Liệt kê 5 nhận thức có được từ chứng kiến (nhóm A)
- Tay tôi đang cầm viết
- Chiếc điện thoại trước mặt tôi có màu đen
- Gió đang thổi sau lưng tôi
- Con mèo bên cạnh tôi đang kêu meo meo
- Tô bún hôm qua tôi ăn có vị chua
Liệt kê 5 nhận thức có được từ không chứng kiến (nhóm B)
- Rau chân vịt chứa nhiều kaki
- Nước Mỹ rất dân chủ
- Công thức hóa học của nước là H2O
- Bún nhà hàng Nhã Lam rất ngon
- Tôi bị thiếu máu
Vì sao bạn biết nhận thức này nằm ở nhóm chứng kiến ( nhóm A): vì nhận thức này có được dựa trên đối tượng mình chứng kiến
Vì sao bạn biết nhận thức này nằm ở nhóm không chứng kiến ( nhóm B): vì nhận thức này có được không dựa trên đối tượng mình chứng kiến, mà dựa trên việc mình nghe được, xem thông tin, được dạy…
Như thế nào là đọc trong chứng kiến: đọc trong chứng kiến là đọc hiểu nguyên bản từng câu chữ, không thêm bớt bất cứ cái gì trong quá trình đọc
Như thế nào là không đọc trong chứng kiến: không đọc trong chứng kiến là đọc hiểu không nguyên bản câu chữ, đọc mà thêm bớt bất cứ cái gì đó trong quá trình đọc
Bài cảm nhận:
Sau khi học về mình vừa có cảm giác hiểu, vừa có cảm giác không hiểu, Ngỡ như hiểu mà cũng chẳng hiểu. Rồi mình bắt đầu nhớ lại bài học và xem xét lại nó. Mình thấy bài giảng của đăng có một điểm lạ là ban đầu nói về chứng kiến nhưng khi làm bài tập lại hỏi về nhận thức từ chứng kiến, Từ chỗ này mình bắt đầu định nghĩa lại chứng kiến là gì, không chứng kiến là gì, Nhận thức Từ chứng kiến là gì. Rồi mình tự cho ví dụ để minh họa những định nghĩa trên, Nhưng trong quá trình liệt kê ví dụ Mình thấy nhiều Mâu thuẫn, Mình phân tích từng câu trong ví dụ để làm sáng tỏ vấn đề, Trải qua quá trình phân tích tới lui mình đưa ra một quy trình rồi từ đó mình đưa thêm những ví dụ khác Mà mình dễ nhầm lẫn để sôi lại quá trình đó có gì mâu thuẫn hay không. Qui trình của mình là:
Đối tượng — chứng kiến qua 6 giác quan —- nhận thức 1( mô tả, định nghĩa, gọi tên, cảm nhận về đối tượng)— nhận thức 2 (phán đoán, tưởng tưởng, đánh giá……)
Ở đây mình thấy nhận thức 1 là nhận thức từ chứng kiến đối tượng ban đầu, còn nhận thức 2 thì không phải, vì nhận thức 2 dựa vào chứng kiến nhân thức 1 mà có
Qua đó mình thấy mình đã thu nhận những kiến thức từ bên ngoài vào rất nhiều và mình sử dụng nó như là mình đã chứng kiến, đã biết đã hiểu rõ ví dụ: yêu là phải quan tâm, bên cạnh. Việc này rất nguy hiểm vì nó dẫn đến xung đột nội tâm, vì do không hiểu rõ nên mới có mâu thuẫn, xung đột giữa các kiến thức được thu nạp. Nếu những nhận thức đó đến từ điều mình chứng kiến thì mình hiểu rỏ nên nó sẽ có một sự thống nhất trong nhận thức. Khi Link với việc học thì mình thấy, trước đây mình toàn thu nạp kiến thức hoặc thấy được 1 ít tưởng là thấy hết, rồi tự sướng rồi bị cái tự sướng đó dẫn đi lun mà không để ý đến những câu hỏi khác , những mâu thuẫn nhỏ nhỏ hiện lên mà mình cần làm rỏ để sáng tỏ vấn đề, mình đã không nhìn sâu vào để hiểu thấu đáo. Bây giờ mình bắt đầu tự hỏi bản thân trước những kiến thức mình có, mình đã thực sự chứng kiến hay không, mình đã hiểu rỏ hết hay chưa và mình bắt đầu nhận biết những ý nghỉ chen vào làm ảnh hưởng đến quá trình tìm hiểu vấn đề và loại bỏ nó ra.