vấn đề lớn nhất là hiện tại đang không biết rõ cái gì mình rõ, cái gì mình ko rõ để mà hỏi, để mà đào sâu luôn.
mình lờ mờ thấy cần phải tìm hiểu thêm về khái niệm biết, không biết.
TH1: Nếu mình không biết thì nảy sinh nhu cầu tìm hiểu để biết.
TH2: Còn mình ko biết là mình ko biết thì có nảy sinh nhu cầu gì đâu.
cái ko biết trong TH2 này có giống TH1 ko nhỉ? cùng đề cập tới ko biết, nhưng mà ko biết TH1 có đối tượng nha. Còn TH 2 là chưa xđ được đối tượng luôn, thì lúc đó cần xđ rõ đối tượng.
Nhưng mà trong đoạn ko biết là mình ko biết (TH2) mình thấy nó đúng với mình hơn. mà ko biết là mình ko biết có phải là cho rằng mình biết ko ta?. Vậy nói đại là biết cho rồi, dùng mệnh đề ko biết mình ko biết nghe chừng rất khiêm tốn và ham học hỏi nhưng ko hề.
Mình luôn cho rằng mình biết, mình hiểu 1 phần nào đó, nhưng hơi sai chỗ này chỗ kia thôi, học là để làm rõ, sửa lại cho đúng, thêm vào phần nào mà thiếu thiếu thôi. Chính kiểu suy nghĩ này khiến mình cho rằng mình có biết.
Nhưng thầy nói chỉ 1 câu trả lời sai cũng chứng tỏ mình chưa biết rốt ráo, cái này hợp lý. vậy sao mình ko cho rằng mình ko biết gì luôn mà khẳng định là biết, hiểu 1 phần? vì sao níu cái chỗ này chi ha? Biết, hiểu 1 phần thì có vẻ cũng ngon, ok ha, chứ ko hiểu, ko biết gì thì có vẻ ngu. Mà ngu thì sao nhỉ, nếu thực sự mình ngu thì trốn hay tô vẽ cũng đâu có thay đổi được sự thật đâu nhỉ. Hay mình nghĩ mình có thể thay đổi được sự thật? Mình nghĩ? Cái nghĩ này có cơ sở không nhỉ? Vì mình đã từng lừa được ba mẹ, thầy, cô, người khác, mình ra vẻ mình giỏi và họ tưởng mình giỏi. Nhưng mà thực sự mình cũng biết mình lừa họ mà ta. Rõ là LỪA chứ không phải là thay đổi sự thật.
Đoạn này nghĩ nhiều bỏ qua, quay trở lại đoạn thầy nói mình ko hiểu, nên ko có cảm nhận gì đó, mình có nổi lên ý muốn chứng minh, chứng minh mình có hiểu, để làm gì ha? Sự chứng nhận của thầy có phải là sự thật về mình ko? Nếu thầy bị lừa thì có đúng là sự thật về mình sẽ thay đổi ko? Mình có trải nghiệm là không nổi lên ý muốn chứng minh, giải thích gì ko để mà đối chiếu ha? ủa, sao đề bài đặt câu hỏi mà viết một hồi giống cảm nhận, suy nghĩ gì tá lả vầy nè.
E muốn thay đổi sự thật về mình.
Nhưng có vẻ thực ra em muốn thay đổi cảm nhận của mình về mình, tức là chối bỏ cảm nhận hiện tại về mình. Tức lúc thầy nói ko hiểu nên ko có cảm nhận, thì thấy bản thân mình tệ? Nên ngay lập tức phản ứng. Vì sao 1 câu nói của thầy ngay lập tức khiến mình có cảm nhận tệ về mình vậy ta? Mình đã có cảm nhận đó rồi, mình chỉ cần lý do. Và thầy vaof thời điểm đó trở thành lý do cho cái cảm nhận đó.
Có 1 cái mình thấy cứ mơ hồ sao đó. Buổi bổ túc 1,2 thầy đưa ra cho mình thêm sự phân biệt chứng kiến, thêm lý thuyết để phân biệt rõ, hiểu rõ hơn về chứng kiến, nhưng mục đích cuối cùng là để mình thấy rõ mình ko biết về chứng kiến. Có 1 cái vòng vòng ở đây. Từ tưởng biết, xong thành ko biết, xong thành hình như biết biết, rồi cuối cùng để thành ko biết.
Càng đưa ra nhiều thông tin để mình đi theo hướng là cái đang biết ko đúng, rời chỗ đó, tiến tiếp đến hướng dẫn mới. Giống như mình đi theo thầy dắt, dắt đi đâu thì đi đó, lúc thấy đúng rồi thì rốt cuộc là ko đúng.
ko sống trong chỗ có kết luận - đúng
Sống trong chỗ ko kết luận - sai
Biết - ko chứng kiến
Ko biết - chứng kiến.
