Nhận thức động lực học và mục tiêu học

ĐỘNG LỰC HỌC VÀ MỤC TIÊU HỌC

Tình cờ gặp anh Quý ở Sài Gòn mới chỉ ra cho tôi một điều mà tôi thấy điều đó là quan trọng. Anh nói cái điều tôi đang còn thiếu chính là động lực học và cần xác định rõ ràng mục tiêu đi học để làm gì. Quả thực là khi nói về động lực học thì tôi cũng có cảm nhận được là dạo này động lực học của mình nó không mạnh. Tôi cảm nhận được nhưng mà tôi chưa đào sâu vào chỗ đó. Còn mục tiêu mà tôi xác định lúc đầu khi theo học ở Thiền Việt Nam là để mở lòng, để có trí tuệ, giờ thì mục tiêu lại xác định là để lắng nghe được những cảm xúc, nhu cầu ở bên trong. Vậy là tôi có nhiều mục tiêu quá rồi không biết nó có điểm gì chung không. Vậy là ở đây mình cần phải xác định lại rõ ràng là mình theo học ở Thiền Việt Nam, theo học anh Quý để làm gì, động lực học của mình là gì, mục tiêu mình cần đạt được là gì hay cái đích đến của mình cần là đi tới đâu. Mình đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức vào để thu được lợi ích là gì, để đi tới đâu. Mình thấy tất cả những điều này là quan trọng. Cái mà trước đây mình vẫn làm là hoàn thành các nhiệm vụ ở trong khóa học và với mong muốn là sẽ có được một cái công cụ để có thể giải quyết được những vấn đề trở ngại, khó khăn trong cuộc sống của mình khi mà mình gặp phải. Mình thấy rằng để xác định rõ động lực học, xác định rõ mục tiêu học thì cần xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân mình. Đó là mình đang gặp phải những vấn đề gì trong cuộc sống, những vấn đề đó ảnh hưởng tới mình như thế nào? Và mình cảm thấy rằng nếu để cái tình trạng còn tồn tại vấn đề và bị ảnh hưởng như vậy thì cuộc sống của mình sẽ ra sao? Có hậu quả gì?

Vấn đề của bản thân mình đang gặp phải là vấn đề mối quan hệ với chính bản thân mình và những người xung quanh. Nhiều lúc mình thấy mình bị căng thẳng, stress trong các mối quan hệ đó mà không biết cách gỡ rối. Nhiều lúc thì mình không hiểu được thông điệp của của xúc bên trong mình những nỗi sợ hãi, lo lắng, tức giận. Mình thấy điều này nó ảnh hưởng tới đến cuộc sống của mình vì nhiều khi mình bị mắc kẹt trong các cảm xúc mà mình không biết xử lý như thế nào. Thời gian gần đây thì mình có nhìn vào những cảm xúc nhiều hơn trước, chứng kiến chúng nhiều hơn trước nhưng vẫn có một cảm giác nào đó sợ nhìn vào những cảm xúc, mình cảm thấy khó khi làm việc với cảm xúc. Nhiều lúc thì mình nhìn vào những cảm xúc thì cũng chẳng thấy gì cả, nó chỉ là những hiện tượng. Nhưng thường đứng đằng sau những cảm xúc là những mong muốn của bản thân mà khi mình thật tĩnh tâm, thả lỏng thì mình mới nhận ra. Một điều mà mình cũng thấy mình hay bị chi phối và mắc kẹt đó là mình nhìn nhận mọi thứ qua cái bảng giá trị đúng sai của bản thân và từ đó mình đánh giá phán xét chính bản thân, những người xung quanh và thế giới. Mình thấy đâu là cái rào cản lớn trong quá trình học. Vì khi mà mình đã có một kết luận, một nhận định đúng sai thì quá trình chứng kiến của mình đối với những sự kiện hiện tượng sẽ dừng lại, mà mình sẽ chứng kiến qua lăng kính của cái bảng giá trị đúng sai. Và nhiều lúc mình cố gắng làm theo những việc mà mình cho là đúng, có lợi cho bản thân nhưng không được. Có một lực nào đó nó vẫn đẩy ra, và mình bị mệt, bị căng thẳng, còn khi mình thả lỏng ra thì lại có một cái điều hay xảy ra là mình dễ bị cuốn đi tìm cái ở bên ngoài và cũng làm cho mình mệt và căng thẳng. Ở đây mình thấy có hai cái đó là nhận thức của mình chưa đúng, có vấn đề và cách làm của mình nó cũng chưa đúng, có vấn đề nhưng 2 cái điều này thì mình chưa nhìn ra một cách rõ ràng. Tất cả là đi mò đường theo phương pháp thử sai vì mình không thấy rõ và không biết mình cần phải làm gì mới đúng. Ở đây là cách nhìn và cách làm của mình có vấn đề dẫn tới mình bị mắc kẹt trong cái những cảm xúc và trong bảng giá trị của chính mình. Và mình cần sự hỗ trợ ở Thiền Việt Nam để tháo gỡ những vấn đề này vì mình làm nó không hiệu quả. Mình đi học với mục đích là mình khắc phục những yếu điểm của bản thân đó là nhìn không thấy và làm không đúng dẫn tới không hiệu quả và kết quả của việc không hiệu quả như vậy là mình cảm thấy mâu thuẫn, cảm thấy đấu tranh và mệt mỏi, mất thời gian, công sức mà không được kết quả như mong muốn đó là sự bình yên và viên mãn. Mong muốn của tôi đi học ở Thiền Việt Nam là để bớt stress, bớt làm hại bản thân, cảm thấy tự do hơn. Vì mình bị mù nhận thức do những định kiến sai lầm đang kìm hãm mà gây ra cái tình trạng stress, làm hại bản thân và giới hạn bản thân mình. Cuối cùng mục tiêu là nhận ra và bỏ bớt nhận thức sai lầm.

