[Bay Pham] Bài tập & Cảm nhận lớp chứng kiến_Buổi 1

A - 5 nhận thức có được từ chứng kiến:

  1. Mẹ đang mặc áo màu đen
  2. Mình điều khiển tay của mình
  3. Mình không chứng kiến được cảm nhận của người khác
  4. Mình có ý muốn uống nước
  5. Nước cam đang uống có vị chua

B - 5 nhận thức có được từ không chứng kiến:

  1. Trên mặt trăng có chị Hằng

  2. Có người ngoài hành tinh

  3. Mẹ đang có chuyện gì không vui

  4. Trong Lòng Anh ta yêu cô này lắm

  5. Mình đang không mơ

  6. Vì sao bạn biết nhận thức này nằm ở nhóm chứng kiến (nhóm A) hay nhóm không chứng kiến (nhóm B)

=> Nhóm A: vì mình đang chứng kiến, nhận biết trực tiếp các thông tin của đối tượng đó thông qua các giác quan của mình như: mắt, lưỡi,ý,… như thấy hình ảnh mẹ mặc áo màu đen, nhận biết qua lưỡi là nước cam hơi chua.

=> Nhóm B: là những nhận thức mà mình không tự thấy trực tiếp, biết được trực tiếp từ đối tượng đó mà chỉ nghe nói lại, kể lại, suy nghĩ của mình…. Và điều thú vị mà mình đang thấy mình không chứng kiến được là mình có đang không mơ không? vì có khi trong những giấc mơ mình cũng đâu biết là mình đang mơ, hiii.

  1. Khi đọc yêu cầu của bài tập này. Như thế nào là đọc trong chứng kiến. Như thế nào là không?

=> Đọc trong chứng kiến là đọc và hiểu trên chính câu từ của đề bài, không thêm thắt thêm ý của mình.

=> Đọc không trong chứng kiến là không thực sự đọc, đọc nhưng không hiểu trên chính câu từ của đề bài, mà có thể hiểu theo ý mình, mong muốn,…của mình.

CẢM NHẬN
Nghe hai từ chứng kiến thấy có vẻ đơn giản, vì thấy mà, có thể ai cũng thấy nhưng thực chất mình đã nhầm lẫn rất nhiều, sống miên man theo chuỗi trong sự nhầm lẫn. Nhầm lẫn giữa việc mình chứng kiến và không chứng kiến, trong ảo tưởng, tưởng tượng nhưng nghĩ rằng là do mình chứng kiến, chứng kiến cái này nhưng lại nghĩ là chứng kiến cái kia, không phân biệt được nên dẫn đến hành xử và phản ứng cũng sai. Như trước đây mình nghĩ là mình chứng kiến được, thấy được cảm xúc, cảm nhận, tình cảm, cảm nghĩ… của người khác, nên có sự đánh giá, phát xét, sẽ phát sinh yêu, thương, ghét, giận,… đối tượng này, đối tượng kia nhưng thực chất thì điều mình chứng kiến là gì? chỉ là chứng kiến được cảm nhận, cảm xúc, của mình với đối tượng mà mình đang hướng tới đó mà thôi nhưng lầm tưởng là mình cảm nhận được cảm nhận của người ta. Hiii rồi quy kết, kết luận, có khi gán tội đó là cảm nhận của người ta luôn, cho rằng là như vậy, kết tội cho người đó rồi tức giận, giận dỗi, chứ không thấy đó là của mình, phát sinh từ mình, hoặc đôi khi ai đó không làm theo ý của mình, mình giận, mình sẽ làm mặt buồn với mưu đồ là sẽ làm cho người đó cũng buồn theo, vì biết là người đó cũng thương mình, cũng sẽ bị mình ảnh hưởng, nhưng ai ngờ người ta có buồn hay không mình cũng đâu có chứng kiến, nhận được đâu , mà mình buồn, mình giận thì mình đã trực nhận liền rồi, rồi mình thương người ta thì mình bắt người ta phải có trách nhiệm với mình, chỉ vì mình thương người ta, rồi mong muốn là người ta cũng phải thương mình lai, phải nằng nặc biết là người ta có thuơng mình không, nhưng rõ ràng mình không chứng kiến được cảm nhận, tình cảm của đối phương đó, đi đòi hỏi những cái không thể nào chứng kiến được, toàn bộ khi mình phát ra cái gì thì mình trực nhận liên cái đó, mình thương người ta thì mình là người nhận được tình thương đó, ghét người ta thì mình cũng là người trực nhận điều đó. Và tình cảm phân biệt ấy cũng lại được trích xuất từ dữ liệu bên trong mình, những mặc định, những quan niệm, niềm tin của mình đã được tích luỹ, xây dựng, học một cách chủ động, tự động thành kho tàng rồi tự cho rằng đó là sự thật, và tin theo, sống theo, giống như con robot sống theo lập trình của chính nó, chứ không phải là mình bị cuốn theo, chạy theo, mà là mình lựa chọn sống như thế vì lúc đó cho rằng đó là sự thật, là đúng, tự trói buộc mình vào cái đó. Mình chứng kiến cái gì, thì trực nhận liền cái đó, như mình chỉ sống trong thế giới của mình. Khi phân biệt càng rõ thì sẽ đỡ nhầm lẫn, đỡ tự mang vạ vào thân, tự làm hại mình. Bữa tự nhiên mình phát hiện ah, làm hại bản thân không phải chỉ là giống như mấy người bị tự kỷ cầm dao đâm vào tay, hay ngáo đá nhảy lầu,… mà tự mình hiểu lầm theo ý mình rồi tự dằn vặt, đau khổ, không làm rõ hoặc tự mình đóng khung những mặc định, cố thủ với những suy nghĩ mà mình cho nó là đúng, là sự thật rồi chạy theo, cuốn theo thì cũng là tự làm hại mình, nên nếu nhầm lẫn thì có khả năng mình sẽ tự làm hại mình từng phút, từng giây. Nên cách tốt nhất không tự làm hại mình là phân biệt càng rõ đâu là thực tế, đâu là sự thật, đâu là đang hiểu, vẽ vời, tưởng tượng, dự đoán, gán ghép theo ý của mình để mà xài, mà chơi, mà trải nghiệm thay vì nhầm lẫn, chạy theo và ngập lụt trong đó. Biết rõ để không nhầm lẫn, không tự khổ, ăn vạ, và sử dụng, chơi cho đúng, Tận hưởng được đúng ý nghĩa, giá trị của nó.

Quay về khái niệm chứng kiến thì mình thấy chứng kiến là tự mình thấy. Và đó chính là cái chứng kiến đơn thuần, thuần khiết, còn chứng kiến đối tượng gì, thông qua giác quan nào thì nó đã dính đến những dữ liệu trong mình đã được thu thập một cách chủ động hoặc tự động như khái niệm, mặc định, nhận thức, quy ước, cảm xúc, niềm tin, …. nên khi đóng lại hết tất cả các giác quan thì không còn đối tượng nào tồn tại bên ngoài mình nữa, không giống như mình đã nghĩ trước đây. Giống như buổi học trên lớp, khi mọi người hỏi sao mình biết mình chứng kiến hình ảnh cái ly. Vì mình đã thấy hình ảnh cái ly qua mắt, nếu như mình nhắm mắt lại mình vẫn thấy, nhưng không thấy hình ảnh cái ly. Nên lúc nào mình cũng chứng kiến, quan trọng là chứng kiến cái gì, đối tượng nào, thông qua cái gì, và mình có thấy được điều đó không. Sáng nay đi trên đường, mình thấy cái mình chứng kiến thực chất chỉ là thấy thôi, nó nguyên sơ, nguyên bản là như thế, còn lại chứng kiến cái gì, đối tượng nào thông qua giác quan nào, thì đó là 1 quá trình chứng kiến, chứng kiến và phân tích, truy xuất, giải mã thông tin của đối tượng thông qua dữ liệu, kho tàng của mình. Vậy nếu sống trong chứng kiến thì chỉ là sống trong chỗ thấy thôi, thì nó chỉ là như vậy, còn lại là hình ảnh, âm thanh,… mà mình thấy được thông qua thông tin trong thế giới, kho tàng của mình. Vậy sống trong chứng kiến giúp mình thấy, biết, phân biệt được cái nào là cái mình thực sự chứng kiến, chứng kiến cái gì, thông qua cái gì, và từ đó sẽ không bị lôi cuốn, chạy theo, dính mắc. Khi không biết, phân biệt được cái mình thực sự chứng kiến là gì, bị nhầm lẫn mình chứng kiến cái này nhưng tưởng, nghĩ là cái kia thì mình sẽ hành động, phản ứng sai, vì cho đó là sự thật, mình thường có xu hướng sống, hành động theo cái mà mình cho là sự thật. Khi chứng kiến sai, và nghĩ rằng đó là sự thật thì sẽ hành động, phản ứng theo điều đó, nói đúng hơn thì đó cũng là do mình lựa chọn vì lúc đó cho rằng cái điều mình nghĩ đó là sự thật nên chọn như thế chứ cũng không phải là bị chạy theo, hay cuốn theo, mà mình nói thường hay nói rằng mình không làm chủ, hay kiểm soát được. Chỉ là lúc đó mình có thấy hay không thấy mà thôi.

Cái điểm nhấn lớn nhất trong buổi học chứng kiến này là giúp mình thấy được lợi hại của việc khi sống trong chứng kiến, và khi không sống trong chứng kiến thì sẽ như thế nào? vì mình luôn có xu hướng hành động, phản ứng theo cái mà mình cho rằng đó là sự thật, nên nhầm lẫn thì sẽ phản ứng nhầm lẫn. Cái quan trọng là khi sống trong chứng kiến, thì mình biết rõ, phân biệt rõ từng cái một, cái nào mà mình thực sự chứng kiến, cái nào là mình ảo tưởng, và mình chứng kiến nguyên bản, nguyên sơ là gì, và cái nào được chứng kiến thông qua bộ giải mã của mình, biết và phân biệt rõ từng đối tượng thì tự nhiên sẽ không bị nhầm lần, không phản ứng sai hay mình thường hay thấy mình sẽ không bị chạy theo, cuốn the, dính mắc. Tự nhiên mình hiểu câu Không cần giải quyết vấn đề, mà hãy để cho vấn đề tự giải quyết. Cái chính là mình thấy rõ được vấn đề từ đâu ra, thấy và buông thì tự động vấn đề được giải quyết, đi tìm cái gốc chứ không giải quyết cái ngọn, giống như đi tìm khi có vấn đề, thì mình đi tìm cái nút thắt nó ở đâu, giải nút thắt đó thì khó khăn, vấn đề đó tự được giải quyết hiiii.