TƯỜNG THUẬT BUỔI HỌC 07/04/2024
Vào đầu buổi học, anh Quý đặt câu hỏi cho cả lớp “Tại sao lại có buổi bổ túc hôm nay?” Một bạn trả lời vì yếu nên cần phải bổ túc. Tiếp đó anh Quý đặt câu hỏi “Bạn thấy mình đã hiểu về chứng kiến hay chưa?” Một số bạn trả lời là chưa, khi anh hỏi bạn Lâm thì bạn Lâm cũng trả lời là chưa. Anh Quý nói thêm là tôi đọc tất cả các bài của các bạn thì thấy các bạn nói là đã hiểu về chứng kiến. Và khi anh Quý hỏi thêm một số bạn nữa thì câu trả lời là “có”. Anh bảo đây mới là câu trả lời thật. Anh Quý đặt tiếp câu hỏi “Theo bạn hiểu về chứng kiến giống hay khác so với hiểu đúng về chứng kiến?”. Một số bạn trả lời khác, một bạn trả lời là giống, bạn Lâm trả lời là khác. Rồi anh hỏi bạn Thảo Duyên: “Em có cảm thấy hiểu về chứng kiến không?”; Đang đi học tại sao phải cảnh giác? Nếu như đi học mà cảnh giác thì mình học được gì? Có phải là học với sự chiến đấu để không bị bắt lỗi. Rồi anh nói độ cảnh giác cao sẽ không học được gì. Vào đây chiến đấu thì sẽ học được gì? Rồi anh Quý đối thoại với anh Chung với câu hỏi đây có phải là chiếc hộp kiếng không? Anh Chung trả lời có. Anh Quý hỏi có chắc không?. Anh Quý nói tiếp là học chứng kiến bằng sự ảo tưởng và đa số là cảm thấy hiểu về chứng kiến. Mình nhầm là mình đã hiểu đó là một kết luận và kết luận đó chính là ảo tưởng, sự thật là mình có thể sai. Kết luận hiểu về chứng kiến thì do chứng kiến hay do ảo tưởng mà ra?. Anh Quý nói khi mình có một nhận định sai lầm thì đủ để thấy mình chưa hiểu về chứng kiến nhưng nhiều lúc mình lại tin là mình hiểu, biết về chứng kiến. Nếu mình không biết, không hiểu thì mình đi tìm hiểu, còn nếu mình đã cảm thấy hiểu rồi thì mình sẽ không đi tìm hiểu nữa. Ở đây cần phải có một sự khát khao đi tìm hiểu về chứng kiến. Tiếp theo, anh Quý đặt câu hỏi “Bạn đã hiểu đúng về chứng kiến hay chưa? Vì sao? Và một câu hỏi nữa là “ Bạn có trả lời thật lòng mình chưa?”. Thầy hỏi bạn Yến Nhi: “Em đi học hay em đi chiến đấu? Vì sao em không trả lời cái thật của mình?, thấy hỏi bạn Hồng Trang, bạn Hồng Trang phân vân giữa cái đúng và cái sai. Thầy Quý hỏi “Nếu nó thật sự đúng thì em có thể thấy nó sai được không?”. Anh Quý nói chuyện với bạn Huỳnh Tâm: Đầu tiên là em phải thừa nhận cái thật của mình và xem xét lại. Hiện giờ em đang sống bằng cái giả của mình để xem xét. Hiện giờ em đang bác bỏ cái thật của mình. Ở đây là sống với cái thật của mình và xem xét lại. Ở trong mình có 2 phần đó là phần thật lòng và phần lý trí. Khi mình thấy sai thật lòng thì mới có thể thay đổi được. Thường là mình chối bỏ cái phần thật của mình vì mình thấy nó xấu xa. Lời nói thật lòng bị chôn giấu, mình dùng lý trí để mình để đàn áp. Rồi anh nêu ra 2 bước. Bước 1 là chấp nhận bản thân mình và bước 2 là đối thoại. Anh nói với bạn Huỳnh Tâm là hiện giờ em đang nhận mặt nạ là em, em đang chối bỏ mặt thật. Mình đang tạo ra mặt nạ với chính bản thân mình. Anh nói với bạn Yến Nhi: Quan trọng là em phải đi tìm cái phần thật và coi trọng cái phần thật của mình. Anh nói với một bạn mình không thấy phần thật lòng của mình vì mình chôn nó kỹ quá. Anh Quý nói thêm rằng: Khi mình chối bỏ bản thân thì mình thấy cuộc sống không có ý nghĩa. Rồi anh đối thoại với một bạn với câu hỏi em có thấy tương lai mình có hiểu đúng về chứng kiến không? Tức là nó có thể sai? Anh nói là hiểu đúng thì chắc như bàn thạch. Anh Quý nói về 2 trường hợp, trường hợp thứ nhất là đau khổ thúc đẩy mình ra khỏi nó và trường hợp thứ hai là đau khổ không thúc đẩy mình thoát ra khỏi nó nghĩa là mình thấy mình có thể chịu đựng được. Nhu cầu thoát khổ hết và mình mất động lực. Anh Quý đặt ra câu hỏi vì sao?. Rồi anh nói tiếp là chặng 1, là bị cuộc sống áp bức thì có 2 nhóm người, nhóm thứ nhất tiếp tục đi, nhóm thứ hai, ngừng. Mình không có nhu cầu thoát khỏi sự áp bức. Khi mà khả năng chịu khổ gia tăng thì động lực thoát khổ hết. Anh Quý nói: anh đã tự đặt ra vấn đề không để bị đau khổ ở kiếp sau, tương lai, anh tin có kiếp sau và như vậy thì mới có động lực. Mình