[Minh Châu] Bài cảm nhận sau buổi Thiền Chứng kiến 11/11/2023 (Phần 1)

Trời ơi, học Thiền chứng kiến mà có cảm giác giống như Đột phá luôn mấy cha ơi, hahaha, hí hí hí, đang sướng chút nên để nhảy lên tự sướng xíu đã. Mình không ngờ, không nghĩ, không hề tưởng tượng rằng sẽ có một cảm giác đột phá như vầy, hay là một cái gì đó mà như kiểu hơi đổi đời luôn vậy á, cho nên mình đang bất ngờ với sự kiện này ghê.

Lúc đầu mình chỉ thấy ra một số chứng kiến về nhận thức bên trong mình thôi hà, mình lên làm bài tập liệt kê điều mình chứng kiến và không chứng kiến. Mình ấn tượng với cụm từ: ‘‘Mình chứng kiến…’’ Nó giống như một lần nhắc nhở mình rằng: Ê, mình chứng kiến cái gì, còn cái gì là mình không chứng kiến vậy hả?

Từ chỗ này mình cứ viết tiếp viết tiếp những điều mình chứng kiến về nội tâm của mình, nhận thức, suy nghĩ, cảm giác v.v… Thậm chí mình viết luôn rằng mình đang chứng kiến thấy có một sự thắc mắc, câu hỏi, cảm giác hoang mang, cái gì có hiện lên và mình chứng kiến thấy thì mình viết xuống một cách bình thường, chứ không còn cảm giác phân vân theo kiểu: Đây là suy nghĩ, hay cái tôi, hay lời thật lòng, có động cơ khoe mẽ gì không. Hồi trước mình có những sự gạn lọc này nên mình cứ hay khựng lại, càng về sau càng có thêm áp lực vì sợ rằng đó là cái tôi mà mình ko hay, hoặc mình có động cơ mà mình ko biết, mình đang muốn đi show hàng, diễn trò thôi. Cho nên mình đóng bớt lại lòng mình luôn, mình cho rằng khi nào thấy an toàn, yên ổn, chắc chắn ko phải kiểu show hàng khoe khoang thì hả viết.

Tự nhiên học xong buổi chứng kiến, khi mình bắt đầu bằng cụm từ: ‘‘Mình chứng kiến abcd…’’ thì cảm giác cần gạn lọc lúc trước của mình như tạm biến mất, ủa mình lọc làm gì, mình chứng kiến cái gì thì nói cái đó, ko chứng kiến thì cũng viết vô mục ko chứng kiến được mà. Tự nói với lòng mình, tự viết ra cho mình xem, thậm chí là tự phân biệt điều mình chứng kiến với không chứng kiến cho chính mình biết, chứ không phải đi làm bài tập phân biệt gửi cho thầy đọc rồi thôi đâu.

Mình phát hiện ra vấn đề rất KINH THIÊN ĐỘNG ĐỊA khiến mình nổi điên như sắp chết tới nơi á, chính là cái chỗ mình nhầm lẫn những thông tin đã qua bước xử lý rồi mà tưởng rằng mình chứng kiến. Đặc biệt là những thông tin VỀ BẢN THÂN MÌNH, về thế giới nội tâm bên trong mình. Nhầm cái này mới chết chứ nhầm chuyện của thiên hạ thì cũng không tới nỗi nào.

Khi mình hướng vào chứng kiến nội tâm, mình tá hỏa phát hiện ra: Chết cha, điều mình chứng kiến là gì, điều mình không chứng kiến là gì vậy? Mình chứng kiến có một nổi buồn vừa xuất hiện - Chứ mình không hề chứng kiến mình buồn. Cũng như mình chứng kiến có một dòng suy nghĩ, nhận thức về việc làm hại bản thân nổi lên - Chứ mình không chứng kiến mình đang muốn có hành động làm hại bản thân. Mình chứng kiến có một nhận thức sai lầm nào đó ở bên trong mà mình chưa biết - Chứ mình không hề chứng kiến rằng mình là nhận thức sai lầm, MÌNH SAI LẦM.

