Nhận thức sai lầm - mâu thuẫn nội tâm

mng có thể chỉ ra những nhận thức sai lầm mà mng đã phát hiện ra ko, cta có thể học hỏi lẫn nhau.

  • ko có đúng sai, chỉ có phù hợp hay ko. Vậy phát biết này là chắc chắn đúng hay lại là ko đúng sai. Nếu phát biểu này ko đúng cũng ko sai thì nói làm gì.
    Tự dưng nghĩ ra chủ đề nhưng quên mất ví dụ. Nào nghĩ ra sẽ bổ sung nhan

Ko có 1 cái đúng/sai trên nhiều phương diện, nhiều hệ quy chiếu khác nhau. Nhưng sẽ có đúng/sai cho mỗi tiêu chuẩn, quy ước, hệ quy chiếu.

Mình trước nha: Đó là, mình không chịu hiểu mình.
Vì mình ko chịu hiểu mình, lắng nghe mình, nên khi mình có cảm giác tiêu cực, hoặc có cảm giác mình ngu. Mình sẽ gạt phắt nó đi á.

Mình hay bàn đến tin người khác nhưng ko tin bản thân nhỉ, mâu thuẫn ghê.
Rồi mình mong ng khác chấp nhận con người mình nhưng bản thân mình lại ko chấp nhận chính mình.
Sợ ng khác ko thành thật với mình nhưng mình lại ko thành thật với bản thân

Cái của mình nói í, là ko chịu lắng nghe mình.
Chứ ko phải là ko tin mình.
Theo mình, 2 cái này khác nhau á.
Giống như 1 bà mẹ nha, bả có 1 đứa con. Ngoài đường ai nói con bả hư bả đều hong tin, bả tin con bả rất là ngoan.
Nhưng mà, khi nó gặp bả, nó nói lên nhu cầu của nó, ví dụ nó muốn đi chơi game. là bả chửi liền, bà ko chịu nghe và cho phép nó chơi game.

ủa chị ơi, em đọc thấy hơi mơ hồ, chị có thể cho thêm ví dụ khác để hiểu dễ hơn được hông?

Em đã từng ganh tỵ với ai đó chưa?
Khi em thấy bản thân mình ganh tỵ với họ, thì mình đẹp hay xấu?

Ngày xưa lúc mình ganh tị thì mình ko phát hiện ra chính mình thấy ganh tị xấu nha. Bởi vì mình giấu sự ganh tị đằng sau các vỏ bọc khác (hành động, thái độ với cái ng bị ganh tị). Nhưng giờ thì thấy là “mình thấy mình xấu nên mình mới ko thừa nhận mình ganh tị, mà lại che đậy nó thành mục đích bên dưới”.

Câu này mình không hiểu bạn ơi.

À, ý là khi thấy mình ganh tỵ thì mình thấy mình xấu, do đó mình ko thừa nhận là mình có ganh tỵ phải ko bạn?

1 Lượt thích

rồi, em từng ganh tỵ với ai đó, giờ thi thoảng em cũng ganh tỵ mà em chưa phát hiện kịp. Khi em ganh tỵ với họ, em thấy mình không đẹp, xấu em thấy mình xấu khi mình giữ ganh tỵ.

Khi em buông ganh tỵ thì em thấy mình ko xấu nữa phải ko?

Phát hiện kịp thì em sẽ làm gì?

vầng. phát hiện kịp thì em muốn dừng lại vì em không muốn thấy em xấu, em không muốn cảm giác khó chịu

Đó, cái ý chị nói việc không chịu hiểu bản thân là hành xử như vậy á.

Khi mình phát hiện mình có tâm ganh tỵ, lúc này mình thấy ôi, hog dc. Sự khó chịu ko đến từ việc mình ganh tỵ. Vì ganh tỵ là nhu cầu của mình đúng với nhận thức lúc đó của mình.

Sự khó chịu đến từ mình ko muốn mình thấy mình là người có tâm ganh tỵ.

Logic này chị gọi là ko chịu hiểu cho bản thân mình.

Giống như bà mẹ, bả chỉ thấy con bả đòi chơi game, mà bả thấy chơi game là xấu nên bả đập luôn cái laptop của nó, ko cho nó chơi, tịch thu luôn điện thoại của nó nữa, sợ nó chơi trên điện thoại. Chứ bả ko có chịu hiểu xem tại sao con của bả thích chơi game, muốn chơi game.

Thì khi mình chịu và muốn hiểu bản thân rồi, thì chị thấy mình có 2 cách hành xử khi có sự ganh tỵ xuất hiện:

  1. Mình thừa nhận bản thân đang ganh tỵ, mình quan tâm mình hỏi xem vì sao mình lại ganh tỵ với người đó? Nhưng phải lắng lòng mình lại, để cho câu trả từ xuất hiện từ trái tim mình nhé, tức là cái thấy thật của mình đó. À, thì ra nó thấy rằng người đó tốt quá, giỏi quá, mà bản thân mình ko có điều đó, khi thấy như vậy thấy mình hog muốn, nên mình muốn ganh tỵ chút cho thoải mái, tức là mình dèm pha người ta, dìm hàng người ta 1 tí đi mà…(Kiểu vậy)

  2. Mình để cho sự ganh tỵ diễn ra, mặc nhiên của nó, muốn nói tiếp gì thì nói, muốn cằn nhằn gì đó cũng được, còn mình cứ làm việc của mình. Thế là 1 chặp sau, cơn ganh tỵ nó được thỏa mãn, nó tự qua đi, mất tiêu hồi nào mình ko hay. Kỳ lạ thật.

Cả 2 cách đều là có chấp nhận bản thân mình như thế nào là như thế ấy.

Với cách 1, nếu mình hướng tới sự ko còn ganh tỵ, thì con tim của mình nó cần được nhìn thấy sự vô lý của việc ganh tỵ, cái này phụ thuộc nhiều vào sự mở lòng của con tim với lý trí của mình. Khi con tim mình thấy được sự vô lý của việc ganh tỵ, hoặc nó thấy ra rằng ganh tỵ chỉ là 1 nhu cầu bình thường, hoặc bản thân mình vẫn có thể thỏa mãn mà ko cần sự ganh tỵ; thì khi đó mình sẽ ko có ganh tỵ nữa một cách tự nhiên.

Với cách 2 thì, chị thấy 1 cái rất thoải mái, bản thân chị vẫn làm được việc chị muốn, mà tâm hồn của chị thèm ganh tỵ nó cũng được thỏa mãn, nó kiểu như được ăn.

Và chị thấy 1 cái nữa là, ủa, sao cái tâm ganh tỵ này nó cũng vô thường quá ta, nãy nó có quá trời nè, lẽ ra mình phải nhào vô đó, mình phải làm gì đó với nó. Thì thật ra mình ko cần làm gì cả, chính cái không làm của mình nó mới đúng.

Em thấy có khó hiểu hay vô lý chỗ nào hong nè?

em hơi hiểu, mà không có được rõ hết từng đoạn từng đoạn. Em hiểu khi mình không chịu hiểu bản thân mình sẽ làm đủ thứ chuyện nó không ăn nhập gì với thực tế ở bản thân mình, mình không chịu hiểu bản thân là lúc mình không có nhìn không có thừa nhận bản thân mình đang xảy ra những chuyện đó đó. Khi không nhìn thì không rõ sẽ làm ra những thứ không liên quan, nó dẫn tới tình trạng cái sự việc đó đó cứ lặp đi lặp lại hoài hoài