Đối với tôi thì buổi hôm trước để lại trong tôi những suy nghĩ về động lực học. Mình học chứng kiến để làm gì, mình đã cảm nhận được những lợi ích của chứng kiến rồi nhưng mình thấy chứng kiến chưa gắn liền là một phần của cuộc sống đối với mình, mình chưa làm chủ được chứng kiến theo ý của mình. Ngay từ đầu buổi thì Minh Đăng có đặt câu hỏi về động lực học thì tôi nhận ra là động lực học hiện giờ của mình chỉ là 5/10. Cái điều này được khơi lên một lần khi mà mình trải nghiệm cái chủ đề về chứng kiến tương lai, ở trong mình lúc đó cũng thấy xuất hiện câu hỏi là mình sẽ ra sao đây nếu mình không chứng kiến cuộc sống và làm chủ sự chứng kiến trong cuộc sống, nó có một chút gì đó hơi lăn tăn, hơi gợn gợn ở bên trong. Cho đến ngày hôm nay và ngày hôm qua thì mình thấy mình đã không chứng kiến được vấn đề khi đối thoại với người khác và đưa ra những nhận xét và câu trả lời dựa trên sự không chứng kiến khi mà mình đối thoại với người khác và cũng chính vì mình không chứng kiến được rõ ràng những gì xảy ra, mình không tôn trọng sự chứng kiến nên mình thấy phản ứng của mình chậm chạp, không chắc chắn và nó cứng nhắc. Hôm qua mình đã không chứng kiến được hoàn cảnh của người khác giàu hay nghèo nhưng mà mình lại kết luận theo cái ý của mình. Nhưng mà nói thật đến bây giờ thì cái việc cảm nhận về lợi ích của chứng kiến đối với mình nó vẫn chưa rõ ràng và thường trực giống như một người mở mắt đi giữa đêm tối. Trong cuộc sống thì mình đã có những trải nghiệm về sự chứng kiến ở một số tình huống trong công việc và đưa ra những phản ứng chính xác nhưng cái việc cảm nhận được sự chứng kiến nó thường trực, nó luôn là một công cụ ở ngay bên mình thì mình chưa cảm nhận được. Điều này mình thấy nó dẫn tới một hệ quả là có lúc mình sẽ sử dụng nhận thức từ chứng kiến và có lúc thì mình sẽ không sử dụng nhận thức từ chứng kiến. Mình cũng cảm thấy khá thú vị về cái chủ đề mà Minh Đăng đưa ra là học mót và học có hệ thống, học để giải quyết vấn đề và học để nâng cao năng lực của bản thân. Chính cái này khi ngẫm lại thì mình thấy mình mắc ở đây. Mình ngẫm lại trước đây anh Quý có hỏi mình là có muốn học toàn bộ chương trình không thì mình lại trả lời là không và bây giờ mình thấy rằng nếu học một phần mà không học toàn bộ chương trình thì những hiểu biết của mình nó sẽ là không đầy đủ vì mình sẽ không thấy được tổng quát bức tranh của chương trình và dễ đi vào kết luận mang tính chủ quan. Nguyên nhân là mình chỉ muốn giải quyết những vấn đề mà mình đang gặp phải như vấn đề bị tác động dẫn tới stress, vấn đề không khai mở được tình yêu vv và mình còn thấy nhiều vấn đề khác nữa và nếu học mót và học giải quyết vấn đề này thì chắc là sẽ còn những vấn đề tiếp theo, hay vấn đề biến đổi sang dạng khác mà mình không thể giải quyết được. Mình thấy cái mà Minh Đăng nói là học để nâng cao năng lực thì nó có lẽ là bao trùm rộng hơn và có thể giúp mình giải quyết được nhiều vấn đề hơn là học mót hay học giải quyết vấn đề ở một phạm vi hẹp. Mình cảm thấy buổi hôm trước có ý nghĩa với mình nhất đó là ở phần chia sẻ của