[Việt Thảo] Tường thuật ngày học bổ túc Thiền chứng kiến 25/2/2024

Đầu tiên anh Quý hỏi Chứng kiến là gì? Không chứng kiến là gì? Câu trả lời được lưu sẵn trong người mình. Mình trả lời đầu tiên cũng hơi hồi hộp chút. Anh Quý nói một câu trả lời rất chuẩn. Mình hơi nhột nhột chút. Giờ viết lại thấy có khả năng đây là một kết luận của mình. Chỗ này mình không rõ lắm. À chỗ này mình vừa quan sát đối tượng chứng kiến lúc mình nhìn mình nghe vừa mix với wording mọi người hay nói nè. Đây cũng ko phải là chứng kiến.

Nhớ là lúc đó anh Quý hỏi chứng kiến có phải quan sát không. Mình thấy là một thiệt. Với mình chứng kiến thật là quan sát. Những lần mình rất nghiêm túc quan sát nội tâm của mình sau cái chứng kiến đó mình như được giải thoát thế là bữa giờ mình nghĩ chứng kiến là quan sát. Nhưng sau khi đi sâu về các đặc tính của chứng kiến và quan sát mình không thấy vậy. Có một sự nhầm lẫn ở đây. Khi mình quan sát có thể có chứng kiến nhưng khi mình chứng kiến thì không có quan sát hả? Nói chung tới đây hơi rối rồi. Mình đã tin xái cổ chứng kiến là quan sát. Mặc dù thầy đã từng chia sẻ rồi nhưng tất cả là những kiến thức bên ngoài không ở bên trong mình. Lúc đó mình cũng có gợn lăn tăn trong người. Liệu rằng 2 cái đó có khác nhau không. Nhưng qua câu hỏi tiếp theo mình không thấy như vậy. Qua trải nghiệm lúc quan sát mình không thể vừa suy nghĩ, cũng không thể vừa nói chuyện với các bạn. Mình thấy rõ quan sát không dính líu gì tới chứng kiến và 2 quá trình này là khác hẳn nhau. Vì mình còn có thể làm nhiều việc khác trong chứng kiến, lúc suy nghĩ, lúc nói chuyện. Vậy chứng kiến là gì mình tự hỏi? Cái trạng thái leo cầu thang sáng trưng mọi thứ như ban ngày ấy làm sao có được. Có phải do tập luyện hay đến từ một tình huống đòi hỏi sự tập trung cao mới có được. Nó không tự nhiên à. Mình không biết về chứng kiến. Đi lục tung những ký ức của mình lên thì lúc nào mình đã chứng kiến và không chứng kiến. Lúc chứng kiến sao mình không thấy gì hết.

Tới câu chứng kiến là một hoạt động. Quan sát có phải là một hoạt động hay không? Tới đây mình hơi bí một chút nên cần nhờ anh Quý làm rõ hoạt động, hành động là nghĩa thế nào. Ban đầu với mình thấy cả hai đều là có. Nhưng mà sau đó thì mình thấy chứng kiến trong lòng mình có lúc gọi là hoạt động khi mình quan sát. Hành động mình quan sát thì mình gọi là chứng kiến. Nên nghĩ chứng kiến là một hoạt động. Lúc đó nghe hơi lùng bùng lỗ tai rồi. Lúc đó cũng chưa chịu là khác đâu. Tới các tình huống nhìn vô lúc leo cầu thang thì thấy nó tự động chẳng cần tác ý gì. Tới đây thấy khác rồi nhưng vẫn chưa tin chịu tin đây là khác nhau nha. Lúc đó cũng chưa tin lắm có lung lay rồi nhưng trong lòng vẫn kiểu chưa chắc nịch 100%. Tới những hoạt động như quan sát suy nghĩ, hoạt động tưởng tượng, hoạt động nói chuyện,… mình có thể làm cùng lúc nhiều hoạt động hay không? Mình trả lời là có vì mình thấy mình làm được vì bình thường mình làm việc cùng 1 lúc hoài multitasking. Rồi anh Quý kêu mình vẽ một tay hình tròn một tay hình vuông nha. Mình thấy vẫn có lúc mình làm được. Rồi chuyển qua vừa nói chuyện vừa suy nghĩ mình không làm được. Cho đến khi demo làm thử thì không hề nha. Mình làm thử tại chỗ luôn trước mặt là chị Hồng mình vừa nói vừa quan sát thì mình không làm được. Hóa ra đó giờ mình tưởng là mình làm được nhiều việc cùng một lúc là không phải. Trong một khoảnh khắc tích tắc tức thời mình chỉ có thể làm một việc thôi. Rồi tới câu hỏi khi quan sát có suy nghĩ được không?

