Nhớ lại buổi học bổ túc vừa rồi, đầu tiên là GV hỏi các bạn có biết vì sao có buổi bổ túc này không? bạn nào biết? lúc đó có bạn nào đó xung phong mình không nhớ rõ lắm, mình cũng có xung phong trả lời nhưng cũng chưa rõ. Mình nhớ GV nói là vì khoá trước các bạn chưa đạt mục tiêu khoá học, đáng lẽ những mục tiêu này các bạn cần nhận ra trong khoá 1, 2, mà các bạn chưa nhận ra nên cần bổ túc thêm, bổ túc là dành cho các bạn học sinh kém, cần học lại thêm.
Mình nhớ câu hỏi đầu tiên được GV chiếu lên màn hình là như thế nào chứng kiến? như thế nào là không chứng kiến? đọc xong câu hỏi thì câu trả lời hiện ra trong mình liền. Mình thấy chứng kiến là tự mình biết rõ mình chứng kiến đối tượng nào, thông qua giác quan nào, không bị nhầm lẫn. Còn không chứng kiến, thì không khi nào không chứng kiến, chỉ là khi bị nhầm lẫn giữa chứng kiến đối tượng này nhưng nhầm lẫn qua đối tượng kia, hoặc nhầm lẫn chứng kiến giác quan này nhưng lại nhầm là giác quan khác. Gv hỏi từng bạn trả lời, VT là người trả lời đầu tiên, mình không nhớ rõ lắm câu trả lời của VT, nhớ man mán VT trả lời chứng kiến là thấy trực tiếp từ các giác quan, GV nói ok, câu trả lời rất chuẩn. Lần lượt đến các bạn kế bên, H, T,N, H…Mình không nhớ rõ câu trả lời của từng bạn, chỉ có câu trả lời anh Linh khá khác 1 tí nên mình nhớ, chứng kiến là trạng thái chứng kiến. Lúc đó, trong mình thấy uh chứng kiến cũng là 1 trạng thái, nhưng cái này mình thấy có vẻ giống sống trong chứng kiến nhỉ? rồi đến câu trả lời của TT, C, H,…mình cũng không nhớ câu trả lời của từng bạn khác.
Đến câu hỏi tiếp theo là như thế nào là sống trong chứng kiến, như thế nào là không sống trong chứng kiến? Mình nhớ GV có hỏi, câu này có giống câu hỏi trước không hay khác? hầu như mọi người đều nói khác và mình cũng thấy khác. Thì lúc đó mình thấy sống trong chứng kiến là trạng thái biết rõ mình chứng kiến đối tượng nào, thông qua giác quan nào của mình, giống như là trạng thái, cảm nhận biết rõ điều mình chứng kiến. Còn không sống trong chứng kiến, là trạng thái không biết mình biết rõ đang chứng kiến đối tượng nào, thông qua giác quan nào mà bị nhầm lẫn. GV cũng hỏi lần lượt các bạn trả lời, cũng bắt đầu từ VT, H, T,…mình cũng không nhớ rõ câu trả lời của từng bạn.
Rồi đến câu như thế nào là quan sát, quan sát có giống với chứng kiến không? GV cũng hỏi lần lượt từng bạn, và hỏi có cần thời gian suy nghĩ không? bạn T trả lời chỉ có mấy bạn gọi đầu tiên mới cần thời gian suy nghĩ, tự nhiên mình cũng mắc cười vì cảm nhận sự chân thật, hồn nhiên, dễ thương trong câu trả lời của bả. Rồi cuối cùng bả tự xung phong trả lời đầu tiên. Mình nhớ không rõ lắm câu trả lời của T, đại loại là quan sát và chứng kiến giống nhau thì phải. Sau đó, đến bạn nào mình không nhớ. Đến mình xung phong thì mình thấy khác nhau, đọc vô là mình thấy khác nhau liền, nhưng khi hỏi khác nhau như thế nào thì tự nhiên mình chưa có câu trả lời rõ ràng. Mình mới thấy ah mình chưa rõ chỗ này nên chưa có câu trả lời sự khác nhau rõ ràng. Nhìn lại kỹ hơn chỗ khác nhau đó, mình mới thấy ah, chứng kiến là trạng thái biết rõ, còn quan sát là hành động. Và chứng kiến luôn tồn tại, có sẵn không cần tác ý gì cả, chỉ cần kiểu mở mắt hoặc thức để thấy, chứ bình thường vẫn luôn thấy, chỉ là mình có biết/ý thức hay không, còn quan sát là hành động, cần tác ý để quan sát. Mình thấy chứng kiến bao hàm quan sát. Và sau đó, mình có bổ sung. Đến đây, thì thấy trong mình rõ hơn về sự khác nhau về quan sát và chứng kiến.
