Hiểu về chứng kiến

Thầy chỉ mới bảo đi chặt cành trúc mà mình đã nghĩ chặt xong là học được câu cá, cầm cành trúc mang về nhà xài, về nhà câu cá. Thầy mới chỉ bài của mầm non, mới thực hành bài tập mà tưởng đã học xong mầm non, rồi học các bài chia sẻ về kết quả đạt được sau học mầm non là học đại học, tiến sỹ thì nghĩ mình đã học xong tiến sỹ. Là tiến sỹ nên thay vì học mầm non thì tập trung trải nghiệm cuộc sống của tiến sỹ, hay cầm cành trúc về và trải nghiệm cuộc sống của người biết câu cá. Y như nhau.

Buổi gặp gỡ chia sẻ vừa rồi cho mình thấy rõ việc học của mình đang sai cách. Vẫn rất ảo tưởng mình đã học tiến sỹ. Mới chặt trúc thôi chưa tới bước câu cá mà đã tưởng học xong. Nên mới thấy sao cuộc đời mình chẳng thay đổi, nếu có thay đổi thì nó không liên tục, ngắt quảng. Rồi dựa trên tiêu chuẩn tiến sỹ để đánh giá việc không thay đổi này.

Mình học khoá chứng kiến tháng tư, câu chuyện quan toà đã đọc nhưng lần này lại mở ra môtk đống thứ trong mình. Vậy như nào là đã đọc nhỉ? Việc đọc câu chuyện quan toà này giống như chứng kiến trái quýt, lột vỏ thì sẽ thấy khác. Vậy đâu là biết rồi? Đọc rồi? Học rồi ha. Câu chữ y vậy nhưng nhận thức mình thay đổi thì nhận thức mình chứng kiến cũng thay đổi theo. Đâu thể nói là đã biết câu chuyện này rồi. Cái biết của mình luôn thay đổi, ngay thời điểm tiếp xúc với đối tượng thì đó là cái biết mới. Đâu phải cái biết cũ trước đó. Vậy nên gọi là biết một người là chưa đúng. Ngay lúc nói, đã là giây sau đó, là cái biết trong quá khứ rồi. Cái nhầm lẫn của mình là mình nghĩ là cái biết là việc thu thập thông tin, lưu, dán nhãn thì là biết đối tượng. Ngay thời điểm tiếp xúc đối tượng thì lấy cái đã lưu, đã dán nhãn ra để thấy mình đã biết. Hỏi về đối tượng tự động lấy thông tin cũ đưa ra. Như hỏi về con mình là tự động nó sinh ngày này giờ này, lớn lên vậy vậy. Gom hết mọi thông tin về con và xem đó là con, đã hiểu con. Nhầm lẫn thông tin về đối tượng và đối tượng đó. Và mình chọn việc tin rằng thông tin về đối tượng là chính đối tượng đó nên lựa chọn sống theo cái mình muốn tin, chứ không chọn sống theo chứng kiến đối tượng.

Quay lại câu chuyện toà án để thấy nếu toà án phân quyết theo điều người khác tin, số đông tin tưởng thì xã hội sẽ loạn vô cùng. Sự thật càng lúc càng xa rời, càng mờ. Đến một lúc thật giả lẫn lộn, y chang cái mình đang cảm nhận về xã hội hiện tại. Và mình trong việc nhận biết một đối tượng, nhất là một người y chang như vậy. Theo thông tin mình có về đối tượng, những thông tin này còn được chọn lọc theo điều mình muốn tin như chồng thì thế này, con thì thế kia, ba mẹ ruột thế này, ba mẹ chồng thế kia. Mình không chứng kiến đối tượng, biết thông tin kia chỉ là thông tin về đối tượng. Việc có thông tin về đối tượng là đương nhiên nhưng thay vì để nó vào điều mình đang chứng kiến ở hiện tại thì nó là điều chứng kiến ở quá khứ, hay ở tương lai. Chỗ này càng viết càng thấy sáng. Làm mới cuộc sống bằng chứng kiến đúng nghĩa. Chứng kiến một đối tượng luôn mới thì cuộc sống luôn mới. Sắp xếp và dán nhãn các folder lại để không bị nhầm lẫn “đã biết rồi” về một đối tượng nào đó. Biết rồi nên mới có học lại. Học chứng kiến là học mới, chứng kiến đối tượng chứng kiến thì đâu có cũ để gọi là học rồi. Cảm thấy sáng và rõ ghê. Học chứng kiến bằng chứng kiến đối tượng chứng kiến chứ không phải chứng kiến những nhận thức đã có trong quá khứ về chứng kiến, không phải chứng kiến kiến thức đã được tiếp thu trước đó. Tất cả những thông tin thu thập được đều không phải chứng kiến đối tượng chứng kiến hiện tại. Vậy thì những thông tin thu thập trước đây, những nhận thức trước đây sẽ dùng như thế nào hay ko dùng? Quan toà đã chọn theo chứng kiến thì còn dùng niềm tin để kết luận thay tham khảo không? Chỗ này mình chưa rõ. Thấy tham khảo cũng được, biết mình tham khảo là được. Quan toà có thể tham khảo lý do vì sao ông kia tin như vậy để có thể tiếp tục điều tra, khoan kết luận. Mình có thể tham khảo để thấy cái nhận ra về kiến tanh của mình khác với cái nhận ra của người khác hay trong kinh Phật để khoan kết luận, tìm hiểu tiếp. Mình viết tới đây là thấy ham học ghê.

“Cuộc sống mình ổn rồi” là một cái điều mình muốn tin dựa trên thông tin đã có trước đây như công việc, thu nhập, gia đình, tài sản, các mối quan hệ, sự học hành,… Những thông tin về cuộc sống của mình thì cuộc sống của mình nên mới có kết luận “ổn rồi” khi nói về. Nên mới không có động lực làm gì hết. Sống theo cái mình tin quá nguy hiểm, quá loạn, quá loạn.

1 Lượt thích

Key word của việc phân loại nhận thức theo chứng kiến và không theo chứng kiến là gì?

  1. Nhận thức nào có dính tới cái tôi là không theo chứng kiến. Nghĩa là có nhận thức sai lầm về mình thật, nhận lầm cái thân này là mình nên mới có “cái này của tôi, cái kia của bạn, cảm xúc của tôi, suy nghĩ của tôi, đồ vật của tôi, …”. Vì sao nhận thức nào dính tới cái tôi là không theo chứng kiến? Chứng kiến là một tánh của mình thật không phụ thuộc vào cái tôi, cái ảo ảnh. Nếu nếu thông qua cái cảnh thì ko còn là chứng kiến.
  2. Nhận thức nào với ý đã biết về một đối tượng (vật, người, câu nói, ý nghĩ, cảm xúc một ai đó). Có thông tin về một người, một vật, một đối tượng nhưng lại cho rằng đã biết đối tượng đó. Nhìn thấy một người với các thông tin abc thì cho rằng đã biết họ với các thông tin đó

Mình thấy sự nhầm lẫn mình là cái thân thể, suy nghĩ, cảm xúc, cảm nhận, quan điểm, trải nghiệm, những điều đã biết đã trải qua, mong muốn, kỳ vọng đang chi phối mình dễ sợ. Mình không muốn lầm lạc vậy nữa. Mình mệt và cảm thấy cứ xoay vần trong tình yêu. Mệt thật sự.

Làm sao biết được là nhận thức nào có dính tới cái tôi hay không? Dấu hiệu của việc nhận thức có dính tới cái tôi là gì? Có tồn tại nhận thức không dính tới cái tôi không? Nếu có, thì đặc điểm của loại nhận thức ấy là gì? Dấu hiệu để biết nhận thức nào là không dính tới cái tôi?

Câu này bạn có thể viết lại cho rõ ràng, dễ hiểu hơn ko ạ?

Làm sao bạn biết bạn không muốn lầm lạc vậy nữa nhỉ?

Có phải 2 câu này là dấu hiệu cho thấy bạn ko muốn lầm lạc ở trên ko?

Nếu thế thì mình có 4 câu hỏi:

  1. Khi bạn ko còn cảm thấy mình đang xoay vần trong tình yêu, không còn thấy mệt nữa, thì là bạn đang không lầm lạc à?

  2. Có phải bạn đang mặc định rằng: việc bạn “xoay vần trong tình yêu, và mệt thật sự”, là do sự nhầm lẫn của bạn “mình là cái thân thể, suy nghĩ, cảm xúc…” chứ không phải là do bạn ko chịu nhìn trực tiếp vào vấn đề tình yêu, và các vấn đề khác, để giải quyết chúng?

  3. Có phải bạn đang có mặc định rằng, hiện tại mình không thể giải quyết được các vấn đề ấy, bởi vì mình đang bị lầm lạc, do vậy, phải giải quyết vấn đề lầm lạc trước?

  4. Có phải là bạn đang cho rằng, vấn đề lầm lạc đó của bạn tách rời khỏi vấn đề tình yêu và sự mệt mỏi trong cuộc sống?