Tường thuật buổi học bổ túc chứng kiến 2
Lúc sáng đã bắt đầu đi trễ hơn mọi ngày rồi lại đi một con đường mới, kết quả là bị lạc nên đến trễ tầm 9h20. Khi vào lớp thì cả lớp đã đông đủ, mình chào thầy Quý và có thấy thầy gật đầu, thầy bảo vô. Sau đó thì thầy hỏi câu hỏi Chứng kiến là gì? Mình thì thấy Chứng kiến là tiếp xúc trực tiếp bằng các giác quan. Sau đó thì thầy có nhận xét là anh Linh có câu trả lời hơi khác so với mọi người, câu trả lời của anh Linh là chứng kiến là một trạng thái.
Câu hỏi 2 là Sống trong chứng kiến là gì?
Câu hỏi 3 quan sát và chứng kiến giống nhau hay khác nhau. KHÁC NHAU, ban đầu mình cho rằng quan sát hay dùng ở mắt, nhưng aQ khẳng định mở rộng cho tất cả các giác quan thì sao, giống hay khác. BÍ
Câu hỏi 4: quan sát có phải là hoạt động không? hoạt động là hành động có tác ý. LÀ HOẠT ĐỘNG
Câu hỏi 5: có thể có 2 hoạt động cùng lúc (tại cùng 1 thời điểm) hay không? buộc phải 2 đối tượng khác nhau, không được sử dụng cùng đối tượng cho 2 đối tượng. KHÔNG
Vd là chấm 2 chấm và cùng tập trung nhìn 2 điểm. KHÔNG LÀM ĐƯỢC
Câu hỏi 6: khi quan sát có suy nghĩ không? cùng chìm vào quan sát và chìm vào suy nghĩ đối với 2 đối tượng khác nhau. KHÔNG
Câu hỏi 7: khi quan sát có nói chuyện không? lưu ý dùng 2 đối tượng. KHÔNG
Quan sát thì lúc có lúc không nhưng mà chứng kiến là trạng thái tự nhiên. Ngay cả khi mình không quan sát thì mình cũng biết mình ko quan sát. Thì cái biết này chính là chứng kiến. Anh Q có nói nếu không chứng kiến thì sao mình biết mình có quan sát hay ko quan sát.
Chị Tâm có đặt câu hỏi về việc thiền, hiện tại phương pháp thiền là không nổi suy nghĩ. A Q nói nếu thực hành đúng thì anh ko dạy lớp này làm gì, thiền hiện tại đang dạy sai. Đức Phật có suy nghĩ chứ không phải không có suy nghĩ, có trích dẫn kinh. Không nổi suy nghĩ là liệt tuệ, thiền hiện tại không chứng kiến mà lại quan sát. Khi quan sát thì ko nổi cảm xúc, trở nên vô tri như cái kính. Chị Tâm hỏi: nếu mà ko nổi suy nghĩ để trở nên vô tri thì hiện tại con người mình đang ổn, có suy nghĩ, tại sao phải học. Thế AQ và c Tâm khác nhau chỗ nào, cT nói anh hạnh phúc hơn, anh ko stress, gì gì đó…anh Q nói cái khác cơ bản là anh biết rõ cái anh nói còn em ko biết rõ, lời nói của anh ko mâu thuẫn còn em thì có, chỉ vậy thôi.
Hồng có câu hỏi về liệt tuệ. H nói hiện tại những ng dạy thiền là những ng có học vị, được tôn trọng, có bằng cấp, sao thầy nói là họ liệt tuệ. Mình nghĩ H cho rằng họ luyện tập thiền sai, ko nổi suy nghĩ nhưng họ ko liệt tuệ. Vậy cái aQ đang nói là thực hành thiền, ko nổi sn, liệt tuệ là có đúng ko? Xong rồi thấy anh Q to tiếng, H đánh giá, H lôi bằng cấp vô nói chuyện, H muốn aQ thuyết phục H, rồi H ko phục, rồi H mắc lỗi gì có biết không, H thừa nhận biết thì aQ hỏi biết sao?…. AQ kêu aQ muốn làm H tự ái, rồi nghỉ, H khẳng định ko tự ái. Rồi aQ có nói bạn Châu cũng mắc lỗi sai nên không được học.
Có vụ vị trí đặt tâm, đối với quan sát vị trí đặt tâm là hướng về đối tượng. còn chứng kiến thì vị trí tâm ở đâu ta? Quan sát là dùng mắt vật lý, nhưng mắt vật lý đơn giản thu nhận ánh sáng thôi, còn nhìn thực sự là con mắt bên trong. Và có 1 con mắt lại nhìn cái con mắt bên trong này nữa. Không rõ con mắt này có phải là con mắt xuất hiện khi chứng kiến sự chứng kiến không, chứ mình thấy có con mắt nhìn con mắt bên trong rồi thì con mắt nhìn đó là cái gì, có phải là mình ko? Hay là của mình. Vậy mình lại có 2 con mắt à? Rối não, stop
Rồi mục đích buổi học là chỉ ra các bạn chỉ thực hành quan sát chứ ko thực hành chứng kiến. Quan sát là hoạt động có tác ý, chứng kiến là 1 trạng thái tự nhiên. Vd mình quan sát hay ko quan sát là mình biết, cái gì khiến cho mình biết, là chứng kiến.
