Hình ảnh bà già có phải là đối tượng của chứng kiến không?

Theo e, Tức nhiên mâu thuẫn sẽ xuất hiện trên nội bộ của chính lời nói của họ, dự trên những gì họ nói để trao đổi, đặt câu hỏi.

Ok em.

Chị đồng ý với em, là mình ko phải trả lời cho người khác, mà là đang trả lời cho chính mình.

Theo em sẵn sàng đón nhận là gì nhỉ? Câu nào của em, chị cũng trả lời đầy đủ, đó có phải là đón nhận chưa? Hay còn thiếu yếu tố gì, em nói cho chị biết nhé.

Ok em.

Chị chốt vậy thì cũng ko đồng nghĩa với chị đã chốt video chị thấy là hoàn chỉnh đầy đủ đúng rồi đâu, còn phải khai thác thêm chứ :yum: :yum: :yum:

Ok em.

Nhắc lại thì chị vẫn thắc mắc là tại sao tới giờ này Em vẫn chưa trả lời là Em có nhìn vào video của em để đặt câu hỏi cho chị hay ko nhỉ?

Khi chị đã xác nhận, khẳng định, kết luận là e không nhìn vào video kèm bằng chứng thì chị cần gì câu trả lời của e nữa, thế e trả lời chị làm gì?

Câu của chị:
“Thì mâu thuẫn sẽ xuất hiện trên nội bộ của chính lời nói, câu chữ của họ, hay em lấy cái lý của mình ra, áp cho người khác phải làm cho em thấy hợp lý? Cái này có khác gì cãi lộn đâu nhỉ?”
===> khi chị xác nhận điều này thì e sẽ đặt câu hỏi trên điều chị nói hay là trên video của em là hợp lý, có phải chị nói sao thì e phải dự trên lời chị nói để hỏi không? Nếu em đặt câu hỏi trên video của e thì có phải e áp đặt chị phải theo cái video của e không?
Tức nhiên khi đặt câu hỏi thì nó phải dựa trên điều em thấy mâu thuẫn nơi câu nói của chị rồi, và cũng dựa và trình độ hiểu biết của e nữa. Nếu chị thấy trình e chưa đủ để hiểu đc điều chị nói, hoặc đặc câu hỏi thì thôi. Chị đi xác nhận với Thầy và Đăng. Nhưng chị đồng ý với em đến nay chị đã hỏi chưa?

Chị có để ý là các đoạn chị em mình nói chuyện chị đều không có yêu cầu e nhìn vào video không? Mà chỉ từ sau kết luận này của chị:
“Thực ra thì cái biết mà là thuộc tính của em thì nó có đặc tính là nó chẳng biết gì cả, nhưng ko có cái gì mà nó ko biết.
Còn cái biết mà giúp em biết được cái ly, thì nó chính là cái ly luôn á.”
Chị mới bắt đầu yêu cầu e nhìn vào video chị mới trả lời không?
Tại sao vậy?
Tại sao không trả lời 1 cách vô tư như các đoạn trên. Khi chị đã xác nhận là trả lời cho mình, thì câu nào cũng trả lời được hết á pk? Trả lời cho mình rõ chứ có phải cho người ta đâu. Sao k cứ vô tư trả lời đi, biết đâu mình sẽ có cái gì đó mới….

Câu hỏi của e:
“giờ chị có biết cái ly nhà e không? Nếu không biết, vậy cái biết đang ở đâu? Và có phải nếu chị không biết thì cái ly nhà e nó không có pk? Rồi khi chị qua nhà e chị thấy cái ly, lúc này theo chị cái biết chính là cái ly nhà e phải không? Nếu vậy, tại sao khi chị đến cái biết nó mới nằm trên cái ly mà không phải là trước khi chị đến nhà em?”

Theo em, sẵn sàng đón nhận là không có bất kỳ đòi hỏi nào đối với người hỏi, không đòi hỏi người hỏi phải hiểu câu trả lời của mình, không đòi hỏi trình độ của người hỏi. Tức là có câu hỏi thì cứ trả lời thôi, để xem coi video của mình có gì mâu thuẫn hay k để mình xem xét lại thôi. Thậm chí là không thấy đó là câu hỏi của ngta, chỉ thấy câu hỏi đó là của mình thôi.
Câu hỏi của e nè:
“giờ chị có biết cái ly nhà e không? Nếu không biết, vậy cái biết đang ở đâu? Và có phải nếu chị không biết thì cái ly nhà e nó không có pk? Rồi khi chị qua nhà e chị thấy cái ly, lúc này theo chị cái biết chính là cái ly nhà e phải không? Nếu vậy, tại sao khi chị đến cái biết nó mới nằm trên cái ly mà không phải là trước khi chị đến nhà em?”

1 Lượt thích

Ok em. Chị đồng ý nha.

Cảm ơn e đã hỏi lại, giờ chị trả lời nha.

Giờ chị ko biết cái ly nhà em.

→ Trả lời: Nếu không biết, vậy cái biết đang ở đâu?

Không lúc nào chị ko biết, nên tình huống em đặt ra nếu chị không biết là ko có xảy ra.
Còn nếu câu hỏi của em viết rõ ra là: Nếu chị ko biết cái ly thì cái ly nhà em nó ko có phải ko? Thì câu trả lời là:

  • Nó ko có ở trong chị.
  • Còn sự thật nó có hay không thì chị ko biết.

Không, cái biết không phải là chính cái ly nhà em.
Mà cái biết cái ly mới chính là cái ly. Cái biết cái ly, chính là Sự nhìn thấy cái ly. Sự nhìn thấy cái ly và cái ly ko phải là 2.

