Tường thuật buổi bổ túc thứ 2 về chứng kiến (7/4/2024) - Bảo

TƯỜNG THUẬT SAU BUỔI BỔ TÚC THỨ 2 VỀ CHỨNG KIẾN (7/4/2024)
Đầu tiên vào buổi học GV hỏi mọi người là có biết tại sao lại có buổi bổ túc hôm nay không? Mọi người cũng xì xằm với nhau có thể là GV thấy mình chưa được điều gì đó, nên cần bổ túc thêm. Rồi GV hỏi H em có hiểu về chứng kiến chưa? H trả lời là: rồi. Sau khi GV hỏi tiếp, thì H trả lời là chưa hiểu về chứng kiến. Rồi sau đó thì từng người được hỏi qua thì cũng có bạn nói là chưa, có bạn nói là rồi. Mình cũng nói là có hiểu về chứng kiến. Và GV nói là sau khi đọc bài mọi người post lên fb và forum, rồi trả lời mọi người chia sẻ lại thấy rằng mọi người chưa hiểu về chứng kiến gì hết, nên tôi mới quyết định bổ túc thêm 1 ngày hôm nay nữa. Sau đó, GV hỏi là: bạn đã hiểu về chứng kiến hay chưa? Theo bạn hiểu về chứng kiến & hiểu đúng về chứng kiến là giống hay khác nhau?
Lúc ấy, GV cho mọi người chia nhóm và chia sẻ trong nhóm rồi cùng nhau thảo luận. Lúc ấy, mình ngĩ và chia sẻ theo cái hiểu của mình thì hiểu chứng kiến là mình có học có hiểu biết về chứng kiến theo mình nghĩ hiểu là vậy, còn hiểu đúng là hiểu trên chính đối tượng là chứng kiến, chứng kiến là 1 đối tượng và mình hiểu đúng trên chính đối tượng đó. Giống như là nói về bao kiếng là cầm bao kiếng trên tay thì thấy bao kiếng thế nào thì mô tả nó ra là vậy ấy, chứ không phải là hiểu về bao kiếng như kiểu có kiến thức về bao kiếng hoặc có nhiều thông tin về bao kiếng nhưng không phải là trên chính đối tượng là bao kiếng.
Sau đó GV có hỏi từng bạn về cái hiểu của mình về chứng kiến thế nào? Tới mình thì trả lời thấy hoang mang, GV hỏi sao lại hoang mang, thì mình thấy trước mình có cái hiểu khác giờ lại có cái hiểu khác nữa làm mình hoang mang, GV nói hoang là có vấn đề nữa.
Gv hỏi chung có lúc nào mình không chứng kiến hay không? Thì là không. Có lúc nào mình không sống trong chứng kiến hay không? Mình có luôn luôn sống trong chứng kiến hay không? Thì là không. Vậy thì sự khác nhau giữa chứng kiến và sống trong chứng kiến là gì? Chứng kiến thì lúc nào cũng chứng kiến nhưng sống trong chứng kiến là có ý thức về sống trong chứng kiến, không có đưa ý của mình vào chứng kiến. Mọi người thảo luận và trao đổi về nó xong thì hết buổi sáng. GV nói buổi chiều cho mọi người trải nghiệm thêm
Buổi chiều GV chỉ người ngồi sau tui (chỉ Đ) hỏi mọi người có biết người này không? Mình biết người này là Đ mà. Sao đó GV dẫn mọi người ra ngoài ga và chỉ 1 người lạ hỏi: mọi người có biết người này không? Mình thấy là có biết, nó khác là biết người này thì không biết tên như tên Đ mà thôi chứ mình vẫn biết hình dáng, giới tính, các hoạt động của họ và biết người này khác người kia luôn mà.
Sau đó, GV cho xem 1 bức hình nho nhỏ, nhìn vào thấy hình Chúa Giesu, sau đó phóng hình lớn chút thì thấy là trái dâu và cứ thế thì chỉ thấy trái dâu thôi chứ không thấy hình Chúa Giesu nữa.