Trời đất ơi! Kinh khủng! Mình không chứng kiến mình sai, mình buồn, mình nổi điên, mình tức giận, mình xấu xa tệ hại… tất cả những điều này xưa nay mình cho rằng mình chứng kiến, rõ ràng vậy mà, mình thấy vậy mà, thì bây giờ khi nhìn kỹ thật kỹ mình mới phát hiện: Không phải, tụi nó cũng đã qua 1 lớp xử lý rồi. Đó không phải là điều mà mình chứng kiến.

Mình chứng kiến có một cảm xúc buồn nổi lên, một sự tức giận, những dòng suy nghĩ, cảm giác mệt, cảm giác đau… Điều mình chứng kiến, thông tin thô chỉ tới đây thôi nè. Còn khi mình có nhận thức rằng: Mình buồn, mình giận, mình đang suy nghĩ, mình mệt, mình đau → gắn mình vào những cái này là đã qua một lớp xử lý thông tin rồi, chứ không còn là chứng kiến ban đầu nữa. Rồi nếu như mình tiếp tục có những suy nghĩ/nhận định rằng: Mình buồn là không tốt, mình giận như vậy là sai, mình mệt tức là mình bệnh… → thì lại chồng thêm một lớp xử lý nữa.

Lúc trước mình sẽ có 2 thái cực, hoặc là gắn mình vào như vầy và đánh giá, trách móc, thậm chí trừng phạt bản thân mình luôn, vừa sửa sai vừa trừng phạt nhưng dùng thời gian công sức để trừng phạt thì nhiều nên việc sửa sai cũng chẳng còn bao nhiêu sức lực. Còn nếu như mình tách ra mình không phải là tụi nó, thì mình sẽ thấy ủa vậy mình đâu có vấn đề gì đâu, tụi nó có vấn đề thì kệ tụi nó, mắc mớ gì tới mình mà phải sửa. Nhưng bây giờ nhìn lại mình mới thấy, việc gắn mình vào tụi nó để đánh giá bản thân thì chẳng phân biệt được điều mình chứng kiến là gì, tức là mình nhầm lẫn, hậu quả của sự nhầm lẫn này là dễ dẫn đến các hành động tiêu cực. Còn nếu như tách mình ra để rồi mặc kệ theo bản năng thì… mình chơi cái game cuộc đời này cũng không vui, ý mình muốn sẽ không đạt được, chơi phế vậy thì chơi đâu có đã. Hồi trước mình cứ ăn rồi thắc mắc, ủa vậy giờ sao ta, bây giờ có nên quan sát khám phá bản thân tiếp không, lỡ khám phá bản thân xong rồi mình không còn muốn làm gì nữa thì sao á. Mình vừa chứng kiến thấy câu trên là ảo tưởng, mình vừa chứng kiến thấy mình có một sự đánh giá câu ở trên là ảo tưởng, hihiii.

Điều mà mình cảm thấy vô cùng ý nghĩa khi học khóa chứng kiến lần này, đó là việc mình bắt đầu có ý thức ĐI LÙI. Mình lùi lại xem thử, nhận thức đó là mình chứng kiến, hay nó là nhận thức đã qua xử lý rồi, nếu nó đã qua xử lý thì mình chứng kiến phần thô là cái gì cơ? Khi mình lùi lại nhìn ‘‘phần thô’’ mà mình chứng kiến, mình lại tiếp tục tự hỏi, đó có phải là phần thô thật sự mà mình chứng kiến chưa, hay nó lại là một lớp nhận thức. À chỗ này mình đang thấy, **mình chứng kiến nhận thức của mình là cụm từ mà mình rất hay dùng khi làm bài tập liệt kê. Vậy thật ra điều mình chứng kiến là nhận thức của mình, còn nội dung của nhận thức thì có thể là điều mình không chứng kiến. Ví dụ: Mình chứng kiến mình có nhận thức rằng: ‘‘Mình là cơ thể này’’. Vậy thì điều mình chứng kiến là cái nhận thức, còn nội dung ‘‘mình là cơ thể này’’ là điều mà mình không hề chứng kiến. Điều mình không chứng kiến thì không chắc chắn đúng, nên hiển nhiên là mình phải đi tìm hiểu sự thật (nếu mình muốn) rồi.