Khi chị đến nhà em thì cái biết cái ly mới hiện lên, chứ không phải cái biết của chị chạy tới nằm trên cái ly của nhà em.

Còn nếu em hỏi là: tại sao khi chị đến cái biết cái ly nó mới nằm trên cái ly mà không phải là trước khi chị đến nhà em? Thì câu trả lời là:

  • Vì cái biết cái ly ko tách rời khỏi cái ly.

Để chúng ta cùng nhìn vào video mà nói chuyện á.

Không nha.

Không em. Nếu em nhìn vào video (là trải nghiệm nhìn vào cái ly của em) thì nó sẽ trùng với video của chị, giống như 2 chúng ta cùng nhìn vào 1 bộ phim và bàn luận, chứ không phải là em đang áp đặt chị phải theo video của em.

Dĩ nhiên là nó sẽ có khác biệt, vì em sẽ nhìn vào video của em, còn chị sẽ nhìn vào video chị; và vì chúng ta có vô vàn video khác nhau, nên chị mới phải xác định xem chúng ta có đang cùng nhìn vào 1 video hay ko á. Ví dụ, như chị nói về tình yêu, thì em hỏi về tình yêu chứ ko nhầm sang ghen tuông chẳng hạn.

Việc em nhìn vào video của em mà đặt câu hỏi cho chị, là điều mà chị đang mong muốn. Vì sao?
Nhìn vào video, nó khác với dùng hệ thống tư duy logic.
Ví dụ, logic của em có thể ok, hợp lý, nhưng nếu nó ko xuất phát từ video, thì sẽ ko có chạm được vào người khác.

Ko có nha, nếu đã làm em hiểu lầm, chị xin lỗi nhé.

À, chị vẫn còn rén lắm :melting_face: :melting_face: :melting_face:

Vì chị đang có mặc định là bài này đang nói về chứng kiến, nhìn vào video là mặc định để trả lời, mà ai dè 1 hồi e nhảy qua sự hiểu biết, thành ra chị mới phải yêu cầu lại á.

hihihi, ok em.

Không biết mọi người đã có câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi này chưa? Mình thì chưa, mình bắt đầu suy nghĩ là:

Hình ảnh thì là đối tượng của chứng kiến rồi,
Nhưng bà già thì là kết quả của nhận thức, đó là một kết luận.
Rồi khi hỏi mình có chứng kiến thấy hình ảnh bà già ko? => Đoạn này mình trả lời sao?

  • Nếu trả lời là ko có chứng kiến thấy hình ảnh bà già thì lại ko được.
  • Mà trả lời là có chứng kiến thấy hình ảnh bà già thì được, nhưng lại cũng thấy mâu thuẫn.

Nếu ai chưa giải quyết được bài toán này thì chưa được gọi là Hiểu về Chứng kiến. Nhưng vì ít ai quan tâm đến Chứng kiến nên gần như chẳng cần phải giải bài toán này.

1 Lượt thích

Em xin trả lời

  1. Hình ảnh bà già là đối tượng của chứng kiến.
    Đây không phải kết quả của sự chứng kiến bằng giác quan mắt. Mà đã qua các lớp xử lý.

(đây là kết quả của sự chứng kiến bằng ý):

  • Lớp 1: Mắt + vật thể > phóng chiếu ra 1 hình ảnh
  • Lớp 2: hình ảnh đó có tập hợp giống như hình 1 bà già
  • Lớp 3: dùng quy ước tên gọi “bà già” - gọi tên hình ảnh này là “bà già”. > não gọi tên hình ảnh đó là “bà già” - đã qua bước xử lý của tâm thức. > Hình ảnh bà già lại là đối tượng chứng kiến của ý. “Hình ảnh bà già” ở bên trong mình, được Ý mình “chứng kiến”.
  1. Mâu thuẫn là do trước mình bị vướng ở chỗ: “kết quả của quá trình chứng kiến thì mình cho đó là sự thật”.
  • Khi nhận ra kết quả đó chỉ có được khi khế hợp 2 thành tố: (1) có giác quan của mình + (2) đối tượng chứng kiến thì mới sinh khởi. Và kết quả đó sinh khởi đó vẫn trong thế giới quan của mình, phụ thuộc vào giác quan của mình (thấy được/không thấy được/thấy ra màu nào…; ngửi được/không ngửi được, cảm giác được trên thân/mất cảm giác trên thân,…)
  • Kết quả của quá trình chứng kiến này thay đổi tùy vào function của các giác quan của mình, và nó nằm ở bên trong mình >> không phải là sự thật khách quan (bên ngoài mình)

Do vậy, dù kết quả của sự chứng kiến của mình ở giai đoạn Mắt hay Ý thì cũng không phải sự thật. Chỉ là càng gần với sự thật hơn thôi. Như kết quả ở lớp 1 gần với sự thật hơn lớp 2, … và gần với sự thật hơn dự đoán và ảo tưởng.

Tới đây hỏi tiếp: “hình ảnh bà già” là kết quả của quá trình chứng kiến, hay dự đoán hay ảo tưởng?

“Hình ảnh bà già” là một ảo tưởng khi mình giữ nhận thức sai lầm: những gì mình chứng kiến là sự thật khách quan (trong khi những điều đó là sự phóng chiếu thế giới khách quan vào trong mình qua các lăng kính giác quan, có tính chủ quan, nằm trong thế giới quan của mình - không phải thế giới thật bên ngoài).