[Việt Thảo] Cảm nhận ngày học bổ túc Chứng kiến 25.2.2024

CẢM NHẬN NGÀY HỌC BỔ TÚC CHỨNG KIẾN 25.2.2024
(SEE THINGS WITH MY OWN EYES)
Mình đã có sự chuẩn bị tâm lý từ trước cho khóa học này gia dầu với bản thân lên dây cót với bản thân sau cho mình thật sự hạnh phúc khi học điều này và nói với mình có phần hơi ý chí là bản thân mình cố gắng học sao cho không phải out khỏi danh sách học chính thức. Sao bao sự setup trước đó của mình cũng không thành vì mình cũng chỉ đang học hình thức không có nội dung. Mình chưa nhận được gì lớn từ khóa học này nó như hạt cát trong sa mạc cũng chưa hiểu mình bị fail cái gì mà phải học lại. Thừa nhận là mình không muốn học hay thay đổi bản thân là một sự giải phóng khiến cho mình nhẹ lòng và thành thật với bản thân mình. Trong quá trình học mình giữ cho mình thả lỏng và nhẹ nhàng, không ép mình để mọi thứ đến tự nhiên.

Đầu tiên anh Quý hỏi Chứng kiến là gì? Không chứng kiến là gì? Câu trả lời được lưu sẵn trong người mình. Thật ra là mình không biết rõ mới là câu trả lời thật của mình. Rồi nhìn lại thấy câu trả lời của mình có phần nhìn vào bên trong về chứng kiến có phần mình dùng từ ngữ để wording nó lại. Lúc đó có lăn tăn gì đó trong người mình. Giờ nhìn lại đó là sự không chắc chắn về điều mình đang nói. “Một câu trả lời rất chuẩn”. Mình nghe xong cũng hơi lăn tăn vì mình không chắc chắn. Rồi thầy đi một vòng đến từng người chị Hạnh, chị Thảo, chị Hồng. Nhưng lúc đó mình có ý giữ câu trả lời của mình.
Câu hỏi tiếp theo chứng kiến và quan sát giống hay khác nhau? Rất nhanh. Mình có suy nghĩ nhưng trả lời trong tích tắc, nhìn đi nhìn lại câu trả lời trong lòng mình là giống nhau. Ok nhìn đi nhìn lại câu trả lời thật lòng của mình là giống nên mình trả lời là giống vậy. Nhưng lúc đó cũng có gợn lên chút suy nghĩ. Rồi vòng xoay tới chị Hạnh, chị Thảo, chị Hồng mọi người trả lời là giống nhau… nhưng tới đây mình có ý nghĩ có khi mọi người nhầm thì sao. Với mình chứng kiến là quan sát. Lúc đó có gợn cho mình những lăn tăn giống nhau thật không nhưng mình cũng chưa thấy khác nhau, cũng có chút giữ giữ níu níu lại chỗ đó không muốn nhìn thêm vào. Đi thêm chút xíu nữa. Những lần mình rất nghiêm túc quan sát nội tâm của mình sau cái chứng kiến đó mình như được giải thoát thế là bữa giờ mình nghĩ chứng kiến là quan sát. Nhưng sau khi đi sâu về các đặc tính của chứng kiến và quan sát mình không thấy vậy nữa. Có một sự nhầm lẫn ở đây. Hai đối tượng bắt đầu tách biệt. Khi mình quan sát có thể có chứng kiến nhưng khi mình chứng kiến thì không có quan sát hả? Nói chung tới đây hơi rối rồi. Mình đã tin xái cổ chứng kiến là quan sát. Mặc dù thầy đã từng chia sẻ rồi nhưng tất cả là những kiến thức bên ngoài không ở bên trong mình. Lúc đó mình cũng có gợn lăn tăn trong người. Liệu rằng 2 cái đó có khác nhau không. Nhưng qua câu hỏi tiếp theo mình không thấy như vậy.
