THẢO DUYÊN - nhiệm vụ 3 post bài lên facebook

Khi post bài lên facebook như thế nào là sống trong chứng kiến, như thế nào là không sống trong chứng kiến?
khi nghe tới việc post bài lên face cá nhân mình có chứng kiến thấy sự lo lắng, mọi người sẽ hỏi nè, rồi bàn tán, kiểu kiểu thế, mình thấy không muốn vướng rắc rối, giải thích lòng vòng.
Thầy Q nói có thể tạo face khác để post, thì mình cũng thấy ờ có lựa chọn mà.
Nhưng khi viết xong thì post lên mình cũng làm theo yêu cầu đề bài, vào thời điểm post cũng không có nổi lên gì, copy bài đã viết, bỏ lên tường, gắn tag. sau đó cũng có chứng kiến thấy nổi suy nghĩ, là mình có cập nhật thêm nữa thì sao ta? thì bỏ thêm vào comment. vậy thôi. thế là post.
Post bài mà có chứng kiến là có ghi nhận tất cả những diễn tiến, cảm xúc, diễn ra vào thời điểm đó, kể cả thời điểm sau khi post, nếu xuất hiện nỗi sợ, bất an thì gỡ bài chứ có gì. Cái này sẽ cập nhật dần dần theo từng thời điểm.
Post bài mà không chứng kiến là có xuất hiện sự lo lắng là mình sẽ chạy theo nó, sợ quá rồi nghỉ post chẳng hạn. cũng chưa thấy rõ không chứng kiến chỗ này là sao. sẽ cập nhật theo thời điểm.
Post bài 1:40 ngày 26/2/24.

26/2 lúc 2:23 mình nhận được comment của anh Tuấn, anh share phần trả lời của chat GPT. Điều thú vị là khi mình đọc phần share này mình thấy rõ hơn vị trí đặt tâm của quan sát và chứng kiến. Vị trí đặt tâm của quan sát là đối tượng, nhưng vị trí đặt tâm của chứng kiến là cái quan sát đối tượng và quan sát quá trình quan sát. Kiểu kiểu nó nằm đằng sau. share cho mọi người đọc chung.

Tuan Hoang

Đây là câu hỏi: What is the difference between witnessing and observing?
Và câu trả lời: Hello, this is Copilot. I’m happy to help you with your question. 😊
Witnessing and observing are both related to the act of seeing or noticing something, but they have different meanings and implications.
Witnessing usually means to see or experience an event or situation that is significant, unusual, or memorable. For example, you might witness a crime, a natural disaster, a historical moment, or a miracle. Witnessing often implies that you have personal knowledge of something and can provide a testimony or evidence about it. For example, a witness in a court case can give a statement about what they saw or heard.
Observing, on the other hand, usually means to watch or monitor something carefully or with attention to detail. For example, you might observe a movie, a sporting event, a scientific experiment, or a social behavior. Observing often implies that you are actively or intentionally paying attention to something, rather than just seeing it by chance. For example, an observer in a research study can record data or findings about what they observe.
Here are some examples of how to use witnessing and observing in sentences:
She witnessed the assassination of the president and was traumatized by the event.
He observed the birds in the forest and took notes on their songs and movements.
They witnessed a meteor shower and made a wish on every shooting star.
She observed her students’ reactions and adjusted her teaching style accordingly.
He witnessed a car accident and called the police to report it.
She observed the painting in the museum and admired its colors and shapes.
I hope this helps you understand the difference between witnessing and observing. If you have any other questions, please feel free to ask me

2:28 phút đọc lại comment anh Tuấn có thêm nhận xét, người dạy thiền của em mà nổi nóng với học viên là học thiền chưa tới, chưa nên đi dạy.
mình có mất chứng kiến chỗ này, một thoáng xẹt rất nhanh mình có cho rằng anh Tuấn đánh giá thầy Q, qua đó đánh giá cách lựa chọn của mình.
xẹt qua thôi và mình thấy nó, haha.
Vậy là không chứng kiến rồi ha.