làm sao để tương lai có xảy ra như thế nào thì mình vẫn hạnh phúc. Anh nói cái đau khổ nhất là cái sự khổ tâm. Động lực của mình là giải quyết được áp bức của cuộc sống này chứ không phải ở một kiếp khác. Anh nói mình có xu hướng gạt đi, chạy trốn, không dám đối diện. Nếu mình đã chứng kiến thì mình sẽ luôn trả lời đúng với mọi câu hỏi, chỉ cần sai 1 câu tức là mình chưa chứng kiến. Anh nói câu trả lời phải là câu trả lời của mình chứ không phải đoán ý anh để trả lời. Rồi anh hỏi bạn Bảy, bạn đã hiểu đúng về chứng kiến chưa? Bạn Bảy lại đi kể một câu trả lời của người khác. Anh Quý hỏi tại sao em không trả lời mà lại đi kể chuyện. Anh Quý bảo đó là bệnh kể chuyện. Anh nói chối bỏ câu trả lời để vô can. Anh Quý nói một khi không hiểu về chứng kiến thì sẽ phát sinh một nhu cầu, khó chịu vì không biết về nó và điều này sẽ xuất hiện một cách tự nhiên. Anh nói là mong muốn thì có thể gạt đi được, còn nhu cầu thì không gạt đi được. Anh Quý đặt câu hỏi chứng kiến và sống trong chứng kiến khác nhau thế nào? Cho biết sự khác nhau giữa chứng kiến và sống trong chứng kiến? Trước đây khi các bạn học về chứng kiến và thực hành thì các bạn thực hành chứng kiến hay thực hành sống trong chứng kiến. Sau đó lớp học chia nhóm để thảo luận câu hỏi. Nhóm online bạn Lâm trả lời sống trong chứng kiến thì mình sẽ phân biệt được rõ đâu là điều mà mình chứng kiến, đâu là điều mà mình không chứng kiến, khi sống trong chứng kiến thì mình có sự tôn trọng những nhận thức từ chứng kiến. Khi mình học về chứng kiến thì mình thực hành chứng kiến. Bạn Thảo Duyên đặt câu hỏi cho bạn Lâm, tại sao mình luôn chứng kiến mà lại phải thực hành chứng kiến? Bạn Lâm trả lời để làm chủ được sự chứng kiến, để biết rõ sự chứng kiến. Anh Quý nói ảo tưởng là nhận nhầm sự thật. Buổi chiều, anh Quý bảo hãy chứng kiến cô gái đằng sau anh và chứng kiến người ngoài ga qua đoạn clip anh quay. Anh đặt câu hỏi bạn chứng kiến điều gì? Đâu là điều bạn chứng kiến, đâu là điều bạn không chứng kiến? Rồi anh cho cả lớp xem một hình nhỏ nhỏ, giống hình người, một số bạn bảo là giống ảnh chúa Giêsu, rồi anh phóng to lên thì thấy ảnh những quả dâu xếp cạnh nhau. Rồi anh đưa ra thêm 2 trường hợp để cả lớp thảo luận, trường hợp 1: Có một người nhá nhem tối thấy con rắn vắt vẻo, nhìn lại là sợi dây thừng. Xét hai thời điểm, thời điểm con rắn và thời điểm sợi dây thừng. Bạn chứng kiến gì? Trường hợp 2, một người thấy con cò bay trên bầu trời ở đằng xa, nhưng khi nó bay đến gần thì hóa ra đàn chim. Câu hỏi cũng là bạn chứng kiến điều gì khi nhìn xa, nhìn gần. Rồi lớp học chia ra các nhóm thảo luận. Anh Quý nêu ra 3 căn bệnh của người học chứng kiến là thứ nhất, tự cho mình biết, đã hiểu về chứng kiến rồi, thứ hai, tự cho mình đã hiểu thế nào là sống trong chứng kiến, thứ 3, tự cho mình đã thực hành sống trong chứng kiến rồi. Anh nói dấu hiệu là trả lời cho người khác, đi hỏi người khác. Anh Quý chiếu slide 2 mô hình học thứ nhất học và hiểu, thứ hai học, hiểu, áp dụng thực hành. Anh nói cả 2 mô hình học trên đều là sai. Cách học đúng để không bị bệnh khi học về chứng kiến là: Đối với học về chứng kiến là học hiểu Phản hồi Được xác nhận. Đối với học về sống trong chứng kiến là học Hiểu Phản hồi Được xác nhận Áp dụng thực hành. Anh nói học để bớt sai so với trước chứ không phải học để đúng và cần cởi bỏ ảo tưởng thì mới học được. Anh nói là học mót đến từ thái độ học theo ý mình. Và để học đúng thì cần phải theo sự dẫn dắt của giảng viên. Anh nói: Mục tiêu đầu tiên là hiểu thấu đáo về chứng kiến, hiểu đúng về chứng kiến. Anh lấy ví dụ hiểu nhầm chứng kiến và quan sát. Hiểu về chứng kiến phải bám vào giảng viên và có sự xác nhận của giảng viên. Anh nói thêm học về chứng kiến từ 1 trải nghiệm chứng kiến bằng tai, mắt, mở rộng ra, xem chứng kiến thế nào. Bước đầu là khám phá trải nghiệm 5 giác quan và ý. Anh nói với thầy Chí Thủ: Thầy xem lại xem có đúng không, thầy đang tu sao có hình ảnh đẹp. Anh nói hai bạn khóc trong lớp vì thấy giá trị của mình thấp kém.