Thầy đưa ra gợi ý, lý thuyết để mình càng ngày càng hiểu chứng kiến, rồi mđích là để mình thấy mình ko biết chứng kiến???sao rối rối vậy ta?
“Đã thấy kết quả chứng kiến ko phải bản thân sự chứng kiến chưa?”
Tất cả câu hỏi của thầy đều làm cho mình hiểu, rồi thầy lại nói biết là ko chứng kiến. Hiểu - biết có đi đôi ko nhỉ?
Mình không hiểu vậy. Không phải mục đích cuối là để mình thấy rõ mình không biết về chứng kiến. Mà mục đích là để chỉ ra rằng mình thấy mình đã hiểu về chứng kiến rồi là không đúng. Vì sự thật là mình chưa biết, nhưng lại cho là biết rồi. Còn nếu mình đã thật sự biết rồi thì thôi, chứ đâu quay lại đoạn là không biết để làm gì.
cảm nhận bản thân mình tệ á chị. Có từ khi nào thì e không biết. Chỉ là em thấy nó có từ trước khi thầy nói câu đó ““ko hiểu nên ko có cảm nhận gì”” và em bám vào đó làm lý do để thấy bản thân mình tệ, rồi phản ứng. Em đang thấy vậy
em chỉ rối rối ở chỗ thầy cho thêm thông tin, khi thêm thông tin thì sẽ khiến mình tưởng là mình biết thêm. làm dày cái biết ảo tưởng.
Có lẽ cái tưởng của mình càng dày thì khi vỡ càng triệt để nhỉ. em nhìn theo hướng này, nên em nhiệt tình ảo tưởng lắm. em đang thấy cái gì là em phải hô lên, hehe.
Biết và hiểu giống hay khác nhau vậy chị? em dùng từ biết, chị dùng từ hiểu. Em dùng từ biết vì theo em, hiểu là ở mặt lí trí, lý thuyết, biết là có liên hệ với bản thân, có cảm nhận bản thân trong đó.
Nhận định này có lí nha, chưa chắc mình tệ nên mới cần lí do.
Nhưng chỗ này thấy bí bí.
Tình huống: khi thầy nhận xét “ko hiểu nên ko có cảm nhận” thì mình nổi cảm xúc muốn chứng minh, muốn chống đối.
Tại sao nổi cảm xúc → cho rằng thầy nói mình ko hiểu, mình ngu, mình tệ nên mới nổi cx. Ts 1 câu nói của thầy lại khiến mình thấy mjnhf tệ-> mình đã cảm thấy mình tệ rồi, thầy chỉ là lý do. Nếu mình thấy mình tệ rồi thì cần gì lí do để thấy mình tệ nữa? Là do mình chưa chắc mình tệ, nên mình đi thu thập chứng cứ, nghiêng về bên nào thì mình là thế ấy, phụ thuộc đánh giá bên ngoài.
Đoạn này nè. Ko biết cta có đang nói về cùng 1 quá trình ko nữa. Lúc chị dùng từ hiểu, lúc là từ biết. Chị có thể phân biệt rõ sự khác nhau khi dùng chỗ này ko? Đặc biệt chỗ câu “mình đã hiểu về chứng kiến” và “mình đã biết về chứng kiến”
À, đoạn đó đúng là chị phải ghi rằng " mình thấy mình đã biết về chứng kiến rồi là không đúng " thay vì ghi là “mình thấy mình đã hiểu về chứng kiến rồi là không đúng”, thì nó mới đồng nhất.
Tuy nhiên nó đều cùng 1 ý mà chị muốn nói tới là mình đang không biết về chứng kiến thôi à. Còn tại sao chị lại dùng từ là đang hiểu. Vì cái mà mình cho rằng mình biết, nhưng sau đấy lại thấy là ko biết, thì cái trc đấy chị cho là hiểu thôi chứ chưa phải là biết.
Biết là nó có tính thực tế cao hơn là hiểu. Ban đầu mình nghĩ là mình biết, sau đó mình mới biết là mình chỉ có hiểu như thế chứ chưa có biết về nó.
Đoạn này nè em. Tại sao lại nổi cảm xúc liền? Tại sao mình lại cho rằng thầy nói câu đó là đang nói mình ngu, mình tệ. Mà mình ngu, mình tệ thì sao mình lại nổi cảm xúc kiểu đó?
Ý chị hỏi là, sau khi nhận được thông điệp kiểu này, thì mình đã làm gì ấy.
Nếu mình khó chịu, nghĩa là mình đã không chấp nhận. Nhưng là mình không chấp nhận cái gì? Đối phương phát ra thông điệp, hay bản thân thông điệp, hay là cái gì khác ngoài 2 cái đó không?