Và câu hỏi tiếp theo vậy Quan sát có mâu thuẫn với các hành động khác không? GV nói tôi có đưa ra ví dụ 1 số hành động sẵn cho các bạn, có hành động nào không hiểu thì các bạn có thể hỏi. Như hành động phân tích, so sánh, định hướng, di chuyển,…Mình nhớ bạn T có hỏi rõ hơn hành động định hướng, GV nói trước khi làm việc gì đó em có hành động định hướng trước khi thực hiện không? Và GV có đưa ra yêu cầu bạn T thực hành, e thử đặt cây bút lên bàn thì phải, lúc đó bạn T có nói ra thành lời nói là tôi đặt cây bút lên bàn, GV nói rằng ko cần nói ra, mà chỉ cần hành động. Lúc đó, trong mình thấy đúng là trước khi hành động việc nào đó, trước đó mình cũng có định hướng làm việc đó, nhưng vì mình không quan tâm đến ý muốn, lựa chọn của mình nên mình không thấy rõ nên nghĩ là không có. Giống như mình luôn chứng kiến trong suốt quá trình diễn ra các hành động của mình, nhưng mình không quan tâm nên không thấy rõ. Đến câu hỏi, có thể cùng làm nhiều hành động tại cùng một thời điểm không? Như vừa quan sát vừa làm 1 hành động nào đó được không? lúc đó mình thấy tức nhiên là không, vì 1 thời điểm làm sao có thể làm được nhiều hành động, chỉ 1 thôi chứ. Mình nhớ hình như vài bạn có thắc mắc, là có thể và đưa ví dụ, như vừa làm cái này,nhưng vừa có thể suy nghĩ chuyện khác. Mình nhớ GV nói nếu suy nghĩ thì e phải suy nghĩ 1 vấn đề nào đó khác hẳn, chứ không nói đến trường hợp là nghĩ về cùng 1 vấn đề đang làm, là sự hợp nhất thì ko tính. Còn nếu nói quan sát cái này mà đầu nghĩ qua việc khác là lúc đó không thực sự suy nghĩ, mà chỉ là đối phó. Vì quan sát là 1 hành động, nên không thể nào cùng thực hiện 1 hành động tại cùng 1 thời điểm, thời khắc. Nếu tháy có thì nó đã nhảy qua nhảy lại, quá nhanh nên không phân biệt đã qua thời khắc/thời điểm khác. Mình nhớ lúc đó, AQ có chấm 2 chấm cách nhau 1 gang tay lên vở của T để T trải nghiệm nhìn 1 lúc 2 chấm đó được không? T trả lời, ah không, vì không thể làm 1 hành động cùng 1 thời điểm, mà nó nhảy qua nhảy lại. Nên tức nhiên là quan sát có mâu thuẫn với các hành động, không thể thực hiện cùng một thời điểm. Khi quan sát thì sẽ ngưng các hoạt động khác lại.