Vào thời điểm đó, bạn thấy dòng chữ hay bạn thấy anh Tuấn có thêm nhận xét, người dạy thiền của em mà nổi nóng với học viên là học thiền chưa tới, chưa nên đi dạy?

1 Lượt thích

à, em thấy có nhận xét á chị ơi.
từ dòng chữ, em đã gắn nó với anh đó, cho rằng anh đó nhận xét.
em đã đồng hóa những con chữ đó với anh đó, là anh đó có nhận xét như thế, thể hiện qua con chữ.

qua câu hỏi chị Tâm, cái mình tưởng là mình mất chứng kiến lúc nổi lên cảm xúc cho rằng Anh Tuấn đánh giá thầy Quý, qua đó đánh giá sự lựa chọn thầy của mình thì thật ra mình mất chứng kiến từ lúc cho rằng nhìn thấy dòng chữ là thấy anh Tuấn nhận xét.
vi diệu

Mất chứng kiến nghĩa là sao vậy bạn ha? Có phải 1 cách nói khác của việc điều mình không chứng kiến, lại cho là mình chứng kiến không?

em đang cho rằng em không chứng kiến vào thời điểm đó. tức là đi từ đang chứng kiến sang ko chứng kiến, gọi là mất chứng kiến.
mà chứng kiến có tính thời điểm, sao tại 1 thời điểm vừa có vừa ko được mà gọi là mất nhỉ? chỉ đơn giản là có chứng kiến hoặc không chứng kiến. chứ không thể mất chứng kiến.

Làm sao em biết được, lúc đó em không chứng kiến vậy?

do em thấy ý của người ta, thì là ko chứng kiến.
Anh đó viết câu “người dạy thiền của em mà nổi nóng với học viên là học thiền chưa tới, chưa nên đi dạy”" thì chỉ là chữ thôi, em đang chứng kiến chữ.
Em không chứng kiến anh đó có ý nhận xét ““người dạy thiền của em mà nổi nóng với học viên là học thiền chưa tới, chưa nên đi dạy””, không chứng kiến anh ý đánh giá thầy Q, đánh giá sự lựa chọn của em

Em ko chứng kiến, vậy thì kết luận này đến từ đâu? Sao em lại tin nó?

Em chứng kiến là em ko chứng kiến anh ấy đánh giá thầy Q, đánh giá em.
Em đang thấy vậy thôi, ko có tin, cũng ko có ko tin.
Có phải kết luận ko? Thì em ko kết luận, vì em chưa chứng kiến được nhận thức này “em ko chứng kiến anh ấy đánh giá thầy Q” là đúng.
Logic là em không chứng kiến anh ấy đánh giá thầy Q
Em chứng kiến em ko chứng kiến ý anh ấy đánh giá

Câu này “mình có cho rằng anh Tuấn đánh giá thầy Q, qua đó đánh giá cách lựa chọn của mình.” Có phải là một kết luận của em ko? Vào thời điểm đó í.

Dạ đúng, thời điểm đó em kết luận vậy, nên em phát sinh cảm xúc. sau đó, sau đó sao ta, em thấy cảm xúc đó cái em biết em ko chứng kiến. Tức là khi em chứng kiến cảm xúc, thì em trở lại chứng kiến, em rời cái kết luận đó thì em thấy em chứng kiến chữ, chứ ko chứng kiến “anh ấy đánh giá thầy Quý…”
Không sống trong chỗ có kết luận có phải chỉ cần phát hiện có kết luận thì mình buông ko ta? Mà buông cái gì ta? Buông kết luận, buông cái chắc chắn đúng, để rà soát lại từ đầu

1 Lượt thích

5:31 phút ngày 27/2
Post bài trên face trong chứng kiến là mình thấy hiện lên thông báo có nhấn like của 10 bạn.
Ko chứng kiến là 10 người đó quan tâm đến bài viết của mình, thích bài viết của mình, hoặc là đồng ý với quan điểm của mình.
Như này có phải kết luận ko? Rối rối.