Với nghĩa quan sát là nhìn bằng mắt mọi thứ xung quanh mình thì mình thấy là mình không làm được. Cứ đi lần lượt đến từng hành động để test thử. Thì thấy là ko dc. Nếu không cắt nghĩa này thì mình nghĩ là mình làm được nha. Trải nghiệm tiếp theo với câu hỏi khi đang nói chuyện hay suy nghĩ có chứng kiến được không? Mình thấy là được. Khi đưa ra các hành động như suy nghĩ dự đoán, tưởng tượng thì có chứng kiến được không thì mình thấy là được. Chứng kiến song hành có tự nhiên theo hành động, mình không cần làm gì cũng không cần tác ý để có nó. Rồi lúc đó mình phải đi vệ sinh lúc đi ra thì nghe thầy nói về chỗ con mắt bên trong, vị trí đặt tâm để thấy. Đoạn này không nghe full được nên không rõ lắm. Câu hỏi tiếp theo khi mơ có thấy bên trong không? Câu trả lời là có.

Có con mắt nào thấy con mắt bên trong không. Chị Tâm trả lời là có, mình cũng thấy là có nhưng mình bí rồi. Tạm thời tới đây mình cũng không thấy câu trả lời.

Lúc đó thầy hỏi mình câu gì đấy mình trả lời với thầy là em sửa lại câu trả lời quan sát không phải là chứng kiến. Lúc đó thầy chỉ cười, rồi hỏi quanh 1 vòng quay tới chị Hạnh cũng đổi câu trả lời.

Trước đó tới câu hỏi gì đó thầy nói hãy cẩn thận để thầy gài mình không thấy sự gài nào hết. Mình tập trung tìm câu trả lời cho từng câu hỏi thôi. Thầy nói nghe cũng lột nhột lúc nhúc trong lòng suy đi nghĩ lại nhưng thấy 2 cái khác nhau thiệt nên vẫn giữ câu trả lời khác nhau.

Buổi chiều đến series câu hỏi tiếp theo: Cảm nhận có phải là chứng kiến không? Theo mình là không.

Có rất nhiều lúc cảm nhận mình thấy chỉ là phái sinh không phải là điều mình chứng kiến, thấy rõ khác nhau hoàn toàn. Và những lần review các cảm xúc và cảm nhận của mình chỉ là điều mình thấy trong lòng mình, chưa chắc nó là chứng kiến. Câu trả lời này mình chắc chắn 100%.

Đến câu quan sát trong cảm nhận và quan sát trong chứng kiến đơ não rồi, cũng chưa hiểu lắm quan sát cảm nhận thì hiểu, quan sát chứng kiến thì cũng hiểu nhưng quan sát trong cảm nhận, quan sát trong chứng kiến nghĩa là gì xoắn cả não. Thầy nói các cụm từ này có thể hơi khó hiểu do thầy đưa ra để thầy giải thích thêm.

