THẢO DUYÊN - nhiệm vụ 3 post bài lên facebook

Như thế nào là sống trong chứng kiến, ntn là không sống chứng kiến ji D ơi?

em thấy sống trong chứng kiến là sống với những điều mình chứng kiến.
Không sống trong chứng kiến là không sống với những điều mình chứng kiến.
Vd như em thấy hiện tại: em chứng kiến con chuồn chuồn thì

  1. em sống với điều em chứng kiến là con chuồn chuồn, hiện tại nhận thức em ở đâu, chứng kiến tới đâu thì em sống ở đó.
  2. Em ko kết luận đó thực sự là con chuồn chuồn hay hình ảnh con chuồn chuồn, vì em thực sự không chứng kiến được chuồn chuồn ko có thật, chỉ là hình ảnh như mọi người đang nói tới. và em để mở và thu nhận các thông tin này từ mọi người.

=>>> Khi bạn nói “mất chứng kiến” và “không chứng kiến” => điều này đúng không? Tại sao?

Theo bạn, sống trong chứng kiến và chứng kiến là giống hay khác nhau như thế nào?

nếu về dùng từ ““mất chứng kiến”” và ““không chứng kiến”” thì là sai, vì mình được biết lúc nào mình cũng chứng kiến. Tuy nhiên mình chưa chứng kiến được ““lúc nào mình cũng chứng kiến””.
Sống trong chứng kiến và chứng kiến là khác nhau.
sống trong chứng kiến là sống trong vùng chứng kiến. Vùng chứng kiến là vùng không nhầm lẫn điều chứng kiến và điều không chứng kiến.
chứng kiến là 1 trạng thái thường trực.
Sống trong chứng kiến và chứng kiến khác nhau ở chỗ:
sống trong chứng kiến là bao gồm mình và các đối tượng ngoài mình, chứng kiến sự chứng kiến xuất hiện khi sống trong chứng kiến.
chứng kiến là trạng thái đề cập đến đối tượng ngoài mình.

có lúc nào D ko biết hok?

có, em không biết là em không biết về chứng kiến cho tới khi được chỉ ra.
Như lúc học về chứng kiến nè. Sau khi học thì đi thực hành, nghĩ là mình làm đúng, nhưng rồi thầy chỉ ra đó chỉ là thực hành quan sát thôi à.
khi mình chứng kiến thì mình sẽ biết là mình không biết à ta?

Theo Duyên thì như thế nào thì được gọi là đã chứng kiến được “lúc nào mình cũng chứng kiến”?

em nghĩ là em phải thấy rõ quá trình đó, thấy rõ mỗi giây mỗi phút cùng lúc em chứng kiến đối tượng thì em cũng chứng kiến được cái quá trình chứng kiến này.

Em sẽ dùng cái gì để làm việc này?

anh Quý bữa có nói tới ““con mắt”” á, em đang dùng khái niệm này của anh Quý là dùng con mắt, để thực sự chứng kiến được ““lúc nào mình cũng chứng kiến”” á.
Có điều trải nghiệm của em chưa rõ ràng, và cái khái niệm ““con mắt”” với em còn mơ hồ, nó thực sự là đích chưa? hay lại bao gồm 1 chuỗi những qui trình gì đó?
Giống như Anna mình lúc trước khi nhìn chồng chở cô gái, mình nghĩ là mình chứng kiến chồng ngoại tình và mình ko hề biết ở giữa nó đã chạy rất nhiều qui trình rồi, cái ban đầu chỉ là 1 hình ảnh, hay là nhiều điểm ảnh kết nối nhau. Rồi điểm ảnh đó có thật ko? hay là sự phản chiếu từ trong não mình ra?
Rất nhiều thứ đan xen với nhau, và chưa xác nhận được cái nào, nên mơ mơ hồ hồ, rồi cũng ko làm rõ được sự mơ hồ đó luôn.

1 Lượt thích

Những điều này là em dùng cái gì để làm?

không biết luôn, không hiểu cái gì ở đây là cái gì? em cứ để mở nó ở đó thôi, rồi cứ có thêm thông tin gì mới em lại nạp vô, để đó, đối chiếu, không hiểu thì để đó tiếp.
Cái gì không phải là cách gì/
cái là nói tới đối tượng.
dùng cái gì, dùng đối tượng nào? dùng ““con mắt”” à? chưa biết con mắt là cái gì luôn á. nó ở đâu, nó là cái gì, nó là mình hay là của mình??? nếu là mình thì đâu dùng từ ““con mắt”” vậy nó thuộc về mình, ngoài những cái mình biết thuộc của mình như thân, linh hồn, cảm xúc, sn,…giờ thêm khái niệm con mắt. con mắt này và con mắt của thân là khác nhau. con mắt này thấy cả ý, sn, cảm xúc. nó là lớp sau nữa. thế nó ở đâu, mình ở đâu?

Em dùng cái gì để tìm nó ở đâu, mình ở đâu?

hông biết, em còn chưa tách lớp được.

Em lặn lâu thế :)))

1 Lượt thích

em thấy cảm xúc đó cái em biết em ko chứng kiến. Tức là khi em chứng kiến cảm xúc, thì em trở lại chứng kiến, em rời cái kết luận đó thì em thấy em chứng kiến chữ, chứ ko chứng kiến “anh ấy đánh giá thầy Quý…” >> có phải sau đó, chị quan sát lại cảm xúc đó thì chị thấy đó là điều chị không chứng kiến >> khi đó chị rời khỏi chỗ sống trong kết luận cũ trở lại sống trong chứng kiến hay không?

tại chị đang có 1 mặc định là khi chứng kiến sẽ không phát sinh cảm xúc, nên dòm thấy cảm xúc là biết không chứng kiến rồi.
sau đó thì chị vòng lại, chứng kiến lại từ đầu, dòng chữ, chứ không có ý.
tại sao lúc đó chị lại vòng lại nhỉ? do đang học chứng kiến đồ nên mới vòng đi vòng lại phân tích á, chứ bình thường những hành động và hệ quả không có gây tác hại gì mấy thì cứ kệ thôi.
Điểm này quan trọng nè. từ nay sẽ nghiêm túc hơn với cái còi ““cảm xúc”” này