Chúng mình tạm cho đây là cách 1 để mình không sống trong chỗ kết luận đi ha: Phát hiện ra có kết luận, thì buông kết luận đó đi, quay trở về với cái mình thật sự chứng kiến thời điểm đó.
Tuy nhiên mình thấy là, cái xu hướng không sống đúng với điều mình thật sự chứng kiến nó mới là vấn đề. Bạn có thấy vậy không?

Em cũng thấy xu hướng ko sống với điều mình chứng kiến là cái gốc, gỡ từ từ.
Giờ chưa gỡ được gốc thì sẽ chặn ko cho việc sống với điều ko chứng kiến nó phát triển lên, chặt nhánh của nó, rồi từ từ phát triển hơn thì có thể chặt gốc.
Mà ko sống với điều mình chứng kiến và sống với điều mình ko chứng kiến, 2 câu này giống hay khác nhau ta? KHÁC.
Ko sống với điều mình ck là mình có lựa chọn, tức mình có biết có ck và ko ck nhưng mình chọn ko sống với ck.
Còn sống với ko chứng kiến là mình còn ko có ý định gì trong này cả.
Vậy thì ko sống trong chỗ có kết luận và sống trong chỗ ko kết luận có cùng cơ chế ko?
Tức là mình có lựa chọn, chọn kết luận và ko kết luận. Chỗ nào có kết luận thì khi mình biết ra mình buông kết luận đi.

Mình hỏi bạn:

  1. Sống với điều không chứng kiến, có phải là một với, sống trong chỗ kết luận không?
  2. Sống với điều không chứng kiến, có phải là một với, sống trong chỗ không kết luận không?
  3. Sống với điều không chứng kiến, có phải là một với, không sống với điều mình chứng kiến không?
  4. Sống với điều không chứng kiến, có phải là một với, sống trong không chứng kiến không?
  • Sống với điều không chứng kiến, có phải là một với, sống trong chỗ kết luận không? PHẢI
  • Sống với điều không chứng kiến, có phải là một với, sống trong chỗ không kết luận không? PHẢI
  • Sống với điều không chứng kiến, có phải là một với, không sống với điều mình chứng kiến không? KHÔNG
  • Sống với điều không chứng kiến, có phải là một với, sống trong không chứng kiến không? KHÔNG BIẾT
    [/quote]

Chỗ này đọc đi đọc lại thấy cấn cấn, lúc nào mình cũng chứng kiến dù mình có ý thức hay ko có ý thức. Như vậy làm sao mà có thể sống trong không chứng kiến được.
Nên câu ““sống với điều không chứng kiến”” mình thấy nó chưa đúng, cấn cấn. nếu nói đúng thì câu ““Không sống với điều mình chứng kiến”” có vẻ đúng hơn.

  • lúc nào mình cũng chứng kiến => mình có thể chọn sống với điều chứng kiến hoặc không sống với điều chứng kiến.
  • ““sống với điều không chứng kiến”” và ““không sống với điều chứng kiến”” có giống hay khác nhau? theo phân tích nãy giờ mình thấy ““sống với điều không chứng kiến”” là không thể. Câu phát biểu chỉ có thể là ““không sống với điều chứng kiến”” thôi.
  • câu hỏi: có điều không chứng kiến (vd nước Mỹ), vậy tại sao không có ““sống với điều không chứng kiến””=> lúc nào mình cũng chứng kiến, có hiện diện mình là sẽ có chứng kiến => sống. Còn có điều ko chứng kiến, thì đề cập tới những đối tượng mà mình không hiện diện tại chỗ có đối tượng đó, Nếu đã không có sự hiện diện của mình, thì sao gọi là mình sống/ko sống với điều không chứng kiến được.