Hiểu về chứng kiến

Mình ngồi nhìn lại hình chúa Giêsu và trái dâu tầm 5’ thì cảm thấy thu nhỏ mình vẫn nhìn ra hình chúa Giesu, nhưng ý thức của mình có biết đây là trái dâu xanh xếp chồng lên tạo thành hình chúa. Mình liên kết đến hình con cò, đàn chim sẻ thì thấy lúc đã biết con cò do đàn chim sẻ tạo thành thì mình vẫn nhìn thấy hình con cò khi ở xa, nhưng ý thức mình biết đấy là do đàn chim sẻ tạo thành.

Mình thấy trong mình hiện tại không có tách được các lớp chứng kiến khi thả lỏng hay trong cuộc sống bình thường. Y như nhìn hình chúa Giesu trước và sau khi biết do đống dâu xếp thành thì mình vẫn thấy hình Chúa và cho rằng đó là điều mình chứng kiến. Cái khác là nếu đã biết đó là trái dâu thì mình không có chắc chắn điều mình chứng kiến là sự thật, mình có cái biết điều mình chứng kiến chỉ là một nửa sự thật, chưa phải sự thật. Khác với lần đầu tiên thấy hình chúa giesu thì mình cho rằng đó là bức tranh chúa giesu. Mình chứng kiến mình có loé lên cái gì đó nhưng vẫn chưa thấy rõ. Mình chứng kiến thấy sự mờ của mình ở chỗ này.

Mình đang thấy sự chứng kiến trong mình ở trong hai trường hợp hình chúa và con cò đều bị chi phối bởi cái biết. Nếu mình có cái biết thì mình sẽ không đi kết luận sự thật cái mà mình nhìn thấy. Cái biết này lại đến từ việc chứng kiến đối tượng ở một góc khác. Ờ, sự chứng kiến đối tượng ở nhiều góc khác nhau tạo ra cái biết để mình không đi kết luận sự thật về điều mình chứng kiến. Mình không thay đổi được hình ảnh mà mình ghi nhận được, chứng kiến được bằng mắt nhưng việc mình chứng kiến nhiều góc độ sẽ giúp mình không đi kết luận về điều mình chứng kiến. Càng học là để càng chứng kiến được nhiều góc mới để thấy điều mình đã chứng kiến, đã kết luận không còn đúng. Nói tới đây mình mới hiểu vì sao những người đi nhiều, học nhiều, trải nghiệm nhiều thì tư duy họ tự nhiên mở rộng. Vì họ tự nhiên giảm đi việc kết luận về điều họ chứng kiến bằng cái biết đến từ việc chứng kiến nhiều góc nhìn khác.

Hiện tại bạn đang hiểu về chứng kiến như thế nào?

Mình đang hiểu chứng kiến như này:

  • Chứng kiến có sẵn trong mình một cách tự nhiên, lúc nào mình cũng chứng kiến và luôn nhận thức được mình đang chứng kiến điều gì.
  • Nhận thức có được từ cơ chế chứng kiến hiện tại của mình thì luôn sai so với điều thực sự mình chứng kiến qua mắt tai mũi lưỡi thân ý, hiện tại rõ nhất là mắt.
  • Cơ chế chứng kiến trong mình hoạt động một cách tự nhiên và mình luôn thấy nó đúng. Chỉ cần thả lỏng thì thấy rõ cơ chế chứng kiến của mình hoạt động bình thường sẽ nhận thức như vậy, như vậy. Đó là điều tự nhiên trong mình.
  • Cái biết là cái sẽ chi phối đến việc mình có cho rằng, tin rằng điều mình chứng kiến là sự thật hay không. Cái biết được sinh ra do chứng kiến nhiều góc nhìn khác về đối tượng.
  • Mình tìm hiểu, học về chứng kiến để được thấy mình sai khi cho rằng mình đang chứng kiến được sự thật. Để cơ chế chứng kiến tự nhiên trong mình tự thay đổi khi chứng kiến cái biết của mình.
  • Mình học về chứng kiến không phải để áp dụng và can thiệp vào cuộc sống mà để thả lỏng để nhận biết được cơ chế chứng kiến trong mình đang hoạt động như thế nào. Việc liên tục tìm hiểu về chứng kiến giúp mình mở rộng cái biết ra thì tự động cơ chế chứng kiến trong mình thay đổi thì mình sẽ thay đổi khi gặp cùng 1 tác động.
  • Mình có chứng kiến gần đây nếu không tu tập thì không thể nào thoát khổ được. Vì cơ chế chứng kiến không đổi thì thả lỏng ra vấn đề sẽ vẫn như cũ. Việc áp dụng chứng kiến chỉ là thêm một lớp ép mình, ép cơ chế chứng kiến của mình hoạt động khác đi mà thôi.
  • Tất cả những điều mình mô tả ra là mô tả cái hiểu của mình về chứng kiến. Mình có cái biết đây không phải là sự thật, mình biết mình kết luận nhưng cũng biết kết luận này không phải sự thật. Cái biết giúp mình không bám dính vào kết luận đó.