Đến tiếp câu hỏi: Chứng kiến có mâu thuẫn với các hành động khác không? mình thấy tức nhiên là không, vì chứng kiến chứng kiến được các hành động, nên mình mới biết mình có những hành động đó, nó như bao hàm các hành động, nên chứng kiến được các hành động, kể cả suy nghĩ, phân tích, tính toán, định hướng, ……nên khi chứng kiến không cần dừng các hành động, quan trọng là mình có chứng kiến được mình đang chứng kiến các hành động đó không. Mình không nhớ rõ câu trả lời của từng bạn, nhưng dường như là giống nhau là chứng kiến không có mâu thuẫn với các hành động khác.
Vậy cuối cùng GV hỏi chứng kiến và quan sát có giống nhau không? tự nhiên trong mình có cảm xúc xúc động, lạ ghê, vì mình thấy mình đã không quan tâm đến chứng kiến. rồi thôi mình bỏ qua để tiếp tục flow của lớp học, thế nhưng mình vẫn cảm nhận sự xúc động. Và mình nhớ GV nói mục tiêu buổi sáng hôm nay là đập tan sai lầm nhầm lẫn giữa quan sát và chứng kiến của các bạn, trước giờ có phải các bạn về thực hành quan sát mà tưởng là thực hành chứng kiến không? và đó cũng là nguyên nhân của liệt tuệ. Các bạn ồ lên àh đúng rồi. Mình nhớ GV có nói, việc thực hành quan sát cũng không sai, có mang lại lợi ích nên không nhất thiết các bạn phải bỏ, nhưng quan trọng là phân biệt không bị nhầm lẫn. Lúc này, T có hỏi thêm về phần liệt tuệ, và H cũng hỏi thêm. GV trao đổi với H xong, GV nói rồi buổi sáng kết thúc ở đây nhé, chiều chúng ta tiếp tục. Tự nhiên mình thấy ủa sao kết thúc sớm vậy, mình vẫn muốn tiếp tục. Và các bạn khác cũng thế, chưa muốn kết thúc, nói tiếp đi thầy ơi. Thế là GV tiếp. GV chiếu tiếp câu hỏi sự quan sát trong cảm nhận và quan sát trong chứng kiến. Hai cái này khác nhau thế nào? có khi trước giờ các bạn thực hành quan sát trong cảm nhận, chứ không phải là quan sát trong chứng kiến nữa. Hic, nhiều sai lầm vậy. Đúng thiệt nếu mình không phân biệt rõ ràng, thì sẽ rơi vào nhầm lẫn liền. Lúc đó mình thấy quan sát trong cảm nhận dạng như là cảm thấy thông qua ý nghĩ, cảm thấy chứ không phải quan sát trên chính đối tượng quan sát. còn quan sát trong chứng kiến, là thực sự quan sát, quan sát trực tiếp đối tượng cần quan sát, không thông qua cảm nghĩ, cảm thấy, ý nghĩ. Và kết quả của quan sát trong cảm nhận là ghi nhận thông tin của đối tượng đó thông qua ý nghĩ, cảm thấy, chứ không phải là thông tin được quan sát trực tiếp của đối tượng. Hai kết quả cũng khác nhau.