Tới câu hỏi Chứng kiến có phải là một hoạt động / hành động không? Quan sát có phải là một hoạt động hay hành động không? Thì thấy chứng kiến có lúc với mình là một hoạt động, có lúc không phải là một hoạt động. Quan sát là một hoạt động. Nhìn kỹ hơn nữa thì thấy do mình nhầm lẫn định nghĩa những lần mình quan sát nội tâm đó chính là chứng kiến nên mình thấy chứng kiến là một hoạt động. Và nhầm lẫn này đã có từ lâu không phải gần đây về chứng kiến nên lúc trước việc tương tác và xử lý vấn đề của mình hơi chậm vì mình phải qua quan sát không phải trực tiếp dùng chứng kiến. Tới đoạn này mở ra 1 góc nhìn nữa cho mình chỗ tự nhiên hiện hữu không tác ý của chứng kiến và con mắt này thấy tất cả những điều nó thấy bao trùm hết tất cả mình cũng không cố ý phải làm gì. Có gì đó không rõ ở chỗ này nhưng mình tiếp tục đi tiếp với câu hỏi của thầy. Tới đây mình bắt đầu thấy nó khác nhau rồi.
Cảm nhận của mình lúc đó là hơi hoang mang lo sợ hụt hẫng vì không có chỗ bám vào về chứng kiến nữa. Nếu nhận thức này là sai thì cái gì là đúng. Cũng hơi dựa dựa vào thầy và không muốn đi sợ biết được sự thật về chính mình. Mình là thủ phạm gây ra những vấn đề này cho mình. Mình không biết gì về chứng kiến cả. Cảm thấy ngu ngốc rồi và mình ngu ngốc thật. Vậy những trải nghiệm chứng kiến của mình là gì? Là lúc đó mình không thấy được câu trả lời. Lúc đó có sự hoang mang nhẹ. Vì mình nghĩ rằng chứng kiến và quan sát là một không, không khác nhau.
Qua trải nghiệm lúc quan sát mình không thể vừa suy nghĩ, cũng không thể vừa nói chuyện với các bạn. Mình thấy rõ quan sát không dính líu gì tới chứng kiến và 2 quá trình này là khác hẳn nhau. Vì mình còn có thể làm nhiều việc khác trong chứng kiến, lúc suy nghĩ, lúc nói chuyện. Vậy chứng kiến là gì mình tự hỏi? Cái trạng thái leo cầu thang sáng trưng mọi thứ như ban ngày ấy làm sao có được. Có phải do tập luyện hay đến từ một tình huống đòi hỏi sự tập trung cao mới có được. Nó không tự nhiên à. Mình không biết về chứng kiến. Đi lục tung những ký ức của mình lên thì lúc nào mình đã chứng kiến và không chứng kiến. Lúc chứng kiến sao mình không thấy gì hết. Vẫn luôn có một con mắt thấy biết rõ mọi thứ trong người mình thông thái trí tuệ và hiện hữu không rơi vào ý kiến chủ quan nó ở đâu vậy? Không biết chỉ biết nó nằm ở đó nhưng đôi khi mình chối bỏ những điều nó thấy vì mình sợ mình thấy mình ngu.