Lúc đó mình nhớ có ví dụ mình cảm thấy vui > quan sát trong cảm nhận (cảm nhận mình thấy vậy, thấy trong cảm nhận của mình) Tới đó mình không nhớ rõ nữa. Mình nhớ là có vẻ bí bí đang lơ ngơ không có câu trả lời thì anh Quý đưa ra câu tiếp theo kết quả của sự chứng kiến là gì? Mình nhìn vô 1 kết quả của quá trình chứng kiến mình nói ra là 1 data ghi nhận lại, một nhận thức ghi nhận kết quả các giác quan ghi nhận thế giới xung quanh. Khác với kết luận như thế nào? Tới đây mình bí thì có câu hỏi tiếp theo cứu bồ Thế nào là một kết luận? 1 sự chốt hạ cho rằng đó là sự thật, đó là đúng >> sự việc nó là như vậy. Anh Quý đưa ra câu hỏi tiếp Kết luận có phải là kết quả của chứng kiến không? Mình thấy là không. Đó không phải là kết quả của quá trình chứng kiến vì kết luận đã liên quan đến chủ quan của người đó. Sau đó mọi người và thầy có sự phân tích lại về đặc điểm của kết quả của chứng kiến và kết luận. Thấy kết quả của sự chứng kiến có tính thời điểm. Còn kết luận có sự bao quát, xuyên suốt, tổng quát hóa cho cả một vấn đề.

Tình huống 12h thấy chuồn 4h trời mưa. Sau nhiều ngày như vậy, khi mai 12h thấy chuồn chuồn bay thì kết luận ngay chắc chắn chiều nay 4h trời mưa. Thì cái này là kết luận rõ ràng rồi. 12h thấy có chuồn chuồn bay > ngay tại thời điểm đó kết luận 12h có 1 đàn chuồn chuồn bay sát mặt đất thì có phải là kết quả của sự chứng kiến hay không?

Rồi chị Tâm đưa ra câu hỏi về tình huống chuồn chuồn. Thầy nói câu hỏi đó hay mọi người chia nhóm cùng nhau thảo luận. Sau đó trả lời cá nhân.

Lúc đó nhóm mình có chị Hồng, chị Hạnh. Chị Hồng nghe thôi cũng không có ý kiến gì nhiều. Chỉ có mình và chị Hạnh trao đổi ngay và nhiều. Mình có brief cho chị Hồng nãy giờ mình và chị Hạnh nói gì nhưng chị Hồng nói cứ nói đi, Hồng nghe. Mình và chị Hạnh cùng thảo luận, chị Hạnh vẽ cái hình đoạn đó ra mình thấy lúc tiếp nhận chỉ là hình ảnh thôi. Chỉ là nhóm hình ảnh thôi và phần gọi tên đàn chuồn chuồn hay chuồn chuồn đã qua xử lý của mình rồi, đã qua não mình hay ngôn từ xử lý thành từ “chuồn chuồn”. Dù đó có thật sự đó là chuồn chuồn hay không. Đến phần chia sẻ của mọi người, có anh Chun, rồi tới ai đó, tới anh Linh rồi tới ai nữa mình không nhớ rõ lắm.

