[Tam Huynh] ,Hiểu về chứng Kiến - Buổi 2- 18/11/2023

:small_blue_diamond:Liệt kê 5 nhận thức từ chứng kiến và 5 nhận thức từ không chứng kiến

  1. Mắt chứng kiến: hình ảnh tô hủ tiếu
    Mắt không chứng kiến: tô hủ tiếu này đẹp

  2. Tai chứng kiến: Không có âm thanh nào phát ra từ tô hủ tiếu
    Tai không chứng kiến: hình ảnh tô hủ tiếu

  3. Mũi chứng kiến: Mùi hương của tô hủ tiếu
    Mũi không chứng kiến: tô hủ tiếu này thơm

  4. Lưỡi chứng kiến: vị mặn mặn chua chua
    Lưỡi không chứng kiến: Tô hủ tiếu này ngon

  5. Thân chứng kiến: Đụng vào tô hủ tiếu thấy có cảm giác nóng
    Thân không chứng kiến: Vị mặn mặn chua chua của tô hủ tiếu

  6. Ý chứng kiến: việc nhớ lại tô hủ tiếu có vị mặn mặn , sau đó ý chứng kiến: tô hủ tiếu này ngon

:small_orange_diamond: Liệt kê 5 Tình huống tôn trọng điều mình chứng kiến:

  1. Tôi chứng kiến bằng mắt hình ảnh con tôi đang giãy giụa, Tôi không cố ý muốn tin con tôi làm tôi mệt

  2. Tôi chứng kiến bằng tai âm thanh con khóc, tôi không cố ý muốn tin con tôi làm tôi mệt

  3. Tôi chứng kiến bằng lưỡi tô bún tôi ăn có vị mặn mặn, tôi không cố ý muốn tin tôi muốn tôi đang ăn rất dở

  4. Tôi chứng kiến bằng mũi căn phòng Tôi đang ở không có mùi, Tôi không cố ý muốn tin căn phòng tôi đang ở rất sạch

:small_orange_diamond: Liệt kê năm tình huống Không tôn trọng điều mình chứng kiến:

  1. Tôi không chứng kiến bằng mắt chồng tôi lấy tiền của tôi, tôi cố ý muốn tin chồng tôi lấy tiền của tôi

  2. Tôi không chứng kiến nước Mỹ rất dân chủ tôi cố Ý muốn tin nước Mỹ rất dân chủ

  3. Tôi không chứng kiến rau bina rất nhiều chất sắt, Tôi cố Ý muốn tin rau bina rất nhiều chất sắt

  4. Tôi không chứng kiến bà già đến xin tiền tôi nói dối, lừa gạt, tôi cố ý muốn tin bà là người xấu bà đang gạt tôi

  5. Tôi không chứng kiến Thuỷ Tiên lấy tiền từ thiên làm của riêng, Tôi cố Ý muốn tin Thủy Tiên đã lấy tiền từ thiện làm của riêng

:small_blue_diamond::small_blue_diamond:Bài cảm nhậ
Sau buổi học mình bắt đầu cảm thấy đối tượng mà mình tiếp xúc ví dụ như là cái điện thoại cái tivi thực ra nó không phải là một đối tượng mà nó là tập hợp của nhiều cái tạo thành ví dụ như màu sắc hình dáng và một số những cái đặc điểm nhận dạng khác đã tập hợp lại, hay nói cách khác cái mình chứng kiến thường là một luồng thông tin chứ không phải là một đối tượng cố định, Kiểu như mình tiếp xúc một luồng thông tin rồi sau đó mình gom các thông tin đó lại ta gọi nó là Một đối tượng.
Ngoài ra trong quá trình làm bài tập mình thấy thằng Ý là thằng rất nhiều chuyện nó thường hay đi đánh giá nhận xét phân biệt đúng sai tốt xấu, Nhưng mình lại nghĩ trong cuộc sống cũng cần phải biết những gì mình nên làm không nên làm cái gì xấu cái gì tốt cái gì đúng cái gì sai như vậy mình cảm thấy phân biệt và đánh giá nhận xét đâu có gì là không đúng vậy tại sao người ta lại nói là không đánh giá phân biệt thì từ đây mình nổi lên một suy nghĩ là không phải là không đánh giá phân biệt mà là không chấp vào cái đánh giá phân biệt hay nói cách khác là không cho cái mà mình đánh giá phân biệt đó là sự thật là đúng