Khi tách được những sự khác biệt về quan sát và chứng kiến. Lúc đó khi thấy một bên là tác ý, một bên là tự nhiên đồng hành

Anh Quý có nói là anh đã có nói rồi mà mọi người không để ý. Mình nhớ lại có lúc anh có nói thật, anh còn so sánh các loại thiền về quan sát khác với chứng kiến này như thế nào mình nhớ ra ký ức đó nhưng trong lòng mình vẫn chưa thấy điều đó. Mình cũng không để ý để tìm hiểu vì nghĩ rằng những hiểu biết của mình về chứng kiến đã ok rồi. Sống chặt trong kết luận về chứng kiến và chỗ này được mở ra bằng những câu hỏi để làm rõ hơn về đối tượng.

Các hoạt động trong cuộc sống của bạn có những hoạt động nào? Có thể cùng lúc làm nhiều hoạt động được không? Ý hướng đến cùng 1 lúc cho nhiều hoạt động được không? Ban đầu mình nghĩ là có vì mình thấy mình có thể làm nhiều việc cùng một lúc được. Nhưng sau đó khi thực hành mình thấy là không vì trong tích tắc 1 giây thời điểm mình chỉ có thể làm một việc thôi. Làm một việc trong một giây phút ngắn ngủi đó thôi không làm việc thứ 2 được. Vậy thì một lúc mình chỉ làm được một hành động thôi. Dù tay phải và tay trái mình có vẽ hình tròn và hình vuông có vẻ như cùng một lúc nhưng có lúc mình phải buông ý cho một bên ý không đi về 2 hành động đó cùng một lúc được. Mình thấy sự hoạt động của ý rõ trong theo từng hoạt động. Ý này chỉ đi đến 1 hành động trong 1 cùng 1 thời điểm thôi không tách ra được. Khi thực hiện quan sát bạn có suy nghĩ được không? Ban đầu mình trả lời là được. Nhưng khi bắt đầu thực hành hành động quan sát là gì? Với hành động chỉ nhìn thôi mình thấy rõ không là như vậy. Do trước đó mình có nhầm lẫn quan sát chỗ chứng kiến bao hàm vô nên mới bị lẫn lộn như vậy. Khi thực hành tới chỗ nhìn chị Hồng mà vừa suy nghĩ lên kế hoạch ngày mai sẽ làm gì cái không làm được. Lúc đó mới thấy quan sát không phải là chứng kiến. Hai định nghĩa này mình bị lẫn lộn qua lại. Tới đây mình chắc chắc quan sát khác với chứng kiến rồi nhưng vẫn chưa chịu tin lắm. Lúc nói có chứng kiến được không? Mình thấy được hoàn toàn tự nhiên trong người mình. Cũng không cần phải tác ý hay làm thêm gì cả. Hay cần phải làm riêng gì cả.
Khi đang nói chuyện có chứng kiến không? > Có Khi đang suy nghĩ có chứng kiến không? > Có
Khi đưa các hành động suy nghĩ, dự đoán, tưởng tượng… có thể chứng kiến được không? > Được
Thấy rõ có con mắt bên trong đi theo sự hoạt động của bản thân. Tùy theo mình quan tâm chú ý ở đâu thì mắt thấy sáng theo chỗ đó. Lúc đó mình đi vệ sinh ra thì nghe thầy nói về vị trí đặt tâm nhưng không kịp chưa rõ về chỗ này lắm. Khi mơ, có con mắt bên trong không? Mình thấy là có. Có con mắt nào thấy con mắt bên trong? Mình thấy là có nhưng cụ thể sao chỗ này mình chưa rõ. Mình thấy thêm manh mối chứng kiến và con mắt bên trong này. Nhưng cũng chưa rõ đối tượng này.
Kết thúc buổi sáng mình thấy chứng kiến và quan sát khác nhau. Nhưng chứng kiến là gì mình tự hỏi mình không biết. Lúc đó thấy giống như đi tìm lại từ đầu.