Gv nói mình nhìn xa thấy 1 con cò đang bay, nhưng khi bay lại gần thì mình nhìn thấy không phải là con cò đang bay mà là đàn chim bay hợp lại với nhau thành hình con cò nhưng khi bay ra xa xa nữa thì thấy là hình con cò đang bay nhưng bên trong nhận thức là mình biết đó là đàn chim bay hợp lại thành con cò
GV cho ví dụ trong ban đêm trời chập chờn mình đi trên đường thấy 1 sợi dây vắt ngang hoảng hồn tưởng con gắn, sau đó nhìn lại gần thấy đó là sợi dây thì cái hoảng hồn đó mất đi. Vậy cái thấy sợi dây, mà là con gắn đâu mất tiêu rồi, sau nhìn lại không thấy đó là con gắn nữa ha, con gắn đi đâu mất tiêu rồi?
Gv cho thêm ví dụ nữa là nhìn lên bầu trời, thấy những đám mây kết nối lại tạo thành hình con gấu trên bầu trời. Thật ra là mình thấy đám mây hay là thấy hình con gấu. Con gấu từ đâu mà ra, có phải là của đám mây hay của mình nhìn ra. Mình thấy nó từ mình mà ra, từ sự nhận thức của mình chứ không phải của đám mây
Vậy ở đây, mình chứng kiến gì? Chứng kiến sự nhìn nhận của mình về hình ảnh đó. Điều mình chứng kiến là sự thật. Trong mơ thì mình đang ở đâu trong mơ ấy? Mình thấy trong mơ là mình chỉ biết, thấy các cảnh vật trong ấy, biết là có mình trong lúc ấy, chứ chỉ mình đâu chỉ được đâu, biết là có mình lúc ấy, nhìn thấy và biết các cảnh vậy trong ấy mà thôi.
Có đoạn thắc mắc là mình thấy sự chứng kiến hay thấy sự kết quả của chứng kiến.
GV chia sẻ là 3 căn bệnh của người học chứng kiến. Căn bệnh thứ 1 là: tự mình cho mình là biết chứng kiến rồi. Căn bệnh thứ 2 là: tự mình cho mình biết thế nào là sống trong chứng kiến rồi. Căn bệnh thứ 3 là: tự cho mình là biết cách thực hành sống trong chứng kiến rồi.
Dấu hiệu của căn bệnh này là: khi mình trả lời cho người khác, thì mình hiểu biết về chứng kiến rồi nên mới trả lời. Hỏi đi làm rõ cho người ta, chứ không phải đi làm rõ cho mình.
Giảng viên hỏi, vậy học theo cách nào: học đem lại hiểu & học áp dụng vào thực tế, mình học theo cách nào?
Thấy mình học để hiểu sau đó áp dựng vào thực tế chứ, rồi mọi người cùng nhau thảo luận. Nhưng sau đó GV nói ai nói đúng thì không cần học nữa, rồi mọi người đều trả lời sai, sau đó GV chia sẻ cách học đúng là:
Học  Hiểu  phản hồi  xác nhận  áp dụng
Rồi Gv chia sẻ đa phần là mọi người, học hiểu rồi qua áp dụng luôn thiếu phần phản hồi & xác nhận nên thay vì hưởng được nhiều lợi ích, hạnh phúc hơn thì lại hưởng được ít lợi ích & hạnh phúc à!
Sau đó, GV hỏi cảm nhận của mọi người về buổi học thì mình chia sẻ muốn tìm lại lại cái đối tượng chứng kiến này, sau mà mình lại mơ hồ về nó quá, muốn làm rõ nó trong mình, thì GV nói cái đó là phụ, mà cần thay đổi là thay đổi cái gốc cơ, đó là mình đang tu danh. Mình trầm ngâm hơi lâu, nói ủa sao mình tu danh chỗ này ta, không hiểu lắm. GV chia sẻ là: mình tu danh ở chỗ có hình ảnh đẹp, ví dụ như câu chuyện: đơn hà đốt tượng phật là 1 hình ảnh xấu, Triệu châu chém mèo là 1 hình ảnh xấu, còn mình không dám sống với nhận thức thật của mình. Cũng chưa phải mà là mình lựa chọn không dám sống với điều đó. Tới đây đơ đơ luôn và cứ trầm ngâm lại chỗ này cho tới hết giờ rồi về!