Những cái hiểu bạn liệt kê là liên quan tới chính chứng kiến là gì hay những cái cái liên quan tới tới kiến như kết quả, hệ quả, sự thực hành, nguyên nhân học…?

Em thấy trong em đó là các nhận thức về đối tượng chứng kiến. Em miêu tả nhận thức của em về đối tượng chứng kiến. Nên nó bao gồm tất cả.

Vậy chứng kiến là gì bạn?

Em chưa rõ

Bạn chưa rõ chứng kiến là gì thì sao có thể viết được câu trên nhỉ hihi?

1 Lượt thích

Em thấy em mô tả được đặc điểm của chứng kiến. Nhưng hỏi thẳng chứng kiến là gì thì không thấy rõ, không trả lời được.

Vậy khi bạn trả lời bạn có đang chắc chắn cái điều bạn mô tả là đặc điểm của chứng kiến ko?

Hiện tại là mình không chắc đó có phải là đặc điểm của chứng kiến hay không vì mình không thấy rõ đó là đặc điểm của chứng kiến. Mình đang không thấy mình chứng kiến được sự chứng kiến trong mình để mô tả ra. Cái mà mình mô tả là ảo tưởng của mình về chứng kiến.

Hôm nay mình tìm về cách thức hoạt động của Ý. Mình đọc vài bài viết trên mạng về ý thức thì thấy có bài nói ý thức không nằm trong cơ thể. Kiểu não ghi nhận thông tin từ mắt, tai, mũi, lưới, thân truyền tới. Còn ý thức không biết tới từ đâu. Xong mình search tiếp thì có bài này.

Lúc đọc thì mình cảm thấy hiểu hiểu khi liên kết tới kinh lăng nghiêm. Nhưng đọc xong thì điều mình đang đọng lại là phòng hộ các căn để tránh nhiễm ô hay ô nhiễm. Mình nhìn cái lá xem thử thì thấy ý nổi lên “đây là chiếc lá màu xanh, vàng. Màu xanh sẽ dần chuyển vàng. Chiếc lá đẹp ghê”. Các ý cứ nảy ra liên tục khi mình nhìn chiếc lá. Mình không rõ như nào là nhiễm ô. Ý chứng kiến liên tục các cảnh, phân biệt nó thế này thế kia.

