần chẳng hạn. Nhưng mà mình lại chưa đặt tên nó là chứng kiến của ý. Mình ko hiểu tại sao nữa. Cái chữ ý này trong mình sao nó rối vậy ta. Mình cứ dùng nhưng lại ko có định nghĩa nó ra được. Hoặc đưa 1 cái ra bảo nó có phải là ý ko, thì lại ko chịu.
Cuối cùng thì tại sao mình cứ nghĩ về mình suốt vậy nhỉ?
Mình để ý là khi mình chứng kiến, thì ko có cái ý nghĩ về mình. Nhưng cái tiếp theo của chứng kiến nó sẽ là cái ý nghĩ về mình. Chỉ là mình có biết về cái ý nghĩ đấy hay ko.
Sao mình lại nói như vậy? Như khi mình đi ngoài đường, cảnh vật thay đổi liên tục, mình thấy cứ có 1 ý gì đó, rồi mới tới nhận thức.
Thế thì mình cho nó nổi rõ lên luôn đi, thì mình thấy nó cứ là cái gì đó về mình. Nhìn 1 người ko quen biết, cũng có 1 ý niệm người đó trên mình, dưới mình, hoặc ít ra là có 1 kết luận người đó khác mình. Nhìn con chó màu đen, cũng phải có cái ý niệm mình ko phải con chó. Tức là luôn có 1 cái mình vô hình, đính kèm khi mình chứng kiến. Từ đó mới có nhận cảm nhận tiếp theo. Ngộ ha. Mình thấy cái việc đính kèm ấy, nó thừa thãi sao ấy. Sao cứ phải đính kèm để khẳng định lại bản thân mình là gì làm gì vậy ta.
Tại sao thầy lại nói về đúng hơn chứ không phải về đúng hẳn?
Mình thấy điều đó có liên quan gì tới mình ko nhỉ? Mình hiểu điều thầy nói, mình thấy cũng hợp lý, mà nghĩ mãi ko ra trường hợp nào của mình dính tới cái này.
Sáng nay mình ko hạnh phúc, mình cũng ko dùng chứng kiến để hạnh phúc đc.
Khác với điều hôm qua mình đã nói ở trong lớp là mình đã biết cách để vui vẻ.
Rồi ngay bây giờ mình ko thể dùng được.
Vậy là cái biết cách đó chỉ là mình đc nhích lên 1 chút so với ko biết cách gì. Nghĩa là nó đúng hơn trc đây, chứ ko phải đúng hẳn rồi. Vì đúng hẳn thì thực tế là mình phải luôn dùng dc chứ. Vậy thì nó phải có cái đúng hơn nữa. Vậy là hiện giờ ko dùng dc cũng đâu có sao đâu ^^. Vậy là mình sẽ tìm được cái đúng hơn cái này nữa. Có thể không phải khác đi hoàn toàn, mà cũng có thể là, tại sao ko dùng được cái biết đó? Cái biết nó sai, hay là ko có động lực để dùng, hay khu vực này ko dùng được?
Sao tối qua mình ko dùng dc ta?
→Mình không muốn tin.
→Mình ko muốn tin điều mình ko chứng kiến nó ko có thật?
Nếu nó thật sự là ko thật thì sao?
→Nghĩa là mình ko thể chứng kiến được điều đó. Hmm, ko chịu.
Vậy là mình có 1 ý muốn chứng kiến được ý muốn của người khác, suy nghĩ của người khác.
Vậy là mình muốn cái mình ko chứng kiến là đúng.
Không được rồi, dừng lại đã, mình vẫn đang có cảm giác bị nhốt.
Đừng…người khác
Có khi mình sẽ thấy nha, là mình khác người. Chẳng có ai làm như mình đâu, như trc đây thì bấy nhiêu thôi đã đủ để mình bỏ dở những gì mình đang làm rồi.
Như khi mình giải quyết vấn đề, xong xuôi hết trơn rồi, còn đoạn cuối thôi, cái có 1 ý niệm nổi lên, nếu điều mình đang cho là đúng thì sao ko thấy ai làm? Sao mọi người ko làm? Sao ko thấy ai nói?
Uh, thì sao? Đâu phải cứ đúng là người ta làm, hay cứ người ta làm là đúng đâu. Bản thân mình thấy đúng hơn cái sai của mình trước đây là đủ rồi.