Mình nhớ được đoạn chị Tịnh trình bày và ai đó nói ra có thể không phải chuồn chuồn thì sao. Đây là chuồn chuồn, đúng 12h trưa tất cả thông tin là đúng hết. Thầy khẳng định. Sau đó vài người nữa trình bày. Nhưng lúc đó thầy quên mình rồi thầy chia sẻ xíu sau phần chia sẻ của bạn nào đó rồi thầy nói tiếp tới câu hỏi tiếp theo luôn. Ví dụ nhìn người khác đưa tay lên xuống liên tục 1 cảnh bên trong mình được lặp đi lặp lại > chán; có chứng kiến hay ko? Rồi mọi người cùng nhau thảo luận nhóm. Ban đầu mình nhìn chị Hạnh làm. Mình thấy có 2 vùng trong mình. Nếu chứng kiến ở vùng này. Nếu tách khỏi chứng kiến thì ở vùng bên trong mình, sẽ có phát sinh cảm giác chán, mệt, buồn ngủ. Nhưng thôi chị Hạnh nói làm trực tiếp đi mình thấy hợp lý nên mình làm với chính mình là người đưa tay luôn. Cũng thấy 2 vùng này ở bên trong mình nhìn bên ngoài >< không thấy chán, như mới. Rồi thầy mời từng người phát biểu. Xong thầy đến chỗ quan sát trong chứng kiến và quan sát trong cảm nhận. À tức là việc nhìn hồi nãy liên quan tới 2 khái niệm này nè. Quan sát trong chứng kiến mình thấy rất rõ. Chứng kiến: để ý con mắt bên trong thấy hình ảnh người bên ngoài đang làm. Hình ảnh như coi film luôn mới, xuyên suốt, không ngắt quãng. Quan sát trong cảm nhận là chỗ rơi vào chán buồn ngủ. Trước đó mình có 1 khung hình lưu giữ việc giơ tay nó là vậy vô khung nhận thức của mình.

Ngoài sự chính kiến: nhìn có 1 kết luận: đánh giá việc giơ tay là như vậy… >> và lúc đó mình không thấy bên ngoài dù mắt thấy bên ngoài, hình ảnh chỉ giống như kết luận > mình thấy lặp đi lặp lại, chán, buồn ngủ, mệt mỏi.

Rồi tới đoạn về việc học, bạn kia đi học lần 1 khóa A. Xong lần 2 đi học nội dung cũng y chan như khóa A. Bạn học thấy chán và buồn ngủ. Bạn có học trong chứng kiến không? Mời các bạn thảo luận nhóm. Câu trả lời của mình cũng là không luôn. Quay qua trao đổi với chị Hạnh. Chị vẽ cái hình một cái khung ô abcd, bạn đó khi học xong sẽ có cái khung abcd đó. Rồi bạn đó cũng nhìn mọi thứ như cái khung abcd đó khi học ở lần thứ 2. Nên bạn bị chán vì thấy y như cũ, y như cũ đó là khung nhận thức của bạn. Còn học trong chứng kiến là sao? 2 người bàn nhau là sẽ thấy những cảnh mới toanh ngay tại hiện tại lúc đó, thấy mọi thứ luôn mới.

Rồi mọi người chia sẻ quan điểm của nhau. Tất cả mọi người đều thống nhất việc học thấy chán, lặp lại, buồn ngủ chính là học không trong chứng kiến. Rồi làm rõ tiếp thế nào là quan sát trong chứng kiến, thế nào là quan sát trong cảm nhận (vùng có kết luận). Vậy không lẽ quan sát trong chứng kiến không có cảm xúc gì luôn? Rồi chị Thảo nói lên tình huống của chị Thảo quan sát 1 cảnh đẹp rồi hô to lên là “ôi đẹp quá”. Ban đầu mình nghĩ bình thường. Xong anh Quý nói do bị thiếu nên cần phải nói ra. Lúc đầu mình không hiểu lắm nhưng khi anh ví dụ về tình huống tình yêu là mình hiểu ngay. Lúc yêu thì không cần phải nói ra là em yêu anh lắm,… chỉ cần tận hưởng trong tình yêu đó là đủ rồi. Rồi anh dẫn lạibví dụ của anh Nhựt trường hợp quan sát trong chứng kiến khi thấy một cảnh đẹp. Lúc đầu nghe anh Nhựt nói mình cũng không hiểu lắm. Rồi thầy kêu anh lên phát biểu mô tả. Theo mình hiểu là khoảnh khắc vừa thấy nó, cảm giác tận hưởng liền ngay sau đó, trong lòng cũng chưa hiện lên cụ thể một câu gì, tích tắc ngắn ngủi trong đoạn đó, xong rồi đoạn có 1 câu suy nghĩ, nhận định gì trong lòng mình là sau - không tính khúc đó. Sau đó chị Tâm hỏi về tình huống nếu thấy thích thú cụ thể về cái gì đó mà mình muốn xem thì như thế nào. Thầy nói đó vẫn là quan sát trong cảm nhận - vùng có kết luận. Khi đó trong mình có sẵn 1 kết luận 1 điều gì đó, một cái gì đó trong vấn đề đó có sự thu hút, hứng thú.