Mình đang thấy khi các giác quan tiếp nhận thông tin là Ý xuất hiện liền. Nhìn thấy cái lá thì ra đống nhận biết phân biệt miêu tả. Nghe âm thanh là ra tiếng chim hót to nhỏ, ngắt quãng hay liên tục, phân biệt các tiếng khác nhau. Rồi sao nữa? Khi nghĩ về một người thì các ý nhận biết nỗi lên liên tục, tốt xấu, giỏi hay không, như kiểu mình biết về họ tượng tận. Chỗ này mình đang thấy mình dễ nhầm lẫn điều Ý mình chứng kiến mà mình lại nghĩ mình chứng kiến bằng mắt, tai. Ý luôn có sự phân biệt này kia nhưng không phải Ý nào cũng ô nhiễm gây hại. S

Mình vừa đi chữa bệnh, bác sĩ có châm cứu, chích máu vài chỗ. Mình biết mình sợ đau nên mình nằm thả lỏng, định tâm. Mình lúc đó chỉ biết để không cảm thấy quá đau thì cứ thả lỏng, định tâm lại. Và ảnh bắt đầu châm cứu, lấy máu nhiều điểm. Chỗ nào mình cũng biết cây kim đi vào, đau nhẹ sao nhưng không hề hoảng sợ và cảm giác đau đó còn rất nhẹ. Ảnh nói em chịu đau giỏi mình mới để ý là mình vì sợ đau nên thả lỏng, định vào chỗ nào đó thì chỉ quan sát cảm giác đau chứ không bị quá đau. Mình lúc đó vẫn nói chuyện bình thường nhưng có một sự thả kongr, thoải mái, sáng suốt, biết rõ từng lời ảnh nói, mình nói, từng chỗ đau này kia. Hiện tại ngồi gõ lại mình lại vào trạng thái đó, một sự biết rõ mình đã gõ gì, suy nghĩ gì, nghe các âm thanh gì. Mình về nhà thử vào trạng thái đó lại nhưng không kéo dài được lâu. Mình đang thấy là nếu mình chứng kiến điều gì đó mà thấy mình cần làm thì mình mới vào trạng thái đó. Như tập trung viết cảm nhận (mình thích viết), tập trung định để không đau (sợ đau), tập trung khi lái xe (sợ nguy hiểm), tập trung khi leo cao (sợ té), tập trung khi thu năng lượng sinh học (muốn khoẻ lên). Mình nhận ra cái gì mình có khao khát muốn làm khi chứng kiến điều gì đó thì mình sẽ làm ngay, vào trạng thái đó ngay. Lúc mình làm công trình, đi gặp khách hàng khi xưa, trong buổi shooting này kia mình đều vào trạng thái này. Có một sự giữ nhưng lại rất linh động, hoạt bát, hoạt ngôn, tập trung, lãnh đạo bản thân và người khác rất tốt. Mình nghĩ là mình có sự chống đối lại điều bản thân muốn làm nên mới thoát khỏi trạng thái đó. Có sự chống đối này là mình còn đánh giá bản thân trên những mong muốn, khao khát nào đó nổi lên. Mình vẫn cứ nhầm những cảnh đó là mình nên còn đánh giá. Còn đánh giá, nhầm lẫn mình nên mới không dựa vào “mình” mà đi.

1 Lượt thích

Nhìn lại đối tượng chứng kiến trong mình qua việc mình đi khám bệnh trên. Mình thấy là nếu mình chứng kiến điều gì có nguy hiểm cho bản thân thì mình sẽ chọn điều có lợi bảo vệ bản thân mình ngay. Như việc nhìn thấy sợi dây mà nghĩ là con rắn thì mình sẽ chạy ngay, hay giật mình hay hoảng sợ. Còn nếu nhìn hình ảnh con rắn mà không chắc nó phải con rắn không thì mình sẽ không hoảng sợ. Mà bình tĩnh quan sát và bảo vệ bản thân tránh việc mình hoảng có khi xỉu, không chạy được. Giống như khi mình xem phim kinh dị về địa ngục vì biết mình sẽ sợ nên mình sẽ định tâm khi xem để không bị nổi sợ kéo đi, tưởng tượng đủ cái làm tăng nổi sợ lên. Chỗ này mình liên kết tới bài kinh phẩm một pháp đại ý là không làm tăng trưởng tà kiến. Định tâm biết có cơn đau, biết có nỗi sợ nổi lên nhưng không làm tăng trưởng lên. Mình có cảm thấy hiểu thêm chỗ này.