Khi làm bài tập liệt kê, mình phát hiện ra mình đi lùi tới cái chỗ hoang mang thắc mắc: Mình là ai, mình là cái gì, mình chứng kiến các quá trình chứng kiến khác, mình chứng kiến luôn quá trình đi lùi này, vậy thì mình ở đâu mà có thể chứng kiến được hết mọi thứ như vậy? 2 chữ CHỨNG KIẾN sau buổi học này cứ quẩn quanh trong đầu mình suốt, nó giống như chuông báo thức cứ kêu réo ong ong in ỏi cả ngày. Mình chứng kiến cái gì, đâu là điều mình chứng kiến, mình có chứng kiến cái đó không, mình chứng kiến nhận thức của mình hay chứng kiến sự thật bên ngoài… Bình thường mình hay có cơ chế tự động chạy xẹt xẹt, bây giờ như gặp phải cái chuông. Cảm giác như kiểu nếu mình đi đúng thì không sao, còn lúc đi sai là đụng trúng cái chuông, nó sẽ réo: Ê, mình đang chứng kiến gì vậy?

Viết đến đây thì mình chứng kiến một dòng suy nghĩ nổi lên: ‘‘Mình có một nỗi sợ rằng nếu ở trong những chỗ chứng kiến này, mình không hổ báo nữa thì người khác ăn hiếp mình rồi sao?’’ Mình chứng kiến thấy sau dòng suy nghĩ này lại có một suy nghĩ khác: ‘‘Ở trong chỗ chứng kiến thì làm gì thấy người khác ăn hiếp mình, làm gì có vụ sợ này?’’ Mình chứng kiến bên trong mình đang có sự mâu thuẫn, như có hai đứa muốn cãi nhau. Mình chứng kiến có một đứa thứ ba nhìn thấy rõ sự mâu thuẫn này, và biết cái nào là đúng, chỉ là nó không biết làm sao cho đứa sai chịu phục tùng đứa đúng. Mình chứng kiến thấy có một đứa đang chứng kiến được đứa thứ ba này luôn. À rồi chỗ này mình như chợt thấy ra, mỗi khi mình nói rằng: ‘‘Mình chứng kiến…’’ thì điều này như bị lùi xuống một lớp. Tức là việc mình chứng kiến đó là trực tiếp luôn luôn như thế, chứ không phải là có một ai khác đang chứng kiến thấy mình chứng kiến như vầy. Trời đất ơi, cảm giác như đang chơi vơi ngoài biển khơi giữa muôn trùng lớp sóng vậy mấy cha ơi, cảm giác lớp sóng sau cứ xô đập vào lớp sóng trước. Mình không phải là một lớp sóng nào hết, mình chứng kiến mọi thứ nhưng mình lại không thể nói rằng mình chứng kiến mọi thứ. Vì hễ mình nói ‘‘mình chứng kiến’’ thì lúc đó cái vừa nói ra không phải là mình nữa rồi, không còn là hoạt động trực tiếp chứng kiến của mình nữa rồi.

Có một điều vô cùng ý nghĩa với mình nữa sau buổi học hôm qua, đó là mình có cảm giác như giảm bớt rất nhiều gánh nặng, có một đống ‘‘đá tảng’’ ở trong lòng như được quăng bỏ xuống bớt, nặng thì vẫn nặng nhưng thở được rồi, bớt nhiều lắm rồi, hihi. Điều này nhờ vào việc mình vô tình ý thức việc sử dụng công cụ chứng kiến vào thế giới nội tâm. Mình phát hiện ra chỉ cần chứng kiến nội tâm thôi thì sẽ thấy các đối tượng đó, thấy tụi nó có vấn đề. Còn nhảy qua thêm một bước xử lý thông tin về nội tâm nữa, thì vấn đề sẽ tăng lên gấp mấy lần, giống như Ngộ Không bị đè dưới núi luôn á, ra không nổi luôn. Mấu chốt nằm ở chỗ mình xử lý thông tin về nội tâm rồi mà nhầm lẫn rằng đó là điều mình chứng kiến. Ví dụ như:

  • Điều mình chứng kiến là: Có một nỗi buồn vừa xuất hiện.
  • Điều đã qua xử lý là: Nỗi buồn này ở trong lòng mình → Nỗi buồn này của mình → Mình đang buồn → mình buồn vì lý do mình có đòi hỏi người khác theo ý mình mà ko được → mình có đòi hỏi là mình sai → mình biết mình đang sai về lý nhưng mình ko biết làm sao để thoát ra → mình bực bội, tức giận chính mình vì đã thấy mình sai mà còn ko chịu bỏ.

Thì cái đống ‘‘đá tảng’’ mà mình phát hiện ra và bỏ xuống đó là những điều đã qua xử lý á. Chứ còn điều mình chứng kiến thì nó đơn giản chỉ có một nỗi buồn thôi hà. Việc mình luôn làm cái bước gán ghép mình vào các đối tượng khác chính là nguyên nhân lớn nhất khiến mình cảm thấy kinh thiên động địa, mệt mỏi, áp lực, bi kịch dã man. Khi mình dừng lại, ngắt ngang quá trình xử lý này, mình phân biệt điều mình chứng kiến về nội tâm và bản thân là gì, còn đâu là chỗ mình qua bước xử lý, thì cảm giác áp lực được giảm nhẹ nhiều lắm, đúng kiểu quăng hết cả đống đá trong lòng ra luôn.

Lúc đầu khi mình nhầm lẫn thì thấy có quá nhiều thứ cần giải quyết, vừa giải quyết các lỗi sai trong suy nghĩ, cảm xúc, hành vi… vừa phải giải quyết chính bản thân mình, nhận thức của mình, vì sao mình biết sai rồi mà cứ còn giữ nó hoài vậy. Thật ra khi thấy mình sai thì cơ chế tự động lại là đánh giá, phán xét trước, chứ không thể tập trung xử lý mấy cái kia được. Cho nên khi mình phân biệt rõ điều mình chứng kiến là những cảm xúc, cảm giác, nhận thức, suy nghĩ, hành vi… có vấn đề, mà không nhảy qua bước xử lý gán ghép mình với nó, thì mình chỉ cần tập trung tháo gỡ tụi nó thôi, mình không phải xử lý bản thân mình chi nữa hết, điều này khiến mình đỡ mệt mỏi gánh nặng. Hihii.

2 Lượt thích

Bạn viết: "Lúc trước mình sẽ có 2 thái cực, hoặc là gắn mình vào như vầy và đánh giá, trách móc, thậm chí trừng phạt bản thân mình luôn, vừa sửa sai vừa trừng phạt nhưng dùng thời gian công sức để trừng phạt thì nhiều nên việc sửa sai cũng chẳng còn bao nhiêu sức lực. "

  1. Việc trừng phạt mình để làm gì?
  2. Khi chứng kiến là mình đang tự trừng phạt mình thì mình có dừng lại được không?
  3. Quá trình thay đổi từ trừng phạt sang sửa sai diễn ra thế nào?
  1. Lúc đó mình cho rằng trừng phạt để nhớ mà ko tái phạm nữa, còn bây giờ mình thấy trừng phạt là điều vô nghĩa, ko có lợi ích gì.

  2. Khi chứng kiến mình đang trừng phạt mình thì ko có liên quan gì đến việc dừng lại hay tiếp tục trừng phạt. Lúc đó muốn dừng thì dừng, muốn phạt tiếp thì phạt thôi á.

  3. Quá trình thay đổi từ trừng phạt sang sửa sai đó là: Mình phát hiện ra việc trừng phạt ko giúp mình nhớ lâu, sợ sai để sau này ko tái phạm, mà nó chỉ là một cách giúp mình giảm bớt cảm giác làm sai thôi. Sau khi trừng phạt xong thì mệt, lăn ra ngủ, bữa sau dậy coi như xí xóa hết cho bản thân, khỏi cần sửa. Từ chỗ nhận ra này mình mới thấy: ồ, vậy là việc trừng phạt ko có tác dụng tốt như xưa giờ mình nghĩ. Thế là mình buông bỏ nó xuống, ko trừng phạt nữa, có làm sai thì mình tập trung sửa sai thôi.