Sau đó lớp nghỉ trưa. Đến trưa vào, GV tiếp câu hỏi kết luận có phải là kết quả của chứng kiến không? vậy kết quả của chứng kiến là gì? lúc đó mình thấy tức nhiên là không, kết luận không phải là kết quả của chứng kiến, vì khi kết luận là đã có ý chủ quan của mình vào rồi, và mình cho rằng đó là đúng, còn kết quả của chứng kiến chỉ là thông tin, đơn thuần là ghi nhận thông tin của đối tượng mình chứng kiến. Và GV cũng hỏi lần lượt từng bạn, hầu như tất cả các bạn đều trả lời kết luận hông phải là kết quả của chứng kiến, có bạn trả lời kết quả của chứng kiến là nhận thức, có bạn trả lời kết quả của chứng kiến là thông tin, ghi nhận thông tin. GV có đặt ra tình huống, vào lúc mấy 4h chiều ngày hôm qua có đàn chuồn chuồn bay là là mặt đất, và trời mưa, cách đó vài ngày cũng như vậy, và vài ngày trước đó cung như vậy. Và 12h hôm nay, cũng thấy có đàn chuồn chuồn bay là là mặt đất, và kết luận là chiều nay mưa. Nếu kết luận như vậy thì đó không phải là kết quả của chứng kiến không? câu trả lời là không. vì đó chỉ là dự đoán, kết quả của chứng kiến chỉ là vào lúc 12h trưa, thấy hình ảnh đàn chuồn chuồn bay là là mặt đất, còn khi kết luận là đã thêm ý chủ quan khẳng định của mình rồi. Nhớ lúc đó, T có đặt câu hỏi, vậy câu nói vào lúc 12h trưa, thấy đàn chuồn chuồn bay là là mặt đất có phải là 1 kết luận không? GV nói câu hỏi hay, mọi người cùng nhau thảo luận về câu hỏi này, và tiếp tục chia nhóm để thảo luận. Nhóm 4 người. Mình, T, T, và D tiếp tục là 1 nhóm. Mỗi đứa tự trả lời trong nhóm, mình nhớ là các bạn cũng có câu trả lời là không phải kết quả của chứng kiến, vì đó là dựa trên kết luận chủ quan của mình. Và nhóm cũng tự hỏi nhau về câu hỏi, vậy kết luận và và ghi nhận thông tin khác nhau như thế nào? giả sử cũng đều là 1 câu nói. Lần lượt từng bạn trong nhóm mình trả lời, sự khác nhau cơ bản nhất của kết luận là có ý khẳng định điều mình thấy đó là sự thật, là đúng, có ý khẳng định, còn ghi nhận thông tin chỉ đơn thuần là ghi nhận lại thông tin như vậy, không có ý khẳng định đó là đúng với sự thật/thực tế. Sau đó, từng nhóm trình bày về câu trả lời của mình. Và mọi người tự đặt câu hỏi cho nhau.
Tiếp tục, GV chiếu tiếp 2 câu, Sống trong chỗ không có kết luận. Và không sống trong chỗ có kết luận. Hai câu này giống nhau hay khác nhau? nghe có vẻ na ná nhưng là hoàn toàn khác nhau. Sống trong chỗ không có kết luận cũng đồng nghĩa với việc sống trong chỗ có kết luận là không có kết luận, chỗ này là sai. Còn không sống trong chỗ có kết luận là đúng. Nhưng không sống trong chỗ có kết luận là chỗ nào? như thế nào là không sống trong chỗ có kết luận. Câu hỏi của GV tiếp theo là làm sao để không sống trong chỗ không có kết luận?
Sau đó, GV chiếu lên 1 số nhiệm vụ tiếp theo, là viết bài tường thuật của buổi bổ túc, và bài cảm nhận. Và 1 số nhiệm vụ khác như đi tìm câu trả lời thế nào mới đúng? vì sống trong chỗ không có kết luận là sai, mà là không sống trong chỗ không có kết luận, như thế nào mới đúng. Tự mình giải quyết trước, hoặc có thể cùng thảo luận trên forum. Dựa trên các nhiệm vụ này, GV sẽ xét xem có được tham dự khoá 3 không? và có được xét duyệt cấp học bổng cho buổi bổ túc khoá 3 không? nếu không được cấp học bổng bổ túc khóa 3, chi phí là 50 triệu. Mình nhớ bạn T có đặt câu hỏi tiêu chí để xét duyệt, GV trả lời tiêu chí đơn giản lắm, chỉ có 2 cái, 1 là trung thực, 2 là nghiêm. Nếu trung thực mà không nghiêm túc cũng không được, nên chỉ cần thoả 2 điều kiện này thì dễ dàng đạt được học bổng, và học bổng không giới hạn số lượng, biết đâu cả lớp đều thoả điều kiện, thì cả lớp đều được học bổng cho khoá bổ túc khoá 3. Và mọi người cùng vote thời hạn cho việc thực hiện nhiệm vụ. Rồi lớp kết thúc.