anh Quý vào cuối buổi, nó đã khơi lên một cái động lực học ở bên trong mình về những cái lợi ích của chứng kiến và đối tượng mà mình cần phải đi tìm kiếm cuối cũng để có được sự hiểu biết thật sự về chứng kiến. Mình thấy giọng nói của anh có sức truyền cảm và nhấn mạnh được những vấn đề cốt lõi và nó khiến mình có sự quan tâm rất lớn và ngay sau buổi hôm đấy khi có form đăng ký và hoàn thành bài tập 20 điều liệt kê về điều mình cần phải chứng kiến thì mình đã nhanh chóng hoàn thành luôn bài tập mà không chút đắn đo, khi nghe lại những gì anh Quý nói ở cuối buổi mình đã thấy những đối tượng đó hiện lên trong đầu mình, mình cảm thấy cái này hấp dẫn tự nhiên mà không có sự gò bó gì cả, nó có động lực làm ở trong đó. Trước thì mình có làm bài tập về nhà nhưng mà nó dường như có chút nào đó nó vẫn gượng gượng. Ở đây mình thấy mình có sự gắn kết được nhu cầu của bản thân, thực tế cuộc sống và những gì anh Quý nói. Mình nghĩ là những điều này đã khơi lên một phần động lực ở trong mình về cái lợi ích và cái đối tượng mà mình cần đi tìm kiếm. Bản thân mình mường tượng về cái đối tượng đó là khi tìm thấy được nó, khi nhìn thấy được nó, khi chứng kiến được đó thì mình sẽ có ý thức chứng kiến, sẽ làm chủ được sự chứng kiến, sẽ trực cảm rõ ràng được sự chứng kiến vì hiện giờ cái việc trực cảm rõ ràng hay có ý thức rõ ràng về sự chứng kiến nó chưa thành một cái phản xạ diễn ra trong toàn bộ cuộc sống của mình ở mọi lúc, mọi nơi nên mình rất hy vọng rằng hy chứng kiến, khi tìm thấy được cái đối tượng đó rồi thì mình có thể giải quyết được phần nào những mong mỏi trên của bản thân. Cái đối tượng mà anh Quý nói thì nó như là một cái mục tiêu để mình xác định và mình hướng tới và khỏi đi trệch đường trong quá trình tìm kiếm đối tượng và làm chủ sự chứng kiến. Mình thấy có một cái suy nghĩ ở trong mình lúc được nghe chia sẻ nó ngầm ở bên dưới là để mình có thể hiểu rõ về sự chứng kiến thì mình cần thực hành nhiều, thực hành thường xuyên để thấy rõ sự chứng kiến nơi bản thân mình và từ sự thấy rõ đó thì mình sẽ hiểu hơn về chứng kiến. Cái này có vẻ hơi sai sai so với những gì Minh Đăng nói thì phải vì Minh Đăng nói là chứng kiến không phải là một kỹ năng như lái xe mà là cái đã có sẵn. Mình cho rằng là có sẵn nhưng mà mình lâu không dùng, lâu không nhớ đến nó, không chọn lựa sử dụng nó nên cần thiết lập thói quen lựa chọn sử dụng nó trong toàn bộ cuộc sống. Cái này có vẻ như vẫn là một kỹ năng thì phải khi mà mình cố gắng thiết lập thói quen bằng cách ý thức đến việc sử dụng sự chứng kiến trong cuộc sống. Cái này với suy nghĩ của mình là chứng kiến những gì mình đang chứng kiến và mình cho rằng đó là tỉnh thức vì khi thực hành ở trong cuộc sống thì khi mình ý thức được mình đang chứng kiến điều gì, như khi chơi game, khi giải trí qua youtube mà mình ý thức được mình đang bị cuốn vào game, vào giải trí thì mình hoàn toàn có khả năng dừng lại được và không bị cuốn vào, còn nếu mình không ý thức được rõ thì mình dễ bị cuốn vào những cái hiện tượng mang lại cho mình cảm giác dễ chịu và đê mê.
1 Lượt thích