Cái mà mình nói về định tâm là như thế nào? Mình định tâm chỗ nào? Mình thấy mình không định tâm chỗ nào hết. Mình có một ý sợ đau nỗi lên, có ý không muốn sống ở chỗ sẽ cảm thấy đau nhiều nên mình chọn vô chỗ mà mình biết và có trải nghiệm đau rất ít. Có ý nỗi lên là mình vào thẳng chỗ đó, ở trong đó không cần giữ cái gì. Gọi là định mà lại không có định gì, nó còn tự do thoải mái dễ chịu.

Ở chỗ đó đối tượng chứng kiến của mình nổi rõ như thế nào? Mình nhận biết được mọi thông tin từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và phản ứng ra phù hợp với lời bác sĩ, lo lắng nổi lên nhận biết, cơn đau nổi lên nhận biết. Viết tới chỗ này mình nhớ tới đoạn đi sinh con. Mình cũng tỉnh y vậy, nhận biết từng cơn gò vài phút một lần liên tục từ sáng đến tối. Mà không thấy quá đau, chỉ đơn giản là cơn đau đến rồi đi. Đến đoạn mình thoát ra chỗ đó khi vào phòng sinh là cơn hoang mang, lo sợ ập tức ngay. Và đúng là khi mình thoát ra là mình cảm thấy đau hơn rất nhiều, sự sợ hãi bao trùm lấy mình chỉ vì tự suy diễn sẽ nằm trên bàn sinh lạnh lẽo tới sáng. Thực tế vào sinh có 30’-1 tiếng xong. Rõ ràng chỉ khác nhau chỗ sống trong chứng kiến với ảo tưởng mà để cảm nhận cơn đau khác nhau một trời một vực. Và cảm giác tìm người dựa dẫm chỉ đến khi mình suy diễn, ảo tưởng. Đau từ sáng đến tối không sao mà tưởng sẽ nằm đau ở phòng khác cái mất tinh thần, tìm người dựa ngay.

Viết về các trải nghiệm với con đau mình càng thấy mình sống rất chứng kiến để không cảm thấy đau hơn, sợ hãi, hoang mang. Vì sao khi đối diện cơn đau thì mình lại có xư hướng sống rất tỉnh? Mình sợ nó đau hơn khi mình sống không tỉnh táo. Thực tế cho mình thấy như vậy nên niềm tin trong mình rất vững chắc. Chỉ cần cảm thấy có cơn đau thể xác là mình cảnh giác ngay, phòng vệ ngay lập tức.

Với con đau tinh thần vì sao mình lại không phòng vệ như vậy?

Hôm nay học bổ túc cho hiểu về chứng kiến. Điều đọng lại nhiều nhất của mình là làm sao để thổi bùng ngọn lửa lên trong mình. Đăng có gợi ý về tà kiến hiện tại của mình về cuộc sống sẽ mãi ổn ổn vậy, cũng không đến nỗi tệ gì. Tà kiến của mình là cuộc sống mình sẽ cứ ổn ổn vậy. Vì sao là tà kiến? Vì thực tế cuộc sống sẽ luôn thay đổi và sự yên ổn đang có có thể biến mất ngay liền và lập tức như khi mình gặp tai nạn giao thông chẳng hạn. Nếu chết còn đỡ, nếu cụt tay cụt chân hay nằm liệt giường cần ba mẹ chăm sóc thì quá là kinh khủng với mình. Đăng có gợi ý mình về xem các clip về tai nạn giao thông để thổi bùng ngọn lửa trong mình lên, để có động lực học, xoá bỏ tà kiến đó. Để khi xoá bỏ được tà kiến đó thì ít ra mình có sự chuẩn bị, đề phòng để các bất trắc không xảy ra, còn với các tình huống sẽ ra mình không thể đề phòng được thì ít ra mình có đủ nội lực để đối diện với tình huống tồi tệ đó.