Quan sát dẫn tới kết quả là mô tả, tường thuật. Chứng kiến thì dẫn kết quả gì? Quan trọng là phải phân biệt quan sát và chứng kiến.
Buổi chiều: có thêm những câu hỏi về quan sát và chứng kiến.
Câu hỏi 1: Quan sát trong chứng kiến có khác quan sát trong cảm nhận không?
Câu hỏi 2: Kết quả của chứng kiến là gì?
Câu hỏi 3: kết luận có phải là kết quả của chứng kiến không?
Thảo luận: đàn chuồn chuồn bay qua lúc 12h giờ. Thế nào là kết quả của chứng kiến, thế nào là kết luận?
Mình thì cho rằng kết luận không phải là kết quả của sự chứng kiến. Kết luận là đặt dấu chấm, tức là ko tìm hiểu, ko mở rộng, là cho rằng đó là đúng, là chân lý, là sự thật. Còn kết quả của sự chứng kiến đơn giản là ghi nhận và để đó, không khẳng định và không phủ định. Thời điểm chứng kiến, nhận thức mình ở đâu thì ghi nhận thông tin ở mức đó. Như mình thấy đàn chuồn chuồn thì kết quả chứng kiến là mình thấy đàn chuồn chuồn. nhưng mình ko khẳng định đàn chuồn chuồn đúng là đàn chuồn chuồn, ngay cả khi aQ nói đó chỉ là hình ảnh, không là chuồn chuồn thì nghe vậy thôi, vì mình ko chứng kiến hình ảnh chuồn chuồn mà mình chứng kiến chuồn chuồn. Khi nào mình chứng kiến nó là hình ảnh thì lúc đó cái kết quả chứng kiến của mình sẽ khác. Chứng kiến có tính thời điểm mà.
Chị Thảo có trả lời Kết luận và kết quả của chứng kiến là khác nhau. kết quả chứng kiến là hình ảnh đàn chuồn chuồn. Kết luận thì khi mình cho rằng đó là đàn chuồn chuồn. Chị Tâm hỏi thế hình ảnh đàn chuồn chuồn và khẳng định đó là đàn chuồn chuồn là khác nhau ở đâu.
Chị Tâm hỏi aQ, câu trả lời của anh Q: kết quả chứng kiến là anh chứng kiến hình ảnh đàn chuồn chuồn đang bay lúc 12h. và anh không kết luận hình ảnh đàn chuồn chuồn đang bay lúc 12h là đúng. Kết luận không phải là kết quả của sự chứng kiến.
Thảo luận 2: khi xem 1 người giơ tay lên xuống liên tục 5h thì có chán không? hoặc khi mình học lại khóa học mình thấy chán không?
Nổi cảm xúc chán, buồn ngủ là không chứng kiến. Mình đã đưa ra kết luận, so sánh dựa trên cái cũ nên nảy sinh cảm xúc chán. Còn chứng kiến là thời điểm, mỗi thời điểm đều là mới, đối tượng mới, quan sát mới. Vậy khi chán nổi lên là mình đã ko chứng kiến rồi, hay là lúc đó mình nhảy tiếp qua cái chứng kiến “”cái chán””. Lúc trước mình thấy là mình vẫn đang trong chứng kiến á. Vì mình thấy mới mẻ, tuy nhiên mới mẻ này là do đổi đối tượng, vậy là không tính. Khi cái chán phát sinh là đã mất chứng kiến rồi.
Chị Thảo có hỏi khi ngắm cảnh đẹp, thốt lên đẹp quá, có phải là chứng kiến không? aQ có nói tới cái ý muốn thốt ra, là do mình nghèo niềm vui, nếu mình giàu niềm vui rồi mình có cần thốt lên để khiến mình vui ko? Mình chỉ tận hưởng, cái tận hưởng này giống sự tận hưởng trong tình yêu, nếu chưa yêu thì ko diễn tả được. Tuy nhiên sống trong tình yêu chưa chắc là sống trong chứng kiến, còn sống trong chứng kiến là sống trong tình yêu.
Rồi aQ có bảo a Nhật có trải nghiệm đó, có hiểu và nắm bắt được trạng thái chứng kiến luôn mới mẻ đó. Kêu aN lên chia sẻ, anh N chia sẻ khi mình gọi ra, kết luận là sự chứng kiến bị mất. Nhìn 1 vật cảm thấy than thương, anh N trải nghiệm được chỉ 2 giây, ko biết mô tả sao.
Sống trong chỗ không có kết luận là sai, không sống trong chỗ có kết luận là đúng.
Cuối cùng là câu hỏi bài tập để được xét học tiếp khóa 3 và bổ trợ 3.
Chị Tâm hỏi gợi ý, có tìm đâu ra không, kinh hay là những bài trong quá khứ, aQ bảo không có.
Mọi người trao đổi về bài tập, deadline.