Tất cả sự flop trong cuộc sống của mình đến từ việc không phân biệt được đâu là điều mình chứng kiến đâu không phải là điều mình chứng kiến đơn giản vậy thôi. Buổi học này cho mình nhìn rõ hơn về chứng kiến và kết quả của quá trình chứng kiến. Như có khi đó không phải là điều mình chứng kiến mà mình nghĩ là mình chứng kiến như những nhận thức của mình. Có khi nào những điều mình nghĩ về hạnh phúc không phải là chứng kiến hay không? Những nhận thức này ở đâu mà có? Suy luận của mình hay chứng kiến thật sự. Liệu có nhận thức nào bị mix như câu trả lời của mình ban đầu hay không. Và những nỗi sợ không phải là điều mình chứng kiến thì sợ gì nữa. Vậy chứng kiến là gì nhỉ? Chỉ nhìn thấy đặc điểm của nó không nhìn thấy nó rồi. Cũng hơi hoang mang vì không còn chỗ nào để bám cả không còn một nhận thức tạm bợ nào để bám. Mình không biết về chứng kiến.
Buổi chiều những câu hỏi tiếp theo về chứng kiến. Cảm nhận có phải là chứng kiến hay không. Mình thấy là không câu trả lời chắc chắn là không. Vì mình đã thấy vài lần trong quá khứ nó không phải là chứng kiến rồi. Ừm nè giờ viết bài cảm nhận thì mới thấy là không liên quan ạ. Câu trả lời móc ra theo history lưu lại cũng không phải là câu trả lời trong chứng kiến. Đoạn này đáng lẽ mình phải tìm câu trả lời như mới thì mới đúng. Quan sát trong chứng kiến vs Quan sát trong cảm nhận lúc đó mình hơi confused vì không hiểu nổi 2 từ này nghĩa là gì. Chỉ hiểu quan sát cảm nhận, quan sát chứng kiến thôi. Quan sát trong cảm nhận, quan sát trong chứng kiến mình chưa hình dung ra được. Ví dụ mình cảm thấy vui, quan sát trong cảm nhận (Cảm nhận mình thấy vậy, thấy trong cảm nhận của mình là như vậy). Đoạn này bị bí. Sau đó thầy hỏi kết quả của sự chứng kiến là gì? Mình thấy nó lưu trữ dưới dạng data ghi nhận lại kết quả các giác quan ghi nhận thế giới xung quanh. Khác với kết luận như thế nào? Kết luận mình thấy có tính chốt hạ, cho là như vậy, cho rằng đó là sự thật, đó là đúng, sự việc nó là như vậy. Kết luận có phải là kết quả của sự chứng kiến không? Không. Mình thấy không có chỉ là lúc đó ghi nhận lại như vậy và cũng không có kết luận gì. Kết quả của sự chứng kiến có tính thời điểm tức thời ngay tại thời điểm đó như data lưu lại dưới dạng máy quay phim, máy chụp hình, máy ghi âm đến rồi đi tại đó rồi thôi. Đến kết luận có sự tổng quát hóa và xuyên suốt.
Rồi ví dụ đến tình huống 12h thấy chuồn chuồn bay thì 4 giờ chiều trời mưa. Khi nhiều hôm như vậy. Khi mai 12h thấy chuồn chuồn bay thì kết luận ngay chắc chắc chiều nay 4h chiều mưa. Đây rõ ràng là một kết luận. Mình thấy cũng có nhiều khi mình đánh giá một con người như vậy. Nếu nay họ vầy mai họ cũng như vầy thì chưa chắc mốt họ cũng như vậy. Đi đến tình huống đó chị Tâm có câu hỏi 12h thấy có chuồn chuồn bay > ngay tại thời điểm đó kết luận 12h có 1 đàn chuồn chuồn bay sát mặt đất được không? Đó có phải là kết quả của sự chứng kiến không? Thầy nói câu này hay đó mọi người hãy chia nhóm thảo luận. Lúc đó chia ra thảo luận nhóm chị Hạnh, mình và chị Hồng. Câu hỏi làm mình nhớ tới trao đổi của thầy và anh Linh chỗ quả thần kỳ. Đợt đó mình nghĩ là mình hiểu nhưng chưa rõ. Đợt này nhìn được sâu hơn cái quá trình diễn ra của tâm trí. Ngay tại thời điểm đó sẽ thấy 1 hình ảnh tạm gọi là một cục hình ảnh và cục đó mình sẽ gọi là chuồn chuồn hay đàn chuồn chuồn. Dù cục hình ảnh đó là chuồn chuồn hay không thì cũng là một kết luận. Việc gọi tên khối đó là đàn chuồn đã quá trình xử lý của tâm trí mình không còn nguyên vẹn là điều mình chứng kiến nữa. Qua buổi học lẫn này mình phân biệt được rõ đâu là quá trình chứng kiến đâu là không phải có sự can thiệp của tâm trí của mình. Nhận thức nào là đến từ chứng kiến nhận thức nào là do mình tạo ra.

Tình huống về việc học, bạn kia đi học lần 1 khóa A. Xong lần 2 đi học nội dung cũng y chan như khóa A. Bạn học thấy chán và buồn ngủ. Bạn có học trong chứng kiến không? Mời các bạn thảo luận nhóm. Câu trả lời của mình cũng là không luôn. Quay qua trao đổi với chị Hạnh. Chị vẽ cái hình một cái khung ô abcd, bạn đó khi học xong sẽ có cái khung abcd đó. Rồi bạn đó cũng nhìn mọi thứ như cái khung abcd đó khi học ở lần thứ 2. Nên bạn bị chán vì thấy y như cũ, y như cũ đó là khung nhận thức của bạn. Còn học trong chứng kiến là sẽ thấy những cảnh mới toanh ngay tại hiện tại lúc đó, thấy mọi thứ luôn mới. Ngay lúc đó mình phọt ra câu muốn yêu lại người yêu cũ quá vì lý do mình ngăn không cho mình quen bạn là vì mình nghĩ bạn trong cái khung cũ ngày xưa đó của mình, mình có mặc định về bạn và mình nghĩ là không nên để tiếp tục. Nhưng sau tình huống này mình thấy mình thấy bạn như mới và bạn bây giờ là con người a’ không hề là con người a lúc đầu trong đầu mình nghĩ nữa. Nghĩ đến đó mình được giải thoát.

