[Xuân Chung] Tường thuật buổi học bổ túc ngày 07.04.24 với thầy Quý

Lúc vào lớp , thầy hổi tại sao lại có buổi bổ túc này , lý do ?
thầy hỏi tiếp , bạn đã hiểu về chứng kiến hay chưa ? bạn cảm thấy mình đã hiểu về chứng kiến hay chưa ? lúc này mình thấy bạn Hạnh trả lời chưa , bên trong mình cũng có cảm giác là chưa mà, sau khi thầy chỉ ra là lúc trả lời câu hỏi ở trên forum, rồi lúc trả lời giống như là đã hiểu hết về chứng kiến rồi, lúc này thì bên trong mình cũng giật mình , mặc dù luôn cảnh giác với chính bản thân , nhưng phải thành thật là mình đã trả lời câu hỏi trong trạng thái biết câu trả lời. nên sai bét ,
đến tối ngồi nhớ lại thì mình không nhớ rõ hỏi ai, nhớ ấn tượng khi thầy hỏi về cái hộp kiếng , có biết đầu giường bên trái có gì không? ở trong hộp kiếng có gì không? câu trả lời không biết bên trong hộp kiếng có gì ? so với câu trả lời không biết lúc này là khác nhau hay giống nhau? Có đề phòng không? hoạc khi trả lời về hộp kiếng thì có gì suy nghĩ hay phân vân gì đâu, chỉ cần nhìn vào và trả lời thôi . không cần suy nghĩ gì cả . và với bao kiếng , chỉ hiểu được ở góc nhìn của mình , làm sao có thể hiểu hoàn toàn được ?

Một điều nữa mình nhớ thầy nói, đi học mà nói sao để mình đừng để bị bắt lỗi , sợ sai , học để cảnh giác , cảnh giác ngày càng cao , như vậy có học được gì không?

và khi chúng ta hiểu về chứng kiến , cảm thấy hiểu về chứng kiến , không giống như người nước ngoài khi nghe về chứng kiến thì không hiểu gì cả , và khi đi học ở khoá 2, tức là đi học trong tâm thế là đã biết rồi , biết là hiểu chứng kiến là gì rồi, đi học là đi học thêm, để biết thêm , chứ không lật lại toàn bộ vấn đề, và như vậy đây chính là cội nguồn của ảo tưởng . vầ đây cũng chính là nguyên nhân tại sao học khoá 2 lại thấy không hào hứng bằng với so với khoá 1, do trên tình thần là đã biết rồi, nên không còn động lực khát khao học, không còn nhu cầu .

Buổi học đi tiếp với câu hỏi , nếu một điều đúng , mà tương lai thấy sai , không chắc chắn , thì điều đó có nghĩa là gì ? bên trong mình cũng thấy câu trả lời , nếu sai trong tương lai, hoặc không chắc chắn thì điều đó vấn là ảo tưởng .

Buổi học diễn ra với đoạn sau khá vui, nôm na là cuộc sống khổ và áp bức, thì xuất hiện động lực, nỗ lực để thoát ra , sau khi cuộc sống hết áp bức thì xuất hiện 2 dạng người, 1 dạng là tiếp tục đi , một dạng là quen với cái khổ đó rồi, nên không thấy khổ nữa , giống như level chịu khổ tăng lên vậy. thầy chia sẽ tiếp , do một lần có quán lại , thì nếu như kiếp sau , lúc này không nhớ gì , thì liệu có quay lại như lúc trước không ? hiện tại bình an này , là do có một số điều nhận ra , hay đơn giản như là trong giấc mơ , lúc đó thì mình có bình an như hiện giờ hay không ?

tiếp theo , thầy hỏi tiếp , điều gì xảy ra nếu như bạn chưa hiểu về chứng kiến ? lúc này sẽ phát sinh một nhu cầu , nhu cầu đi tìm câu trả lời , nhu cầu đi tìm hiểu , khát khao đi tìm hiểu ,
và sự khác nhau giữa nhu cầu và ý muốn là gì ? ý muốn thì có thể dùng ý chí gạt đi được , còn nhu cầu thì không gạt đi được.

Có lúc nào mình không chứng kiến hay không? cả lớp đều có chung một câu trả lời là lúc nào cũng chứng kiến , không lúc nào là không chứng kiến , dĩ nhiên là trong hoàn cảnh bình thường , có phải là luôn sống trong chứng kiến hay không ? chỗ này thì trong lòng mình chưa hiểu lắm , cứ thắc mắc hoài , ở chỗ mình chưa biết được sống trong chứng kiến là như thế nào ?
thầy nói tiếp , phải sống trong chứng kiến , và chứng kiến sự chứng kiến , chứng kiến sự sống trong chứng kiến , và so sánh 2 cái đó với nhau như thế nào ?

tiếp theo là ví dụ về con rắn, sợi dây , đám mây , con gấu , chúa Jesu và hình trái cây, à trước đó, thầy có hỏi biết cô gái sau lưng thầy là ai không ? rồi thầy dẫn ra ga hỏi biết người thanh niên đó là ai không ?

Ấn tượng nhất, xoắn não nhất là vụ đám mây và con gấu, bên ngoài hay bên trong , Hạnh thì trả lời đám mây thì ở bên ngoài, còn con gấu thì ở bên trong , đó là điều mình chứng kiến hay không chứng kiến , rồi đám mây có khác gì mặt trời không ? mình có thấy nó không ? hay sau một hồi suy luận rồi mới thấy . sau một hồi không trả lời được , thấy cho một gợi ý , trong mơ , em ở đâu ?

Minh nhớ lại chỗ thầy nói , lúc leo cầu thang thì có biết không ? hay chỉ thấy mà leo thôi , và trong 2 trường hợp Đăng và một người không biết ở ngoài ga , thì trường hợp nào giống với leo cầu thang hơn? khi biết về Đăng thì là biết thông tin về Đăng hay trực tiếp trên đối tượng, đối với anh ở ngoài ga thì không biết, lúc được hỏi gì thì nhìn trên anh đó , nhìn trên đối tượng đó để trả lời mà thôi, cho nên không biết thì chứng kiến , và càng biết càng nhiều thì càng ít chứng kiến . thông tin về Đăng là điều chứng kiến hay không chứng kiến ? là ảo tưởng hay không ảo tưởng ?

khi nhìn thấy hình ảnh con gấu cũng là lúc ảo tưởng phát sinh .

Thầy chia sẽ tiếp về 3 căn bệnh của người học chứng kiến:

tự cho là mình đã hiểu về chứng kiến rồi
tự cho là mình đã hiểu như thế nào là sống trong chứng kiến rồi
tự cho minh đã biết cách sống , đã sống trong chứng kiến rồi , tự cho mình đã thực hành được , thực ra là ảo tưởng là thực hành được , chứ thật sự là chưa được .

Điều quan trọng là cần có sự xác nhận của giảng viên . sau khi học , hiểu về chứng kiến , rồi nhờ giảng viên xác nhận là đã hiểu đúng về chứng kiến hay chưa? xong bước này, với tiếp đến hiểu về chỗ sống trong chứng kiến là như thế nào ? rồi nhờ giảng viên xác nhận có đúng hay không ?

1 Lượt thích