Ứng dụng vào cuộc sống mình quan sát thấy mình thường hay đánh giá nhận định phán xét sau mỗi lần nhìn một đối tượng nào đó hằng ngày trong cuộc sống của mình ví dụ như mình xem phim mình thấy cô này đẹp cô này xấu cô này tốt tính cô này không tốt hoặc là khi mình đi ra đường mình thấy người này hiền người này không hiền người này thế này người này thế kia, Ý mình nó hoạt động hoài không nghỉ ngơi điều đó nó khiến cho mình cảm thấy mệt và căng thẳng, mình cảm thấy cuộc sống của mình không có bình yên thì ra là do cái thằng Ý này nó nhiều chuyện quá mình không biết phải làm sao để cho nó bớt nhiều chuyện đi bước đi đánh giá bước đi phán xét bớt đi nhận định chỉ khi nào cần thiết thì mới cần đánh giá phán xét nhận định còn không thì hãy nghỉ ngơi. Và mình chưa thể dừng nó lại được, có lúc mình nhận thấy nhưng có lúc lướt đi nhanh quá mình chưa kịp biết gì lun

Bài cảm nhận 15/11/2023

Dạo gần đây mình cảm thấy mình mê muội và ngu muội. Mê muội là k có hiểu biết, còn ngu muội là vì k có hiểu biết mà hành động sai và cứ như vậy nó lập đi lập lại. Sau đó mình trải qua 1 vài biến cố nó khiến mình nhìn lại và mình thấy sở dĩ hành động sai là vì biết k tới (k biết) , mà biết k tới ( k biết) là do thấy không tới (k thấy). Ví như bây giờ hỏi rằng, Phật bây giờ đang ở đâu? Thì mình k biết vì đâu có thấy. Mình chợt caảm nhận thấy mình đang sống trong cái gọi là mơ mow hồ. Từ đây mình thấy rằng, để hành động đúng cần có hiểu biết đúng, để có hiểu biết đúng cần thấy được sự thật, hay nói cách khác là Mở Mắt để thấy chân tướng. Vậy sự thật ở đây là gì thì mình link tới bài học chứng kiến. Chứng kiến với mình hiện tại là mở mắt nhìn vào, chứng kiến đối tượng là mở mắt nhìn vào đối tương từ đó phát khởi cái biết chân tướng về đối tượng được chứng kiến. Theo mình thấy hiện tại, khi nói đến chứng kiến cần rõ biết đối tượng được chứng kiến và người chứng kiến, vậy nên sự thật ở đây còn là sự thật về người chứng kiến. Nhưng làm sao để mở mắt thì tring mình nó bảo nhập thiền để tỉnh lại. Mà mình cũng chẳng hiểu sao mình lại nói vậy, tiếng nói này nó cứ lập đi lập lại trong mình, mình cần tỉnh lại mà mình k biết tỉnh lai là sao nữa.

Mình cũng bắt đầu nhận thấy sự thay đổi bé nhỏ của mình là mình có thể làm chậm lại 1 bước trước khi phóng ra hành động và lùi về (k phải tất cả, có những trường hợp phóng ra rất nhanh mình k kịp hoặc k đủ khả năng để nhận biết ) tức là mình bắt đầu nhạy hơn 1 chút xíu để phát hiện mình có vấn đề, mình đang bị chi phối bởi 1 cái gì đó tuỳ vào tình huống cụ thể. Miình có những ích kỷ, tham lam, sân hận, tự ti…. Ví dụ: sáng nay mình định đi gửi tiền vào tài khoản mà trong tài khoản của mình nó hết tiền rồi, cái trong lòng mình nổi lên 1 sự tự ti, co mình lại, 1 cảm giavs muốn chối bỏ và mình k dám đi gửi tiền. Miình sợ bị xem thường. Thì mình đã phát hiện ra điều này, mình nổi lên suy nghỉ ủa ủa gì vậy, mình đang đặt giá trị của mình ở đâu, mình đặt nó lên vật chất hả, mình thấy k ổn nên mình đối diện với nó, đặt lên vật chất như vậy mình sẽ là người nhận lãnh hậu quả, lúc này mình k chọn chịu sự chi phối này. Mình đối diện và k làm theo sự chi phối này, miình buông xuống. Mặc dù việc đối diện, buông xuống này cũng giúp mình có thêm tự tin. Nhưng mình vẫn chưa tìm thấy chỗ giá trị của mình. Tâm trí của mình có lúc nó kiểu như buông cái này nó cố đi tìm cái khác để gán lên á.

