HOÀNG XUÂN THẢO - Những bài tập mở rộng sau buổi bổ túc thiền chứng kiến 25.2.2024

BÀI TẬP 3: Khi post bài trên facebook, như thế nào là sống trong chứng kiến, như thế nào là không sống trong chứng kiến?

  • Sống trong chứng kiến: Thực hiện bài tập được giao từng bước một, tập trung và chính xác.

  • Không sống trong chứng kiến: Thực hiện bài tập được giao trong sự mơ hồ, lo lắng, cảm xúc. Ví dụ lo không biết có đúng ý thầy không, sợ không biết thầy có đánh giá mình không đủ chuẩn đi học tiếp hay không, hay bất kì một cảm xúc nào khác.

BÀI TẬP 4: Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi mở rộng vấn đề.

  1. Chứng kiến là gì?
  2. Sống trong chứng kiến là như thế nào?
  3. Tại sao phải sống trong chứng kiến? Tại sao phải học chứng kiến?
  4. Khi nhận thức đúng về chứng kiến thì khác gì với hiện tại?
  5. Làm thế nào để tỉnh táo và trí tuệ để có kết luận chính xác nhất?
  6. Làm thế nào để bước ra và giữ mình ở ngoài căn phòng kín cửa mang tên kết luận?
  7. Tại sao khi cất lời cảm thán chia sẻ, khi cảm xúc nổi lên thì không còn chứng kiến nữa? Suy nghĩ trên có đúng không?
  8. Nếu thuộc tính bản chất của sự sống là chứng kiến, lúc nào cũng chứng kiến, vậy học chứng kiến để làm gì? Học chứng kiến nghĩa là học cái gì?
  9. Chứng kiến liên quan gì đến khai mở trí tuệ?
  10. Chứng kiến liên quan gì đến bình an và hạnh phúc?

BÀI TẬP 5: Thế nào mới đúng?

  1. Tới thời điểm này, mình nghĩ chứng kiến là sự hiện diện mãnh liệt và mạnh mẽ của bản thân tại thời điểm không gian này. Là căn cứ cho mình biết là mình đã ở đó, căn cứ vững chắc để mình đưa ra những kết luận. à Điều này cho mình thêm niềm tin vào bản thân. Tự nhiên mình khựng lại nhìn nhận kĩ xem cái nào mình thực sự chứng kiến, cái nào mình chỉ nghe và tin người khác. Bình thường trong cuộc sống mình hay tin vào người khác, chuyên gia, thầy giáo, cha mẹ… mà xem nhẹ những gì mình chứng kiến. Tới đây, tự nhiên thấy mình mạnh mẽ và vững vàng hơn.

  2. Chọn cho mình tâm thế đúng: Mình đưa ra kết luận đúng nhất nhưng không khoá mình trong kết luận đó. Vì chưa chắc kết luận đó đúng. Chỉ là đúng nhất tại thời điểm không gian góc nhìn đó mà thôi. -àĐiều này cho mình sự mở lòng, và liên tục tìm hiểu không dừng lại không bảo thủ.

  3. Mình vẫn tiếp tục quan sát bằng 6 giác quan tai mắt mũi lưỡi thân tâm ý, mài cho những giác quan của mình sáng trong hơn, tinh tường hơn. Đồng thời tỉnh táo để sắp xếp đúng thư mục nào chứng kiến – dự đoán – tưởng tượng. Vì với mình công cụ này sẽ giúp mình tường minh sáng suốt hơn khi đưa ra kết luận.

Vì sao chứng kiến là sự hiện diện của bản thân vậy chị?

BÀI TẬP 3: Khi post bài trên facebook, như thế nào là sống trong chứng kiến, như thế nào là không sống trong chứng kiến?

  • Sống trong chứng kiến: Thực hiện bài tập được giao từng bước một, tập trung và chính xác.
  • Không sống trong chứng kiến: Thực hiện bài tập được giao trong sự mơ hồ, lo lắng, cảm xúc. Ví dụ lo không biết có đúng ý thầy không, sợ không biết thầy có đánh giá mình không đủ chuẩn đi học tiếp hay không, hay bất kì một cảm xúc nào khác.

=> Vậy khi mình nổi lên bất kì 1 cảm xúc nào trong khi làm nhiệm vụ thì nghĩa là mình không sống trong chứng kiến hả bạn?

T chia sẻ rõ hơn về điều này được khum?