Cảm nhận sau buổi học chứng kiến buổi 1 _ 11.11.23

Phải nói là buổi học quá hay luôn , cảm giác rất thích , lúc về nhà, hoặc làm việc , cảm giác yên tâm hơn nhiều , ví dụ như: à, đây là mình đang đọc nè, mắt mình đang đọc chữ trên màn hình nè, có chỗ kia, nó phát hiện ra, à, chỗ này mình đang cảm thấy như đang đọc, nhưng ý nó đoán chữ , nó không đang đọc trên màn hình , thấy xong , mình quay lại đọc chữ trên màn hình liền, nhờ vậy mà mình yên tâm hơn , là từng chữ đã được đọc , sau khi đọc , thì mình thấy ý đang hiểu nữa, ý hiểu theo hướng a , ý hiểu theo hướng b , trên các đối tượng, cảm giác như bản thân mình đang xem phim qua các giác quan vậy , quá đã lun ,
Thêm nữa, cũng nhờ chứng kiến mà mình nhận ra là những tiêu cực , khi có những cảm xúc tiêu cực , hay những cảm xúc vui chẳng hạn, thì nó đã trải qua nhiều lớp rồi, nên chứng kiến này giúp mình quay lại , càng ngày càng sát với sự kiến nguyên sơ mà mình nhận được ban đầu , giống như dữ liệu thô , đơn giản nó là vậy , những gì mình nhận được , mình cảm thấy thoải mái hơn nhiều lắm . Mình bắt đầu chứng kiến bản thân, cơ thể này đang làm việc này, rồi thấy nó đang làm việc kia , cơ thể giống như một người bạn thân của mình vậy ,

Cũng nhờ chứng kiến , mà mình phát hiện ra nỗi sợ của bản thân, nó bị ẩn , cái lúc mà phản ứng ra ngoài và cảm xúc ở ngoài thì nỗi sợ đó , nó đã được đi qua mấy lớp rồi , cái nỗi sợ không được sai , nỗi sợ không trả lời được câu hỏi từ sếp nè, từ đồng nghiệp nè , lúc phát hiện ra nỗi sợ, thì cảm giác yên tâm hơn nhiều , như là mình thấy được cái chưa biết , mà không bị cái áp lực phải biết nó chi phối nữa , dĩ nhiên, là không phải bỏ qua cái chưa biết , với nó , sẽ vẫn tìm hiểu , vẫn đi tìm câu trả lời . và tùy theo môi trường , hay hoàn cảnh thực tế mà cho ra cái gì phù hợp ,

Mình thấy mình giống như một đứa trẻ đang chơi vậy , cái cảm giác vui khi được chơi trò chơi mới , trò chơi chứng kiến, rất là thích , càng chơi càng thích , không cần người khác nói mình phải chứng kiến đi , nó không phải là yêu cầu của người khác nữa, mà nó là mong muốn, ý muốn của bản thân vậy, nên vui lắm , thích lắm.

Mà hay lắm nha, chứng kiến thấy nó , cái là nó tự thấy nếu điều đó là đang gây hại thì tự nó thay đổi lun , như đang đau đầu nè, cái phát hiện ra mình đang gồng nè, rồi thấy cái ý muốn muốn hết đau đầu ngay lập tức, cái sau đó, do không đạt được như ý muốn , thì cảm xúc khó chịu nó nổi lên, lúc vừa phát hiện ra cái gồng , gọi thì nó biết sẽ làm mình mệt nên thôi , tự nó không gồng nữa, tự nó luôn , hay ghê .

1 Lượt thích

Bạn viết: “Thêm nữa, cũng nhờ chứng kiến mà mình nhận ra là những tiêu cực , khi có những cảm xúc tiêu cực , hay những cảm xúc vui chẳng hạn, thì nó đã trải qua nhiều lớp rồi, nên chứng kiến này giúp mình quay lại , càng ngày càng sát với sự kiến nguyên sơ”

  1. Bạn nhận ra những lớp xử lý như thế nào? Quay lại sự chứng kiến nguyên sơ giúp bạn điều gì?
  2. Có cách nào nhận ra được ngay điều mình chứng kiến “nguyên sơ” và toàn bộ quá trình từ chứng kiến nguyên sơ đến lúc xử lý ra những niềm vui hay cảm xúc tiêu cực không?
  1. Bạn nhận ra những lớp xử lý như thế nào? Quay lại sự chứng kiến nguyên sơ giúp bạn điều gì?
    . mình chỉ là ở với những giác quan , việc quay lại sự chứng kiến nguyên sơ giúp mình biết được, đặt tên dán nhãn cho những gì mình nhận được, ví dụ: oh, đây là cái mà mình gọi là cây bút nè , rồi mình thấy tiếng trong đầu lên “cây bút”, hoặc oh mình đang nổi lên cảm giác này nè , cảm giác khó chịu nè , mình giống như ngắm nhìn quá trình đó vậy. điều gúp nữa, là có thể giúp mình truy vết lại những vấn đề , hoặc những cảm xúc tiêu cực , để mình tìm cách xem nguyên nhân gây nên cảm xúc đó ở đâu, từ đó, mình tìm cách để giải quyết nguyên nhân gây nên những vấn đề.
  2. Có cách nào nhận ra được ngay điều mình chứng kiến “nguyên sơ” và toàn bộ quá trình từ chứng kiến nguyên sơ đến lúc xử lý ra những niềm vui hay cảm xúc tiêu cực không?
    . mình chỉ là chơi với những giác quan , thấy vui , ví dụ: mình đang nhìn thấy bàn phím nè, hằng ngày mình vẫn gõ nó mỗi ngày, nhưng nay thì ngắm nhìn, chỉ đơn giản là ngắm nhìn nó , rồi cảm giác tay gõ gõ , cảm giác giống như lần đầu tiên được cầm bàn phím này vậy.
    . Khi có cảm xúc tiêu cực, cũng có lúc bị dẫn trôi đi mất tiêu , lúc đó thì xả cơn tức, cũng có lúc mình nhận ra, ồ mình đang có cảm xúc tiêu cực nè, mình tự hỏi mình , nguyên nhân tại sao mình lại có cảm xúc tiêu cực đó? mình tự trả lời, là do mình không muốn đồng nghiệp nói những câu đổ thừa , trốn tránh, sau đó, mình tự hỏi bản thân mình tiếp , vậy tại sao , mình lại không muốn đồng nghiệp nói những câu đó, rồi mình tự hỏi tiếp , tại sao đồng nghiệp nói những câu đổ thừa , trốn trách nhiệm, thì mình lại tức nhỉ? quá trình tự hỏi bản thân, và đi tìm câu trả lời cho bản thân , mình thấy nhận ra từ từ những điều mình chứng kiến từ cảm xúc tiêu cực đi ngược trở lại những gì giác quan thấy, càng về sau ,mình thấy nhận ra thêm , mỗi lần thấy được thêm , mình vui lắm, và cứ chơi tiếp
1 Lượt thích
  1. Khi đặt tên, dán nhãn rồi thì nó có gì khác so với việc chứng kiến nguyên sơ không?

  2. Có phải quá trình bạn chứng kiến một cảm xúc của bạn sẽ diễn ra 2 giai đoạn là:
    Giai đoạn một, chứng kiến cảm xúc đó diễn ra như thế nào?
    Giai đoạn hai, chứng kiến nguyên nhân sinh ra cảm xúc từ đâu sinh ra?