[Bay Pham] Bài tập khoá hiểu về chứng kiến_lần 2

BÀI TẬP THỰC HÀNH BUỔI 1

Mắt chứng kiến hình ảnh ánh mắt người đó đang nhìn mình
Mắt không chứng kiến người đó không thật lòng với mình

Tai chứng kiến lời người đó nói chuyện với mình
Tai không chứng kiến người đó cố ý khó chịu với mình

Lưỡi chứng kiến vị cafe này hơi đắng
Lưỡi không chứng kiến vì cafe này không ngon

Mũi chứng kiến bằng mũi mùi của chiếc vớ
Mũi không chứng kiến chiếc vớ làm mình khó chịu

Thân chứng kiến có cảm giác lạnh
Thân không chứng kiến mình bị bệnh rồi.

CẢM NHẬN:

Nhớ lại buổi học 1 vừa rồi khoá chứng kiến. Đây là lần thứ 2 mình học lại về chủ đề này. Ban đầu mình nghĩ là mình đã thực sự muốn học lại khoá này, vì thấy nó có lợi ích, nhưng nhìn lại mình chưa hoàn toàn toàn tâm toàn ý 100% để học với tâm thế đúng nghĩa của người học trò đi hoc, lúc này lúc kia nên mình thấy đúng là mình chưa thực sự học… Nhìn lại quả là có quá nhiều sự nhầm lẫn giữa THỰC TẾ và điều MÌNH NGHĨ. Có những cái mình tưởng là mình thấy thực tế nhưng đó lại là do mình nghĩ. Vậy làm sao để phân biệt được đâu là điều mình thực sự chứng kiến thực tế, và đâu là do mình nghĩ để không mắc tiếp sai lầm? Nghe thì đơn giản, nhưng trong cuộc sống mình thường sống trong sự nhầm lẫn này, chạy theo điều đó, đắm chìm trong một chuỗi sự kiện, dẫn đến bao nhiêu hành xử sai lầm, gây hại đến lợi ích thực sự bản thân, và các mối quan hệ. Làm sao để mình thấu rõ, không có sự nhầm lẫn đó, để mình thấy rõ, phân biệt rõ được điều mình thực sự chứng kiến, và điều mình nghĩ. Nhìn lại, ngay thời điểm mình nhầm lẫn, vì sao mình lại nhầm lẫn? vì sao trong cuộc sống mình lại hay có xu hướng nghĩ điều mình nghĩ là điều mình chứng kiến? đâu phải là mình không có khả năng chứng kiến, bình thường mình luôn chứng kiến mà, nhưng mà vì sao mình lại có sự nhầm lẫn, có xu hướng muốn tin theo điều mình nghĩ hơn là điều mà mình thực sự chứng kiến. Mình đã rõ về đối tượng chứng kiến chưa? Đầu tiên, mình làm rõ lại đối tượng chứng kiến đã, mình thấy chứng kiến là gì? mình chứng kiến thấy đối tượng chứng kiến đó như thế nào? ví dụ mình chứng kiến bằng mắt là hình ảnh ánh mắt người đó nhìn mình, mình đâu chứng kiến bằng mắt là người đó không thích mình, hay không thật lòng với mình đâu? chứng kiến là tự mình thấy trực tiếp trên một đối tượng nào đó thông qua các giác quan của mình. biết rõ đang chứng kiến đối tượng nào, thông qua giác quan nào. Mình có 6 giác quan là phương tiện để mình chứng kiến 1 đối tượng nào đó, ví dụ như mắt thì chứng kiến hình ảnh, làm rõ hơn trong hình ảnh có thể có thành phần như (màu sắc, kích thước, hình hài,…) còn mũi thì mình chứng kiến mùi (thum thủm, thoang thoảng, ngọt,…), lưỡi chứng kiến vị (chua, ngọt, mặn, lợ, không vị,…), thân chứng kiến xúc chạm (đau, ngứa, tê, ê, …), ý chứng kiến cảm nhận, cảm giác, suy nghĩ, nhận định, niềm tin, mặc định, dự đoán, tưởng tượng, đánh giá (khen, chê, thích, không thích,…)… Nhưng quy chung lại bản chất thì chỉ là mô tả hiện trạng trên của đối tượng đó, không gắn thêm ý (ý nghĩ, suy nghĩ, nhận định, mặc định, đánh giá,…) của mình vào đối tượng. Khi gắn vào thì lúc đó qua nghĩ rồi, và nếu mình không chứng kiến quá trình gắn ý mình vào đó, thì sẽ rơi vào sự nhầm lẫn giữa việc mình nghĩ và việc mình chứng kiến thực tế đối tượng đó. Còn nếu mình chứng kiến quá trình chứng kiến đó, biết được đó là mình đang chứng kiến dựa trên ý của mình, và biết rõ ý đó từ mình chứ không phải từ đối tượng, thì sẽ không dính mắc vào đó và nhầm lẫn. Nhưng ngầm đằng sau đó là gì? vì sao mình lại thường có xu hướng đi theo điều mình nghĩ cho rằng đó là điều do mình chứng kiến, và cho đó là sự thật? một là mình không ý thức rõ, hai là mình có ý muốn ngầm chi phối bên dưới, ý muốn bảo vệ ý nghĩ mình là đúng, là sự thật. Nếu suy nghĩ mình sai, thì mình sai, muốn bảo vệ cái tôi của mình, nhầm lẫn, đồng hoá mình vào suy nghĩ, và thường mình sống chìm ngập trong suy nghĩ, hành động theo sự dẫn dắt của suy nghĩ. Nếu sống trong chứng kiến, thì mình chứng kiến được suy nghĩ, thấy suy nghĩ bản chất cũng như các đối tượng khác, như 1 cái bàn, cái máy tính, như chiếc xe chạy qua chạy lại ngoài đường, chứ không phải bị chạy theo, sống chìm ngập trong đó, hành động theo đó, có thể làm chủ nó như là công cụ, chơi với nó theo sự lựa chọn và mong muốn của mình, tự chủ chứ không phải bị cuốn theo mà không hay.

Có rất nhiều nhầm lẫn trong nhận thức của mình, nhầm lẫn giữa nhận thức mình chứng kiến và nhận thức mình chưa chứng kiến (theo niềm tin, suy nghĩ, qui định, quan điểm, dự đoán,…) mà đã được hình thành một cách chủ động, tự động mà mình không hay, mình không phân định được và tin rằng đó là điều do mình chứng kiến. Nên càng phân biệt rõ đối tượng chứng kiến, chứng kiến rõ quá trình chứng kiến, để phân biệt rõ, không nhầm lẫn.

  1. Tâm thế đúng nghĩa của người học trò đi học là gì?
  2. Giả sử trong cuộc sống, có những thực tế như ý b, cũng có những thực tế trái ý b. Vậy thì với những thực tế trái ý b thì b có lựa chọn tôn trọng thực tế không? vì sao?
  3. Chứng kiến quá trình chứng kiến nghĩa là gì? cho ví dụ?
  1. Tâm thế đúng nghĩa của người học trò đi học là gì?

=> Biết rõ mục tiêu của mình là đi học, học cho mình, và hành động theo mục tiêu, việc nào không phục vụ mục tiêu này thì không phải học. Phân biệt được đâu là tâm thế của người học trò, đâu không phải.

Một số dấu hiệu tâm thế học trò:

  • Biết rõ học là vì mình muốn học, không phải vì cái gì khác.
  • Thực sự mở lòng đón nhận trên chính nó, hỏi làm rõ, tôn trọng, không đánh giá, phán xét dựa trên cái mình đã biết trước đó.
  • Trung trực, đối chiếu lại bản thân,
  • Thay đổi , sửa chữa nếu thấy sai
  • Toàn tâm toàn ý trong quá trình học, không đàn áp, ép bản thân

Dấu hiệu không phải tâm thế của người học trò:

  • Học vì cái gì khác không phải mình thực sự muốn học
  • Nghĩ, lập luận, phân tích là mình muốn đi học
  • Cố thuyết phục bản thân học
  • Đánh giá, phán xét, đòi hỏi chương trình, người dạy
  • Học cho biết, không có nhu cầu đào sâu thay đổi hoặc áp dụng cho người khác.
  1. Giả sử trong cuộc sống, có những thực tế như ý b, cũng có những thực tế trái ý b. Vậy thì với những thực tế trái ý b thì b có lựa chọn tôn trọng thực tế không? vì sao?

=> thực tế hiện tại thì tùy tinh huống, có cái mà b thấy trái ý nhưng đúng quá không cãi được, và nhìn lại thấy ý mình sai, có vấn đề, không mang lại lợi ích thực sự cho mình thì tôn trọng. B thấy khi mình tôn trọng thực tế khi mình thấy nó có lợi ích cho mình thực sự, không tôn trọng thì gây hại thì sẽ tự bỏ. Còn chưa tôn trọng là chưa muốn thấy chưa thực sự thấy nó gây hại.

  1. Chứng kiến quá trình chứng kiến nghĩa là gì? cho ví dụ?

=> chứng kiến quá trình xử lý thì đúng hơn, cái này B viết bị nhầm á. Ví dụ như khi mình khi mình làm việc gì đó, mình thấy khó, nhưng mình chứng kiến được khó là quá trình mình xử lý, từ ý nghĩ của mình (mặc định cũ, sở thích,…). chứ không phải mình chứng kiến thực tế từ trên chính việc đó.