Kết thúc buổi học mình rất muốn làm rõ đối tượng không sống trong chỗ kết luận của mình là gì. Hiện tại là mình thấy mình nhận biết kết luận của mình, những lúc mình đang có kết luận và nhảy ra. Kiểu cũng giống giống tâm mở nhỉ, khi mình mở lòng liên tục với cái gì đó không có bias hay nhận thức gì về nó và mình cũng hơi bế tắc rồi. Tới đây mình chợt nghĩ vậy là những kết luận của mình hoàn toàn ở chỗ không chứng kiến. Mình kết luận về mình nhiều lắm mình nghĩ mình với nhiều bias lắm. Mình nghĩ mình là thế này thế kia theo những định nghĩa về mình. Mình cứ thấy hụt hẫng sao đó khi không có nhận thức nào về mình để bám trụ. Mình thấy mình luôn có xu hướng define mình và thế giới theo nhận thức của mình, lưu trữ những nhận thức về nó. Ừ những nhận thức về mình chưa phải những sự thật về mình. Những nhận thức về thế giới chưa phải là sự thật về thế giới. Khi sống trong chỗ có kết luận này mình sống trong một cái khuôn tù túng và khó chịu. Sao mình muốn sống trong đó nhỉ. Vì nó cho mình những cảm xúc thỏa mãn về cái tôi được biết về thế giới. Nhưng qua bài tập đàn chuồn chuồn thì mình thấy rõ nhận nhận thức phái sinh wording từ ngữ về sự việc hiện tượng là không phải kết quả của quá trình chứng kiến. Có chút buồn khi không hiểu chứng kiến là con mèo gì, hình thù tròn méo ra sao. Thôi quay lại flow câu hỏi nha. Mình hơi né né chỗ này. Vậy thì chứng kiến phải kết hợp với những quá trình hiện tại của mình khi làm mọi việc. Không phải sự chủ động quan sát đó, đó không phải là chứng kiến. Chứng kiến gắn liền với hiện tại. Nhưng những bài tập chứng kiến quá khứ tương lai là gì. Cái xu hướng luôn muốn giữ một cái nào đó để an tâm của chính mình, muốn sống trong nhận thức hay kết luận nào đó.
Chứng kiến có phải là 1 hoạt động? Quan sát có phải là 1 hoạt động/hành động? > Chứng kiến không phải là 1 hoạt động. Quan sát là một hoạt động. (Hoạt động là gì? có một hành động có tác ý). Tới câu hỏi này là mình thấy khác nhau rành rành rồi nè. Chứng kiến luôn hiện hữu như con mắt. Quan sát là một hành động có chủ ý không liên tục và luôn luôn của mình. Nên đến khi chuyện xong rồi mình mới quan sát lại thì muộn cmnr. Chỗ này gỡ dc 1 chỗ dằn xé của mình khi mình thấy khó quan sát được khi hành động. Và phải đợi mọi chuyện xong hết thì mình mới “chứng kiến” review lại được và có lúc mình bị chậm. Chỗ sai này từ việc nhầm lẫn giữa chứng kiến và quan sát. Mình thấy quan sát khác mà, không phải là chứng kiến. Vì mình nhầm lẫn như vậy nên mình hành động bị lâu và bị trễ.
Các hoạt động: trong cuộc sống bạn có những hoạt động nào? Hoạt động quan sát Hoạt động tiếp nhận Hoạt động tưởng tượng Hoạt động dự đoán… Khi đến câu hỏi tiếp theo mình liệt kê ra nhiều hoạt động ở trong đầu của mình. Lúc đó mình cũng chưa rõ lắm giữa chứng kiến và quan sát. Có thể cùng một lúc làm một hoạt động được không? Mình thấy là không, không làm được. Qua câu hỏi khi thực hiện việc quan sát có suy nghĩ được không? Lúc đầu mình nghĩ là có và nghĩ là có thiệt. Nhưng khi rõ hơn về định nghĩa hoạt động quan sát và hành động quan sát cụ thể là gì thì làm thử không làm được. Không thể làm 2 hành động cùng 1 lúc được, hoàn toàn không làm được. Một sự thật phải thừa nhận với bản thân mình không biết gì về chứng kiến cả, hoàn toàn không biết gì cả. Mình thấy chứng kiến là điều gì đó xa lạ với mình và mình không biết về nó. Cái sự đau đớn bệnh tật này đến từ việc mình chối bỏ những điều mình chứng kiến. Nhưng nó là gì nhỉ? Sao thấy rồi lại còn chối bỏ nó kiểu nó không như ý mình thì mình chối bỏ nó. Lúc này mình có đang chứng kiến không nhỉ. Mình vẫn đang chối bỏ cục stress này của mình và trốn chạy nó. Vậy thì mình đang tìm hiểu đặc điểm của một con mắt.

