Bài tập buổi 2 - Tìm hiểu về chứng kiến

Liệt kê 5 nhận thức từ chứng kiến:

  • Một đồng nghiệp nữ đang xua tay trước mặt khi tôi đi ngang qua  Mắt đang chứng kiến
  • Tôi cảm nhận phần da trên trán đập đập  Thân đang chứng kiến
  • Tôi nghe thấy âm thanh giống như tiếng xe máy đang chạy trên đường  Tai đang chứng kiến
  • Tôi thấy hình ảnh đồng nghiệp nữ với nét mặt khó chịu hiện lên trong đầu tôi  Ý đang chứng kiến
  • Tôi nếm nước từ máy lọc nước từ trường mua của Koro thấy có vị nhạt  Lưỡi đang chứng kiến

Liệt kê 5 nhận thức từ không chứng kiến:

  • Đồng nghiệp nữ xua tay khi tôi đi qua có nghĩa là người tôi có một mùi làm cô ta khó chịu, cô ta ghét tôi, cô ta không tôn trọng tôi, cô ta cố tình xua đuổi tôiKhông chứng kiến bằng mũi thấy mùi khó chịu, không chứng kiến được ý nghĩ của người đồng nghiệp.
  • Khi thấy phần da đập đập ở trên trán nghĩa là máy không lưu thông ở chỗ đó Không chứng kiến được máu có lưu thông hay không bằng mắt.
  • Khi nếm được từ máy từ trường mua của Koro có vị nhạt thì chứng tỏ nước đang có vấn đề  Không chứng kiến được bằng mắt nước có vấn đề hay không.
  • Âm thanh giống như tiếng xe máy mà tôi nghe được phát ra từ xe máy Không chứng kiến được bằng mắt âm thanh phát ra ở đâu.
  • Tôi không dậy sớm được nghĩa là tôi là lười, không có ý chí phấn đấuKhông chứng kiến được bằng ý
  • nguyên nhân của việc lười và thiếu ý chí qua hành động không dậy được sớm.
    Liệt kê 5 trường hợp tôn trọng sự chứng kiến:
  • Tôi đi ngược đường và bị đâm xe Tôi chứng kiến là tôi đã đi ngược đường và xe tôi bị hỏngTôi chấp nhận là tôi đã đi ngược đường và không đổ lỗi cho người khác, tôi chấp nhận việc xe tôi đã bị hỏng và không đổ lỗi cho người khác, cho số phận.
  • Tôi đọc được thông báo kết quả siêu âm là thận trái của tôi có sỏi 4mm, có nhân tuyến giáp, mỡ máu cao Tôi chấp nhận là tôi đang bị như vậy và giảm chế độ ăn ít hơn.
  • Tôi chứng kiến có một cảm xúc khó chịu bên trong tôi, tôi đang chạy trốn cảm xúc khó chịu đó bằng cách xem điện thoạiTôi chấp nhận mình đang có cảm xúc khó chịu, và đang chạy trốn bằng cách xem điện thoại.
  • Tôi cân mình lên và thấy trọng lượng cơ thể vẫn không thay đổi Tôi chấp nhận rằng mình vẫn chưa giảm được cân.
  • Tôi đã mua quá nhiều sách với mong muốn đọc sách giúp tôi giải quyết và vấn đề bị tác động tâm lý nhưng tôi thấy không hiệu quả Tôi chấp nhận việc mình mua nhiều sách và vấn đề bị tác động tâm lý không thể giải quyết thông qua đọc sách.

Liệt kê 5 trường hợp không tôn trọng sự chứng kiến:

  • Tôi khi nhìn vào gương thấy tôi xuất hiện nhiều nếp nhăn trên mặt, tóc bạc Tôi không muốn soi gương nhiều nữa vì thấy nếp nhăn tóc bạc có nghĩa là tôi đang già đi, và xấu xí.
  • Tôi bị một người đồng nghiệp nhận xét đôi giày đang đi có màu da chó Tôi không chấp nhận câu nói như vậy vì đối với tôi đó là sự không tôn trọng.
  • Khi tôi hồi tưởng về một câu chuyện trong quá khứ, tôi đã bị bạo hành hồi nhỏ, đối xử rất bất công Tôi cảm thấy khó chịu và sợ hãi khi hồi tưởng lại như vậy, tôi muốn trốn tránh câu chuyện đó.
  • Tôi chứng kiến tôi không kiến được nhiều tiền, tôi cảm thấy đó là một điểm yếu mà chưa thể khắc phục đượcTôi cố gắng che giấu yếu điểm đó bằng cách không nhắc đến chuyện kiếm tiền.
  • Tôi chứng kiến một nỗi sợ xuất hiện trong tôi xuất hiện Tôi không muốn nhìn thấy nó nữa bằng cách đi lướt điện thoại.
1 Lượt thích

Bình luận của mình:
Mình chứng kiến thấy mình có một câu nói trong đầu rằng bài trả lời này hay quá => chứng kiến bằng ý.
Mình cho rằng đó là chứng kiến bằng ý bởi vì mình loại trừ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân chứ không phải mình thấy được mình chứng kiến bằng cái gì.
^^

Trước khi “Có câu nói trong đầu bài trả lời này hay quá” thì bạn chứng kiến được gì?

Trước khi “Có câu nói trong đầu bài trả lời này hay quá” thì bạn chứng kiến được gì?
→ Ban đầu, mình dùng Mắt chứng kiến được các dòng chữ.
→ Sau đó Ý của mình đã hiểu được nội dung của các dòng chữ.
→ Sau đó Ý của mình đã hiểu được cách làm bài bao gồm chứng kiến, không chứng kiến, thế nào là tôn trọng chứng kiến, thế nào là không tôn trọng chứng kiến.
→ Ý của mình thấy các ví dụ được đưa ra dễ hiểu, và giúp mình hiểu được về tôn trọng và không tôn trọng.
→ Cuối cùng, Ý của mình đã phát ra câu nói trong đầu bài trả lời này hay quá.

Mình muốn hỏi là cái quá trình “ý hiểu được nội dung, cách làm” mà bạn nói ở trên nó diễn ra như thế nào? Bạn có thể mô tả lại được không?
Ý hiểu được nội dung thì nó so sánh với cái gì? Dựa vào cái gì để nó hiểu?
Ý không hiểu được nội dung thì tại sao nó lại không hiểu? Nó căn cứ vào cái gì?
Tóm lại là quá trình ý hoạt động như thế nào?

Mình muốn hỏi là cái quá trình “ý hiểu được nội dung, cách làm” mà bạn nói ở trên nó diễn ra như thế nào? Bạn có thể mô tả lại được không?

→ Để trả lời được câu hỏi này của bạn, mình đã đọc lại nội dung bạn viết, để quá trình ý hoạt động ntn được diễn ra lần nữa. Rồi mình mới mô tả lại được.

→ Thế là mình đã kéo bài viết lên, thì dọc đường mình đã thấy lại câu trả lời của mình, đọc lại câu trả lời cũ của mình, mình đã nhớ lại được một phần cái cảm giác hiểu được nội dung trong bài viết của bạn là như thế nào.

→ Sau đó mình kéo tiếp lên bài của bạn, thì mình thấy lại cái ví dụ cô đồng nghiệp vẫy tay…thì mình à ra rằng, uh lúc đấy mình đã hiểu thế này thế này.

Đó cũng là cách thức mà ý hiểu của mình đã làm việc khi lần đầu tiên đọc bài của bạn. Nó thật sự là 1 quá trình làm nổi và kết nối các ý niệm bên trong.

Ý hiểu được nội dung thì nó so sánh với cái gì? Dựa vào cái gì để nó hiểu?

→ Nó so sánh với cảm giác ko hiểu trước đó từ trong buổi học cho tới lúc mình làm bài tập, trong mình đã có cái ko hiểu, ko rõ ràng lắm về vấn đề tôn trọng và ko tôn trọng. Làm bài tập đưa ra ví dụ, thì mình lười chưa muốn làm, vì mình có cái khó chịu là mình chưa hiểu cách tìm ví dụ. Nhưng cảm giác đó nó chưa nổi lên thành lời, thành một ý niệm nhận biết của mình.

→ Cho tới khi đọc bài của bạn, các ví dụ bạn đưa ra mình đọc mình hiểu được, và nó đắp vào được cái chỗ ko hiểu của mình. Mình có thể đưa ra các mẫu tương tự như ví dụ của bạn. Cảm giác mình đã hiểu nó xuất hiện.

Ý không hiểu được nội dung thì tại sao nó lại không hiểu? Nó căn cứ vào cái gì?

Câu này mình trả lời sau nhé, khi nào gặp hoàn cảnh mà có xuất hiện đúng cái cảm giác này mình sẽ lưu tâm, và viết lại câu trả lời cho bạn.

Tóm lại là quá trình ý hoạt động như thế nào?

Câu này mình trả lời sau nhé.