1 Lượt thích

Vì sao anh biết mình có mong muốn này? Vì sao anh nghĩ Thiền Việt Nam giúp anh đạt được mong muốn này? Có cách nào khác để đạt mong muốn này không?

1 Lượt thích

Thì anh vẫn luôn đi tìm kiếm những cách để bớt stress, bớt làm hại bản thân, và được tự do hơn đó nhưng mà vẫn chưa hết được. Khi mình cảm nhận được mình khổ vì stress, mình khổ vì mình hại mình, mình khổ vì mình sống ở chỗ không được tự do thì mình sẽ nhận ra cái muốn đó có trong mình.
Anh ngẫm lại các nguyên nhân khiến mình phạm phải những sai lầm khiến mình bị stress, tự hại mình và cảm thấy không được tự do là do mình không nhìn thấy nguyên nhân, bản chất vấn đề, mình bị ảo tưởng mà mình không nhận ra. Thấy học ở Thiền Việt Nam thì mình có ý thức gỡ được một số cái, có ý thức lại về những cái chỗ yếu của mình nên cho là Thiền Việt Nam có thể giúp được mình.
Cách thì vẫn là mình tự nhìn lại bản thân mình thôi nhưng cần phải có sự hỗ trợ vì mình bị định kiến nên không nhìn ra, không nhìn vào. Vì định kiến là cái niềm tin mình đã cho là đúng thì mình nhìn vào đâu có dễ, mà nhìn thấy rồi gỡ được đâu có dễ.

Dấu hiệu nào cho thấy anh nhờ Thiền VN hỗ trợ và anh tự nhìn lại mình? Có khi nào anh đang dựa dẫm vào thiền VN không? Nếu có thì dấu hiệu là gì?

  1. Dấu hiệu nào cho thấy anh nhờ Thiền VN hỗ trợ và anh tự nhìn lại mình?
  • Dấu hiệu là những gợi ý mà mình thấy trong lúc học ấy và cả những lúc tiếp xúc với giảng viên ở bên ngoài nữa. Anh cảm thấy tâm đắc, sáng ý và nhìn lại bản thân. Ví dụ như anh Quý gợi ý mình đang thiếu động lực học khi nhìn lại à mình có thấy điều đó. khi anh Quý gợi ý về câu hỏi không sống trong chỗ có kết luận thì mình nhìn lại à khi sống trong chỗ có kết luận thì sự chứng kiến của mình bị giới hạn ở chỗ kết luận, khi anh Quý bảo học để nhận thức cái sai của mình và bỏ bớt cái sai của mình thì mình thấy đúng vì mình đi tìm cái đúng là một cái chuẩn mực đúng và theo nhưng có được đâu.
  1. Có khi nào anh đang dựa dẫm vào thiền VN không?
  • Anh thấy có ý đó ở bên trong mình đó. Đó là ở đâu đó mình vẫn có ý muốn học để lấy phương pháp hay một cái công cụ nào đó mặc dù về mặt hiểu thì mình thấy học để nhận thức ra cái mình đang có, sẵn có.
  1. Nếu có thì dấu hiệu là gì?
  • Dấu hiệu là có mong muốn đi học để có công cụ, phương pháp ấy.
  • Dấu hiệu là mình học để cảm thấy yên tâm ấy.