Bài tập chứng kiến 17/12/2023

:small_blue_diamond:Liệt kê 5 nhận thức từ chứng kiến và 5 nhận thức từ không chứng kiến:

  1. Chứng kiến bằng mắt : hình ảnh [tô hủ tiếu]

Chứng kiến không bằng mắt (bằng ý) : tô hủ tiếu vì mắt không gọi tên đối tượng được, không xác định đối tượng là cái gì đc, ý gọi tên đối tượng, xác định đối tượng, miêu tả đối tượng

  1. Chứng kiến bằng tai : âm thanh [rè rè]

Chứng kiến không bằng tai [bằng ý]: tiếng rè rè ở bên nhà hàng xóm vì tai nghe âm thanh nhưng không gọi tên âm thanh đó đc, không xác định được vị trí âm thanh mà đó là ý gọi tên, xác định vị trí

  1. Chứng kiến bằng mũi : Mùi hương [tô hủ tiếu]

Chứng kiến không bằng mũi (bằng ý): mùi thơm thơm từ tô hủ tiếu. Vì mũi ngưỡi thấy mùi nhưng không phân biệt đc thơm hay không, ko xác định đc hương từ đâu đến. Hay nói cách khác khi ngưỡi mùi hương thì chữ thơm nổi lên sau khi ngưỡi, ngay lúc này là chứng kiến bằng ý

  1. Chứng kiến bằng lưỡi: vị [mặn mặn chua chua của tô hủ tiếu]

Chứng kiến không bằng lưỡi ( bằng ý): tô hủ tiếu có vị mặn mặn chua chua vì lưỡi nếm vị nhưng không phân biệt được vị đó ntn, ý phân biệt gọi tên xác định vị trí vị đó. Hay nói cách khác, khi nếm vị thì suy nghỉ mặn mặn chua chua hiện lên ngay lúc này chứng kiến bằng ý.

5.Chứng kiến bằng thân: [chạm vào tô hủ tiếu] cảm giác

Chứng kiến không bằng thân (bằng ý): cảm giác nóng, vì thân chứng kiến cảm giác nhưng không phân biệt đc cảm giác đó là gì, ko gọi tên được cảm giác đó, không xác định vị trí nơi nào mà là ý.
Hay nói cách khác, khi thân có cảm giác suy nghỉ nổi lên nóng ở tay, ngay lúc này chứng kiến bằng ý.

  1. Chứng kiến bằng ý : nhớ lại tô hủ tiếu có vị mặn mặn , sau đó ý chứng kiến: tô hủ tiếu này ngon

Chứng kiến không bằng ý: âm thanh, vị, hình ảnh, cảm giác, mùi [ đối tượng tô hủ tiếu]

  1. Chứng kiến bằng ý: có 1 cơn ho
    Chứng kiến bằng tai: âm thanh (ho xụ xụ)
    Chứng kiến bằng ý: ho xụ xụ
    Chứng kiến bằng thân: cảm giác (khó chịu nơi cuốn họng
    Chứng kiến bằng ý: khó chịu nơi cuốn họng

Chứng kiến bằng thân và ý: cảm giác khó chịu nơi cuốn họng
Chứng kiến bằng tai và ý: âm thanh ho xụ xụ

  1. Chứng kiến (bằng ý): quả đất hình cầu
  • Không chứng kiến (bằng mắt ): hình ảnh thật của quả đất
  1. Chứng kiến bằng mắt, tai, ý: hình ảnh, âm thanh con đang khóc
    Chứng kiến bằng ý: nó muốn ăn vạ
    Không chứng kiến bằng mắt: ý muốn ăn vạ nơi con

:small_blue_diamond:Tôn trọng và không tôn trọng:

  1. Chứng kiến bằng mắt và ý: không có lọ thuốc trong hộp
    TÔN TRỌNG:
    Chứng kiến bằng ý: tôi nhớ để lọ thuốc ở trong hộp này nhưng không thấy nó nữa , tôi không cố ý muốn tin chồng tôi đã lấy nó để ở đâu đó hoặc đem bỏ