Tới phần anh Quý chia sẻ. Chỗ nào có kết luận = không đang sống trong chứng kiến. Nhưng mà cần phân biệt để dễ nhầm lẫn rơi vào chỗ sống trong chỗ không có kết luận - không dám kết luận một cái gì. Không sống trong chỗ có kết luận = sống trong chứng kiến (bao hàm cả ý thức và vô thức).

Sống trong chứng kiến có những đặc tính:

• Sống trong tình yêu

• Sống trong sự tận hưởng Nhưng ngược lại: sống trong tình yêu, sống trong sự tận hưởng không phải là sống trong chứng kiến

Thầy đưa ra câu hỏi Làm sao để không sống trong chỗ có kết luận? Cả trong các hoạt động: hoạt động quan sát, hoạt động tiếp nhận, hoạt động tưởng tượng, hoạt động tìm kiếm, …

Chứng kiến sẽ không phải dừng các hoạt động khác Chứng kiến khác với Quan sát. Mục tiêu tiếp theo là tìm ra phương pháp thực hành chứng kiến, tìm ra phương pháp không sống trong chỗ có kết luận.

Rồi thầy đọc các nhiệm vụ thực hiện

Làm bài tập về nhà: thực hành nhiệm vụ > post bài trên Facebook ntn là sống trong chứng kiến, ntn là không sống trong chứng kiến. có deadline để làm căn cứ xét duyệt nhiệm vụ tham gia khóa 3. Mọi người trao đổi thảo luận phương án làm bài tập như thế nào, rồi mọi người nói 1 tháng đi hay được lời học phí trả lại… Mình có hoang mang. Rồi chị Đăng kêu mọi người tạo một cái poll để mọi người bình chọn thời gian làm bài. Xong kết thúc buổi học.

Chứng kiến: để ý con mắt bên trong thấy hình ảnh người bên ngoài đang làm. :sunflower:

câu này chị hiểu nó như thế nào?

Chứng kiến: để ý con mắt bên trong thấy hình ảnh người bên ngoài đang làm.
Thảo nói rõ hơn câu này được không?
để ý có phải là vị trí đặt tâm không?

À, chị thấy là các cái mà mình chứng kiến được đều là đối tượng được mình chứng kiến hết, chứ mình ko có chứng kiến là mình đang chứng kiến, mình là người trong hiện tượng chứng kiến. Nên cái chữ “con mắt bên trong thấy hình ảnh người bên ngoài đang làm”, chị thấy nó rất là hay, nó phản ánh đúng cái mà mình chứng kiến luôn đó. Do vậy nếu mình sống với chứng kiến thì chính là chỉ có các đối tượng được chứng kiến lần lượt xuất hiện, chứ ko có người chứng kiến bị chứng kiến. Nếu mình có cảm giác mình là, thì đó là một kết luận không đúng.

Cái này em bộc phát viết ra thôi để em review lại haha. Lúc đó em thấy là không phải con mắt của em đang nhìn người đó giơ tay lên xuống, mà con mắt bên trong của em đang nhìn đối tượng là người đó giơ tay lên xuống.
Còn chuyển vào vùng kết luận, không chứng kiến là con mắt bên trong không nhìn hình ảnh người bên ngoài nữa, mà sống trong vùng có kết luận, cụ thể con mắt bên trong lúc đó như thế nào cũng chưa rõ lắm, đang coi lại.

Khi chuyển vào vùng có kết luận. Em thấy con mắt bên trong tắt, thế giới bên trong chỉ là thế giới trong tâm thức của mình.

1 Lượt thích