khi sống trong chỗ có kết luận là mình sẽ thấy mình biết rồi và đạt được 1 cái gì đó và rất chán.

Dừng lại không mở ngừng học là bị đóng khung trong 1 kết luận rồi. Tâm không mở là đóng trong một kết luận rồi. Có vô vàn dấu hiệu của chỗ sống trong kết luận. Khi không sống trong chỗ đó là làm những hành động nhảy ra khỏi đó là ok phải không.
Buổi học cho mình đi từ nhầm lẫn này đi đến nhầm lẫn khác. Để mình làm rõ được đối tượng chứng kiến và tách nó ra được những cái mà mình nghĩ nó là chứng kiến. Mình rõ hơn chỗ chán và buồn ngủ mệt mỏi vì đó là vấn đề nam giải bao năm qua của mình. Việc thấy cuộc sống cứ lặp đi lặp lại và thật chán. Mình là con rối của cuộc đời và không có quyền gì cả. Nay nhìn thấy nó đến từ chỗ ra khỏi chứng kiến của mình. Rất nhiều lần mình muốn tự tử khi thấy cuộc đời nhàm chán. Mình thấy thế giới chỉ có thế và mình sống trong thế giới đó. Thế giới của những định nghĩa của tâm trí không phải là chứng kiến. Mình sợ đau khi biết sự thật là không ai yêu mình. Điều hoàn toàn không thể biết được. Mình có rất nhiều những mặc định về thế giới và mình sống theo những mặc định đó. Mình cảm thấy cô đơn khi thấy cuộc sống cứ lặp đi lặp lại và thật nhàm chán. Mình không học được điều gì từ thế giới xung quanh mình cả vì mình sợ sai, sợ biết được sự thật và sợ người ta biết được sự thật về mình là mình rất ngu. Mình có đầy những tật xấu và điểm yếu nhưng mình muốn che lấp nó rồi mình không nhìn vào nó để che đi để không muốn nhìn thấy những điểm yếu của mình. Nhưng có lạc qua chỗ không sống trong chỗ có kết luận không. Thật ra mình cũng không biết chỗ đó ở đâu nữa. Chỉ biết thoát ra được nó khi có những lần quay đc về chỗ không zero. Mình không biết gì hết và không biết gì cả. Không có manh mối gì thêm cho chỗ này cả.

Và điều ấn tượng với mình nhất là quan sát trong chứng kiến và quan sát trong cảm nhận. Hồi đó giờ tưởng phân biệt rõ được chứng kiến hoặc lúc đó nghĩ mình đang chứng kiến nhưng thực tế mình vẫn đang quan sát trong cảm nhận 1 khung nhận thức đã có về sự vật, sự việc xung quanh. Và mình có vấn đề nan giải với chỗ này mình chưa nhận biết thoát ra nó ngay được. Nó giúp mình gỡ ra được chỗ mình hay chán hay thấy cuộc sống không thú vị, lặp đi lặp lại phải làm điều gì đó khác đi. Những năm trước mình bị cái này rất nặng và không ngừng tìm thứ mới để chơi để engage bản thân mình vào cho hết chán. Mình muốn nhìn vào chỗ hôm trước mình nhìn vào nhưng chưa rõ đó là niềm tin của mình, niềm tin rằng cuộc đời này rất chán, vô nghĩa và mình không có giá trị và mình muốn tự tử vì không có quyền làm chủ được cuộc đời của mình không có lựa chọn nào khác. Mình phải làm những việc này dù mình không thích không muốn và thấy nó thật chán. Dù đã đỡ hơn trước khi chán hay thấy lặp đi lặp lại mình không buông tay như trước nữa. Nhưng mình vẫn kiểu ép mình để làm được tiếp không phải giải thoát từ nó. Việc thấy cơ chế này trong mình ở chỗ mình thoát ra vùng chứng kiến như trong bài tập làm thử nhìn 1 người đưa tay lên xuống tại lớp đã giúp cho mình nhẹ gánh rất nhiều. Nhưng mình vẫn còn đang tìm hiểu về chỗ này. Vì ngoài đời không có 2 khoảng rõ rệt như vậy để mình nhận biết và nhảy ra nhảy vào như việc làm cho câu hỏi này ở lớp.