KHÔNG TÔN TRỌNG:
Chứng kiến bằng ý: tôi nhớ tôi để lọ thuốc ở trong hộp này nhưng tôi không thấy nó , tôi cố ý muốn tin là chồng tôi đã lấy nó để ở đâu đó hoặc là đem bỏ

:small_blue_diamond: Sau khi làm bài tập này mình thấy:

Khi nói về 1 đối tượng: mình thấy không có ngôn từ nào để nói về chính nó. Chỉ có thể chỉ trực tiếp.
Khi dùng ngôn từ lúc này là nhận thức của mình về đối tượng, nó không phải là đối tượng đó. (Lúc này, mình dùng qui ước, đặt tên để nói). Nhưng mình nhầm lẫn nhận thức của mình lại là chính đối tượng đó. Cũng như việc mình nhìn 1 người nào đó mình có cái nhận thức về họ và mình cho rằng nhận thức đó chính là họ (nói cách khác là mình chứng kiến nhận thức của mình về họ nhưng lại cho là mình chứng kiến họ, nên cái mình biết là biết nhận thức của mình về họ nhưng mình nhầm lẫn là mình biết họ. Hay Khi giảng viên nói, đó là nhận thức của giảng viên về đối tượng được giảng viên thấy, còn cái mình chứng kiến là chứng kiến nhận thức của giảng viên không phải đối tượng giảng viên thấy, nên khi học mình phải chứng kiến được đối tượng đó bên trong mình sau đó sẽ có cùng nhận thức với giảng viên. Từ chỗ này mình thấy kiểu như mình đang sống trong thế giới nhận thức của mình, mình đang chơi với nhận thức của mình chứ mình có chơi với ai đâu…, biết ai đâu mà chơi, cái mình biết là nhận thức của mình về họ, hay nhận thức của mình về đối tượng. Đến đây, mình thấy như có 1 sức hút gom tất cả về nơi mình, bổng dưng trong đầu mình hiện lên chữ lùi về cội nguồn, lùi về chơn tâm, bản tánh mà mình cũng k hiểu về nó nữa.

:small_blue_diamond: Bài học
Sau buổi học về chứng kiến mình phát hiện ra công cụ nhìn vào, nhìn vào để thấy nội dung, đối tượng. Mình cảm giác khả năng định càng cao thì năng lực nhìn vào càng mạnh, ( là mình càng ít bị chi phối bởi ảo tưởng thì mình nhìn càng rõ) nó kiểu như cái đèn soi đến đâu là sáng đến đó, chính vì sáng trưng như thế nên mình có thể thấy mọi thứ một cách rõ ràng. Nên nó sẽ giúp mình học nhanh hơn. Đó chỉ là cảm nhận của mình chứ mình chưa có sáng như thế, mình nghỉ mình chỉ mới xài được có lẻ chỉ 1-2% lthôi

Tự nhiên chỗ này mình liên tưởng đến Tôn trọng điều giảng viên nói, đó chính là nghe đúng như vậy, k thêm thắt, đánh giá, nhận định, rồi lại phát sinh ra cảm xúc vì như vậy mình đã đi rất xa với câu nói của giảng viên, lúc này mình đang sống trong cái nhận thức ảo tưởng của chính mình. Mình không có cái xem xét lại điều giảng viên nói xemnó ntn bên trong mình. Và dường như trong cuộc sống của mình mình vẫn luôn như thế, k có bước xét lại mà toàn đi thêm thắt, đánh giá, nhận định, kết luận để rồi phát sinh ra những cảm xúc tiêu cực.
Nhận thức nào là phù hợp nhất với điều mình chứng kiến đó chính là nhận thức đầu tiên

Bên cạnh đó mình có 1 phát hiện đó là dùng nhận thức nhận ra, hay nhận thức đc thu nạp để áp dụng 2 kiểu này đều là sai. Mà mình cần quay lại cái nhìn để có lại cái nhận thức nhận ra đó an trú lại nơi đó, để tâm mình không phóng ra ngoài nữa. Như vậy mình sẽ k bị ức chế, bị dội khi mình lập lại sai lầm củ hoặc sai lầm tương tự trong vô thức mà mình nhận thấy có gì đó sai sai……

1 Lượt thích