Trong lòng mình nghĩ gì sau khi Đăng nói về chuyện đó. Lúc đầu mình sợ xong rồi lại thong thả nên khi Đăng nói mình kể lại, mình trả lời hơi lan man. Mình có sợ nhưng đúng là vẫn không nghĩ điều đó xảy ra với mình. Chắc mình cũng sống tốt, kiểu vậy. Đúng tà kiến luôn. Suy nghĩ này không giúp mình sống tốt hơn mà là mình ảo tưởng mọi chuyện sẽ luôn ổn, bình yên nên thong thả sống, thong thả học. Trong khi có thể ngay tức thì mình có thể đăng xuất vì n lý do và không còn cơ hội học. Điều này vẫn tồn tại trong mình từ lúc anh Quý có nói đại ý là làm người tranh thủ kiếp sống để tu. Trong khi mình kiểu cứ tận hưởng cuộc sống. Đúng là mình có tà kiến tận hưởng cuộc sống, thong thả học hay tu tập. Vì mình giứ tà kiến “mọi chuyện không tệ tới mức kinh khủng khiếp đâu”. Haizzz Mình chợt nhớ tới người anh cùng quê. Gia đình đang bình thường thì tai ương ập tới. Ảnh cũng từng nói với mình là không thể nghĩ điều kinh khủng đó lại xảy ra và làm xáo trộn đại gia đình ảnh như vậy. Mình cũng không thể tin là chuyện kinh khủng đó lại xảy ra với nhà ảnh, một cách bất thình lình. Thế mà, mình vẫn nghĩ đó sẽ là câu chuyện trên báo này kia mình đọc được, chứ không phải là chuyện trên mình. Hay ba của người bạn mình mất bất chợt làm bao nhiêu dự tính của bạn ấy cho ba mẹ tan biến, bạn cũng thay đổi kế hoạch cuộc đời để thích ứng với biến cố đó. Vậy mà, mình vẫn nghĩ chuyện tồi tệ sẽ né mình ra. Đến cả người chị thân thiết của mình cũng gặp một chuyện tưởng rằng chỉ có trên báo. Chỉ từng nói với mình câu là “thay vì hỏi tại sao chuyện này đến với mình thì hãy hỏi tại sao chuyện này lại không đến với mình”. Kiểu mình có sống khác biệt gì với người khác để loại mình ra khỏi những chuyện tồi tệ. Nhớ lại thời gian sau sinh, mình cũng ko thể tưởng tượng sức khoẻ mình tệ đến vậy. Mình còn rút ra được chuyện là trân trọng sức khoẻ hiện tại, vì sau này sức khoẻ còn tệ hơn thế nữa. Oh, nghĩ lại trãi nghiệm này mới thấy mình có vẻ loại bỏ tà kiến “sức khoẻ mình sẽ không qua tệ như vậy” sau trải nghiệm sinh con. Mình thấy thực tế là sức khoẻ còn có thể tệ hơn rất nhiều, hay một tai nạn có thể làm sức khoẻ của mình tội tệ ngay lập tức. Lúc đó mình có thay đổi ngay, tập luyện, gìn giữ sức khoẻ thể chất ngay. Nhưng đúng là mình mới ý thức đến sức khoẻ thể chất kiểu thổi bùng ngọn lửa lên. Mình không quan tâm đến sức khoẻ tinh thần nhiều như vậy vì mình lại có một tà kiến nữa “tinh thần mình khá vững, cũng có học hành nên sẽ đối diện chuyện tồi tệ ở mức độ nào đó”. Tà kiến ghê. Vì vừa rồi thực tế xảy ra vài chuyện cho mình thấy sức khoẻ tình thần mình rất bất ổn. Đó là chưa phải tình huống tệ như gặp tại nặng giao thông cụt tay cụt chân, hay nằm liệt giường. Mình còn yêu quý, thấy cơ thế hiện tại quý giá như vậy, yêu thích sự tiện lợi khi đầy đủ tay chân như vậy mà nếu mất đi chắc mình trầm cảm, và có suy nghĩ đăng xuất quá. Nghĩ thôi đã rùng mình về các tà kiến trong mình.

Ảo tưởng ghê, quá là ảo tưởng. Trong đầu mình hiện lên các tà kiến liên tục. Ngay cả trong công việc, các tà kiến kiểu “công ty sẽ tè tè không chết đâu” hay “việc mình không lưu chúng từ nghiệm thu”. Mình cứ sống theo ý mình, niềm tin của mình nên toàn tà kiến. Đúng là cái tà kiến “không xảy ra với mình” với ghê. Trong hầu hết mọi việc. Như con đà điểu rúc đầu vô cát nói “sư tử sẽ không thấy mình đâu” “chuyện sư tử ăn mình sẽ không xảy ra đâu”. Mình đang nghĩ đến việc mình có vấn đề trong việc đối diện nỗi sợ. Chuông báo nỗi sợ cái mình tìm cách tắt đi, thường tắt bằng một tà kiến “chuyện đó sẽ không xảy ra với mình”. Má ơi luôn.

Nói tới đây cái muốn dẹp ngang công ty cho đỡ rủi ro sai phạm luật. Haha. Trong khi lại không tìm cách làm đúng luật. Bên mình đang có vấn đề về việc lưu trữ chứng từ nghiệm thu, từ trải nghiệm mình giải thể công ty đầu tiên không cần. Cần tìm hiểu luật này rõ ràng cho biết sợ. Bỏ cái tà kiến “công ty nhỏ ko ai đụng”.

Cái tà kiến này nó bao trùm mọi nơi trong cuộc sống của mình luôn. Đáng sợ. Với cả việc chăm con, nuôi con luôn. Mình đang nhắm mắt và giữ tà kiến đó trong đầu. Việc so sánh với người khác lại làm mình giữ các tà kiến đó mãnh liệt hơn. Kiểu người ta cũng zậy, có khi không được zậy rồi cũng có sao đâu. Vẫn sống, nuôi con lớn bình thường. Cái nỗi sợ làm mình có xu hướng sợ xong trốn luôn, hoặc giả bộ làm vài hành động cho có, chứng tỏ mình đang đối diện rồi đi trốn. Má ơi, y như việc đi học để thấy an tâm là mình có đang phát triển bản thân hay tu tập. Kiểu vậy. Trùm tà kiến luôn. Viết ra mới thấy sự nguy hiểm và sự bao trùm chi phối mọi ngóc ngách trong cuộc sống của mình bởi tà kiến “mọi chuyện quá tồi tệ và kinh khủng sẽ không xảy ra với mình”. Kiểu mình sẽ không bị ung thư rồi ko chữa được hay tai nạn giao thông mất một phần cơ thể này kia. Kiểu nhắm mắt rồi sống lạc quan, khi nào bi quan thì kiếm nơi nào đó dựa vào để tiếp tục nhắm mắt lạc quan. Đáng sợ ghê

Mình sẽ tiếp tục nhìn rõ cái tà kiến này đang chi phối cuộc sống của mình như thế nào. Thôi bùng nỗi sợ lên, nghr chuông reo, không tắt chuồng như đà điểu rúc cát được.

1 Lượt thích

Mình vừa nằm thả lỏng để nghĩ về một chuyện vương vấn trong đầu thì liên kết tới chứng kiến nên mình đi tới luôn. Mình thấy là mình chứng kiến được ảo tưởng và ngay khi đã chứng kiến đó là ảo tưởng thì ảo tưởng đó biến mất. Mình liên kết tới câu chuyện sợi dây và con rắn. Khi ảo tưởng sợi dây là con rắn thì sẽ sợ, còn khi thấy không phải con rắn thì sẽ hết sợ. Cũng ko thể kêu mình hãy tin điều mình ảo tưởng đây là con rắn là sự thật. Loạn quanh một hồi với vài câu hỏi? Mình chứng kiến được ảo tưởng vậy đối tượng của chứng kiến là sự thậy hay ảo tưởng. Cái mình thấy lợn cợn chỗ đối tượng chứng kiến là sự thật, mình không có thông tin này rõ ràng trong đầu. Mình đặt câu hỏi và nhìn xem đối tượng chứng kiến có phải sự thật hay ko thì mình thấy không phải. Cũng từ ví dụ con rắn mình thấy sợi dây sau khi bỏ ảo tưởng là con rắn cũng không phải sự thật. Nó vẫn là ảo tưởng nhưng so với con rắn thì nó gần sự thật hơn. Tiếp đến hình ảnh sợi dây sẽ gần với sự thật hơn so với sợi dây. Cứ vậy tới việc bóc tách sợi dây ra nguyên tử, phân tử hay năng lượng gì đó thì sẽ gần với sự thật hơn. Cái mình mới thấy mình đâu chứng kiến được sự thật, cái mình chứng kiến đều là ảo tưởng. Chỉ là ảo tưởng nào gần với sự thật hơn.

Xong mình liên hệ lại chuyện mình đang gặp thì thấy sao mình thấy mọi thứ là ảo tưởng mà vẫn khó chịu trong lòng, mình phân tích ra được đó nhưng vẫn khó chịu. Ảo tưởng đó không có xoá đi. Thì mình thấy là mình vẫn đang muốn cho rằng cái ảo tưởng này là sự thật. Trong mình vẫn muốn cho rằng điều mình nhìn thấy, cảm thấy, đánh giá,… là sự thật. Mình không muốn phá vỡ nó. Nói tới mà trong lòng mình nổi lên sự khó chịu, bao tư phản ứng ngay. Mình có tạm dừng lại vì mình không muốn đi tiếp, đi sâu vào. Nên mình dừng ở đây.

Kết lại, mình thấy tất cả những điều mình chứng kiến là ảo tưởng, lựa chọn ảo tưởng nào gần với thực tế hơn thì có lợi cho mình hơn, sống gần với thực tế hơn. Viết tới đây mình thấy ko phải sống gần với sự thật mà là sống gần với thực tế, với điều mình chứng kiến lớp đầu tiên, ảo tưởng ít nhất.

Mình có cơ chế cho rằng ảo tưởng mà mình chứng kiến được là sự thật nên bám vào ảo tưởng đó ko chịu buông. Không muốn chấp nhận việc mình không biết mình, biết người. Muốn mình có khả năng để biết được sự thật về mình hay người thông qua những thông tin mình ghi nhận được. Nên không muốn nhìn thấy điều mình cho rằng là sự thật, chỉ là ảo tưởng. Muốn thấy mình đúng, mình giỏi, mình thằng người ta khi đánh giá, đoán được ý của người ta. Chỗ này nói tới cứ đau lòng… lạ ghê

Mình quay lại trả lời các câu hỏi trong buổi học

Câu hỏi số 1: chứng kiến thì liên tục, xuyên suốt còn nhận biết thì lúc có lúc không. Có những lúc không nhận biết được nhưng luôn có chứng kiến. Như luôn nghe nhưng lúc nhận biết được âm thanh, lúc không.

Câu hỏi số 2: luôn có cái chứng kiến âm thanh âm thầm trong lúc mình làm chuyện khác. Lúc nghe thấy là lúc mình nhận biết được âm thanh đó bằng cách để ý tới.

Câu hỏi số 3:
Hình ảnh bà già là đối tượng của chứng kiến. Vì đối tượng chứng kiến là ảo tưởng. Hình ảnh của bà già là một ảo tưởng, không phải sự thật.
Điều mình cho rằng mình chứng kiến là sự thật, nghĩa là mình cho rằng ảo tưởng mà mình chứng kiến được là sự thật. Chứ không phải mình có thể chứng kiến được sự thật. Ảo tưởng sẽ có ảo tưởng gần sự thật hơn. Như các màu sắc hỗn loạn có thể gần sự thật hơn hình ảnh bà già hay cô gái.