Hay từ bài đó để nhìn rõ hơn nhỉ. Mình nhảy vô sống trong vùng nhận thức của mình. Không quan sát đối tượng như nó là nữa. Khi rơi vào vùng định nghĩa của tâm trí mình tự mình mắc kẹt. Thôi tới đó thôi mình bí rồi. Tới đoạn kia đó đoạn không sống trong chỗ có kết luận là sao. Có lúc 2 chị em vừa nói vừa nhảy khỏi chỗ có kết luận đó và thấy mình buông thoát khỏi chỗ đó. Nhưng mình vẫn chưa nắm bắt được đối tượng đó. Rồi mình tới chỗ vậy thôi né hết không có kết luận gì cả thì lại thấy mình rơi vào chỗ sống không có kết luận cũng sai bét. Tóm lại cũng không biết chỗ không sống trong chỗ có kết luận là ở đâu. Tự nhiên nhớ tới tình huống anh Nhựt kể lúc ngắm cảnh đẹp khoảnh khắc đó trọn vẹn chỗ đó thì ở nguyên trong đó tận hưởng thôi thì sao cũng không tới chỗ có suy nghĩ, nhận xét, đánh giá gì với cảnh đó cả thì đó là sống trong chỗ có không có kết luận.
Nhưng mà tới vụ vô thức là mình đang héo héo vì không thấy ra manh mối nào cả. Thôi bắt đầu từ cái dễ nhất vậy.
Kết thúc buổi học lòng mình đầy hoang mang. Mình không muốn tìm hiểu làm gì cho mệt. Nhưng mình vẫn muốn biết và hiểu nó. Mình không muốn biết về nó thà bịt mắt cho rồi mở tung hết thấy sự thật hết sao chịu nổi. Mình không tin mình có thể tìm thấy nó. Mình không tin có nó tồn tại. Học xong mìn bị hoang mang đó vậy thế nào là đúng. Trạng thái nào mới là sống trong chứng kiến thật sự. Mình nghĩ mình có nhưng mình chưa biết về nó thôi. Hồi bé mình sống trong chứng kiến đó. Nhưng lớn lên mình có sự phòng thủ và tách rời khỏi chỗ đó. Nếu không biết gì hết là một cái tội lớn và không thể không biết gì hết và không biết gì cả. Cứ phải biết một cái gì đó thì mới có giá trị. Khi mình có bias là mình không sống trong chứng kiến. Làm một việc mà thấy cũ chán, lặp đi lặp lại là sống không trong chứng kiến. Vậy hóa ra đang yêu quen một người thấy chán là sống không trong chứng kiến. Trong lòng mình đầy những tổn thương vì mình không mở lòng với những kết luận. Trong lòng mình có nhiều kết luận không được mở. Chỗ này cũng là sống trong chỗ có kết luận. Mở lòng với những điều này thì lại tuôn chảy thoát ra, có phải chỗ này là không sống trong chỗ có kết luận không. Mình cũng không rõ nữa.
Thiền Việt Nam

2 Lượt thích

Anh hỏi chút, anh thấy cái đoạn từ “…Đầu tiên anh Quý hỏi Chứng kiến là …” nó hơi giống với lại tường thuật diễn biến tâm lý trong khóa học.
Hiện anh đang hiểu là viết cảm nhận là thuật lại suy nghĩ, cảm xúc của mình trong khóa học và sau khóa học. Anh cảm thấy nó chưa rõ ở điểm này nên muốn trao đổi thêm

Dạ tường thuật diễn biến tâm lý bên trong với ghi lại suy nghĩ, cảm xúc cũng là 1 mà anh :smiling_face: