uh, đúng rùi em, nghĩa là đó giờ khi mình chứng kiến một sự vật hiện tượng ở bên ngoài, mình cứ cho rằng có 1 người ngồi đây nhìn ra thế giới ngoài kia, nhưng mà mình nhìn kỹ lại xem, có phải mình ko hề thấy được cái người mà mình cho là đó ko, mình không hề thấy người nào, ngoài cái được mình thấy. Khi mình thấy cái ly, thì chỉ thấy cái ly chứ đâu có thấy người thấy đâu. Ở ngay cái ly là cái thấy cái ly. Cái ly là thuộc tính của cái thấy cái ly, mà cái thấy cái ly lại là thuộc tính của mình @@.
Tức nhiên là đối chiếu theo trí nhớ lời thầy nói thôi,
Và tức nhiên đối chiếu trực tiếp với thầy là tốt nhất để mình k bị lạc, hay là phát triển cái hiểu sai
Cái này e có cơ chế tự động, bình thường k nhớ nhưng khi nhận ra cái gì thường tự động nó hiện lên, còn đối chiếu trực tiếp thì e chưa.
“Cái ly là thuộc tính của cái thấy cái ly, mà cái thấy cái ly lại là thuộc tính của mình”
==> theo e thấy, cái ly là đối tượng của cái thấy cái ly, còn cái thấy cái ly là thuộc tính của mình.
Theo e, thuộc tính của cái ly nằm ngay trên cái ly, thuộc tính thấy nằm trên mình.
Chị thấy thế nào? E nghỉ chị nên hỏi lại thầy về cái hiểu này , vì cái hiểu này có thể là nền tản cho cái hiểu sau này. Có thể em chưa đủ trình để hiểu cái c nói á.
Chị còn nhớ những ví dụ hôm bổ túc đàn cò, chúa jesu, thầy đi ra ga rồi đi vào, Đăng, con rắn k? Chị có thấy chúng đều giống nhau k? Và giống Anna, bà già. Và ứng ra cuộc sống cũng giống lun không. Tức là ngoài cuộc sống này mình đang sống trong tưởng tượng của mình, nhưng mình cho nó là thật, là có , cái ly, cái chén, thầy Quý, Đăng, cái xe, nền kinh tế, con mèo, chó, cái quạt, tiền…. Nhưng tất cả đều là sản phẩm của sự tưởng tượng của mình thôi.
Theo em thì, kết luận “nó là sản phẩm của sự tưởng tượng của mình”, và kết luận “nó là trong mình phát ra”, 2 kết luận này về nội dung là giống hay khác nhau? nó sẽ dẫn đến thái độ của mình đối với thế giới quan của mình, giống hay khác nhau?
Thêm 1 câu kết luận nữa: nó là cái thấy của mình.
Tức là có 3 kết luận sẽ được rút ra từ những ví dụ em liệt kê:
Như em kết luận: tất cả đều là sản phẩm của sự tưởng tượng của mình thôi.
Kết luận mới: tất cả đều là trong mình phát ra thôi.
Kết luận mới: Tất cả đều là cái thấy của mình thôi.
Thì, theo em thấy 3 kết luận này nó giống hay khác nhau về mặt nội dung, giống hay khác nhau về mặt ý nghĩa đối với em?
Nhìn vào video e thấy, hình ảnh là nhận thức từ chứng kiến đối tượng đó, còn bà già là nhận thức do mình tưởng ra, chứ không phải nhận thức từ chính đối tượng đó. Vậy sẽ có 2 đối tượng, 1 là chính nó, 2 là do mình tưởng ra, thì đời sống thường ngày mình sẽ dùng cái này để giao tiếp với nhau, sống như đời sống bình thường thì cái thế giới đó là do tưởng của mình tạo ra, nếu gọi tưởng đó là trong mình thì có thể hiểu là từ trong mình phát ra. Còn đối tượng là chính nó trước khi tưởng đó xuất hiện mà mình nhận thức là hình ảnh là từ đâu ra e không biết.
Theo em, tất cả đều là đối tượng của cái thấy chứ không phải là tất cả đều là cái thấy của mình.
Theo em cảm nhận nha, chị đang gộp đối tượng và cái thấy là 1. Theo e hiểu, Đúng là Không thể thấy cái thấy, chỉ thấy đối tượng mà k thể tách ra làm 2 đối tượng để quan sát nhưng nó không gộp lại được.
Hay cái thấy không thể là đối tượng của chính nó. Mà chỉ biết là có nó thôi, vì có nó nên mới biết đối tượng đó
Tức là 2 câu:
Tất cả đều là đối tượng của cái thấy và Tất cả đều là cái thấy là khác nhau
Vì tất cả đều là cái thấy thì nó là đối tượng của nó rồi, điều này là không thể.
Uh, cái ly là thuộc tính của cái thấy cái ly, nó ko rời khởi cái thấy cái ly mà có được.
Nói rõ hơn:
Chính cái ly là phần nhìn thấy được của cái thấy cái ly.
Không có cái thấy cái ly tách rời ra khỏi cái ly.
Cái thấy A + cái ly = Cái thấy cái ly.
Cái thấy B + cái máy tính = Cái thấy cái máy tính.
Và có rất nhiều cái thấy, mỗi cái thấy chính là mỗi đối tượng mình đang nhìn thấy trong thế giới trước mặt mình.
Không có 1 cái thấy 1 đối tượng không không, rời khỏi cái bị thấy.
Nhưng, thường thì mình lại bảo rằng, có 1 cái thấy chung (chính là mình), sau đó, từng đối tượng vào thì đối tượng ấy được thấy, hoặc mình đi đến chỗ vật đó, mở mắt ra thì nhìn thấy đối tượng đó → thì cái này ko đúng.
Còn bảo rằng, cái thấy là thuộc tính của mình → thì đúng, chị ko phản bác cái này. Mình chỉ hiểu nhầm rằng, cái ly là đối tượng độc lập với mình, là sai, là ảo giác. Mà cái ly nó chính là cái thấy cái ly. Và cái thấy cái ly này là sinh diệt, và là các chuỗi thấy liên tục nối tiếp nhau, chứ ko phải là 1 cái thấy chung.
Rồi bên dưới các cái thấy liên tục này, mới là cái thấy thuộc tính của mình. (Chỗ này là chỗ chị chưa rõ).
Cái điểm này là khi mình tập trung liên tục nhìn, mình sẽ thấy là cái ý niệm cho rằng có 1 cái thấy cái ly nằm riêng ra khỏi cái ly, nó chỉ là ảo giác do mình sinh ra. Thật ra, nơi nào có hình ảnh thì đã chính là cái thấy của mình nằm ở đấy.
Hoặc, cái này dễ thấy hơn nè, với 1 âm thanh, mình hãy nghe 1 âm thanh liên tục, mình sẽ thấy, ở ngay chỗ âm thanh đang phát ra, chính là cái nghe âm thanh đó. Chứ ko phải là âm thanh là riêng, rồi cái nghe âm thanh là nằm ở lỗ tai là riêng.
À, hoặc có 1 ví dụ này dễ hiểu hơn nữa. Khi chân mình bị đau, thì cái biết đau chân đó nằm ở đâu?
Có phải là, mình sẽ trả lời, não là cái biết đau, còn cái đau nằm ở chân? Có thật là như thế ko? Hay là cái biết đau chân đó thật ra nằm ngay ở chỗ đau chân. Không có cái biết đau, tách rời khỏi cái đau.
Vậy nó tách ra khi nào? Khi mình kết luận, tôi đang biết là tôi đau chân. (Chỗ này chị chưa rõ nha, chỉ ghi lại vậy thôi).
Đúng là dùng từ thuộc tính dễ gây hiểu lầm, ko đúng.
Nói cái ly là nội dung của cái thấy cái ly thì mới đúng.
Ví dụ: bây giờ mình nhìn vào cái lá cây đi, thì cái thực thấy trong toàn bộ video nhìn thấy của mình, là cái lá cây, ngay chỗ cái lá cây thì đã là cái thấy cái lá cây rồi. Tới đó là được rồi, còn mình lại đẻ thêm là có 1 cái thấy cái lá cây, ko dính dấp gì với cái lá cây, khi này, mình nhìn kỹ lại cái hành vi thấy lá cây đó của mình xem, mình có thấy được người thấy hay ko? hay người thấy là 1 khái niệm được mình sinh ra, dựa trên ảo giác là có 1 cái thấy tách biệt với cái lá cây.