Câu 4, câu 5: mình nợ. Chưa muốn trả lời đu trong lòng mình có hiện lên câu trả lời.

Điều mình chứng kiến là sự thật hay ảo tưởng?

Mơ hồ ghê. Mình này là mình nào? Hiện tại mình không kết luận được.

Mình vừa thả lỏng nghĩ tới cảm giác thắng thu với người khác. Đặt câu hỏi và trả lời liên tục thì mình thấy mình dùng ảo tưởng của mình về chính mình đấu tranh qua lại với ảo tượng của mình về một người khác. Mình đặt câu hỏi tiếp thì thấy vấn đề ở chỗ mình cho rằng điều mình chứng kiến được là sự thật, điều mình nghĩ về mình, phân thích dựa trưne các thông tin được ghi nhận về mình về người là sự thật. Xong dùng hai ảo tưởng mà mình tưởng là sự thật đó so sánh tới lui, xem bên nào thâng, bên nào thua. Vì muốn có cảm giâc chiến thâng nên mình cứ thích dựng lên ảo tưởng để so sánh, nhận định tới lui cho tới khi nào cảm thấy thắng thì thôi. Mình có đặt câu hỏi là mình có thể tách ra lùi lại để chứng kiến mình đang có hai ảo tưởng đánh nhau không? Thì mình thấy có. Tách ra được. Nhưng ngay sau khi thấy nó là hai ảo tưởng đánh nhau thì mình muốn bứng gốc chứ ko muốn xem. Như đã thấy nó là sợi dây thì ko muốn quay về thấy nó là con rắn.

Mình thấy chỗ mình muốn mình biết về mình, cái mình đang chứng kiến về mình, cảm nhận về mình, suy nghĩ về mình phải là mình thật. Và dùng cái mà mình nghĩ là mình thật này để sống, để chiến đấu nội tâm, để vật lộn với mọi thứ xảy ra, để gây chuyện, để lo sợ, để gánh hậu quả,…

Hiện tại mình vẫn đang cho rằng điều mình chứng kiến là sự thật, các thông tin mình chứng kiến được là sự thật.

Haha, mình thấy mình không biết gì về chứng kiến, loạn ghê. Trước đó nghĩ đã biết mới kinh. Vài câu hỏi của Đăng trả lời tới lui mỗi lần một đáp án khác nhau. Có điều mấy nay có duyên để tìm hiểu về chứng kiến thích ghê.

Quay về lại các câu hỏi.

  1. Mình chứng kiến thấy gì?
    IMG_7993
    Mình chứng kiến thấy hình ảnh bà già hoặc cô gái.

Hình ảnh bà già, cô gái có phải đối tượng của chứng kiến không? Không

Nếu không thì vì sao chứng kiến được? Nhận biết được hình ảnh bà già hoặc cô gái và chứng kiến sự nhận biết này nên chứng kiến thấy được.

Vậy là mình chứng kiến thấy sự nhận biết hình ảnh bà già và cô gái?

Nếu hình ảnh bà già là đối tượng của chứng kiến thì sao? Thì chứng kiến có chứng kiến được ảo tưởng? Chứng kiến có chứng kiến được cả sự thật và ảo tưởng ko? Được. Mà chứng kiến được mình đang có một ảo tưởng thì nó là ảo tưởng không? Không. Vì sao không? Vì mình đã thấy sợi dây thì ko ảo tưởng con rắn là sợi dây nữa. Vậy mình có đang thấy mình có ảo tưởng đây là bà già/ cô gái không? Không. Mình đang thấy đây là hình ảnh bà già, cô gái. Nếu mình thấy hình ảnh bà già, cô gái là ảo tưởng thì bà già cô gái có biến mất không? Hay mắt mình vẫn thu nhận hình ảnh bà già, cô gái. Rối