(THẢO DUYÊN) bài tập chứng kiến buổi 1

Bài tập buổi 1:
Liệt kê 5 nhận thức mình có được từ chứng kiến (giống hộp A)
Liệt kê 5 nhận thức mình có được từ không chứng kiến (giống hộp B)

Bổ sung thêm:

  1. Vì sao bạn biết nhận thức này nằm ở nhóm chứng kiến (nhóm A) hay nhóm không chứng kiến (nhóm B)

  2. Khi đọc yêu cầu của bài tập này. Như thế nào là đọc trong chứng kiến. Như thế nào là không?

5 nhận thức có được do chứng kiến và không chứng kiến.

  1. chứng kiến bằng mắt dòng chữ “viết năm nhận thức có được bằng chứng kiến”".
    KHÔNG CHỨNG KIẾN: mình đọc đề bài YÊU CẦU là "“viết năm nhận thức có được bằng chứng kiến”
  2. chứng kiến bằng ý có suy nghĩ nổi lên: như thế nào là nhận thức? nhận thức có được bằng chứng kiến là nhận thức như thế nào?.
    KHÔNG CHỨNG KIẾN: mình thấy thắc mắc: như thế nào là nhận thức, nhận thức có được bằng chứng kiến là nhận thức như thế nào?
  3. chứng kiến bằng mắt dòng chữ của anh Quý: chúng ta luôn luôn chứng kiến.
  4. chứng kiến bằng ý có suy nghĩ nổi lên: hình như hiểu sai đề, rồi sau khi đọc ví dụ xong tưởng là hiểu nhưng chỉ đang copy paste thôi.
  5. chứng kiến bằng ý có xuất hiện câu hỏi: chứng kiến là trực tiếp tiếp nhận thông tin bằng các giác quan, như vậy chứng kiến có tính thời điểm, cá thể, cụ thể.
  6. chứng kiến bằng ý có xuất hiện câu trả lời: chắc là thế, thôi thì làm bài tập dựa trên cái hiểu này.
  7. chứng kiến bằng thân: tay đang gõ bàn phím đánh những dòng chữ xuất hiện khi chứng kiến bằng ý.
  8. chứng kiến bằng ý có xuất hiện câu hỏi: thế thì chứng kiến là không đưa ra kết luận phổ quát đúng không ta? kết luận là dự đoán dựa trên những dữ kiện đã được chứng kiến.
  9. chứng kiến bằng ý có xuất hiện câu hỏi: kết luận là gì? một câu khẳng định có gọi là kết luận không? ví dụ tôi chứng kiến bằng thân có xuất hiện 1 cơn đau ở đầu. nếu chỉ dừng ở đó mới gọi là chứng kiến đúng ko ta?
  10. chứng kiến bằng mắt đọc đi đọc lại đề bài, đọc đi đọc lại hình ảnh khái niệm chứng kiến từ đó xuất hiện câu trả lời cho câu hỏi thế nào là đọc trong chứng kiến? thế nào là không?
  11. ngay câu từ đó chính là KHÔNG chứng kiến, chứng kiến bằng mắt đọc câu hỏi, đọc định nghĩa, chứng kiến bằng ý có thấy nổi lên câu trả lời. chứng kiến bằng ý thấy có suy nghĩ ““nói một hồi càng ngày càng rối, hô hô””
  12. ah, vậy là chứng kiến là thấy rõ bằng từng giác quan, mỗi một sự kiện tác động tới giác quan nào thì ghi nhận bằng đặc điểm của giác quan đó. Nói rõ ra là mình chứng kiến bằng ý có xuất hiện suy nghĩ là ““vậy là chứng kiến là thấy rõ bằng …””
  13. Làm sao bạn biết đó là nhận thức chứng kiến hoặc không chứng kiến? tiếp nhận bằng giác quan, ghi nhận bằng đặc điểm của giác quan đó là chứng kiến. Chứng kiến bằng ý có nổi lên câu trả lời"“…”" chứng kiến bằng thân tay gõ bàn phím đánh câu trả lời xuất hiện khi chứng kiến bằng ý.
  14. ủa sao không liệt kê KHÔNG CHỨNG KIẾN ta, chưa ngẫm ra, ngẫm ra viết tiếp.
  1. Chứng kiến bằng tai lời nói đồng nghiệp “”nếu chị nói rõ…””
    Không chứng kiến cô bé coi thường mình
    Không cố ý tin cô bé coi thường mình
  2. Chứng kiến bằng ý có nảy sinh cảm xúc “” hơi buồn””
  3. Chứng kiến bằng ý có nảy sinh tưởng tượng về cách hành xử sau vụ giao tiếp hôm nay
  4. Chứng kiến bằng ý có nảy sinh tưởng tượng cả về hành động lẫn kết quả
    Không cố ý tin những tưởng tượng trên là thực tế sẽ xảy ra.
  5. Chứng kiến bằng ý có suy nghĩ “”mình hơi nhiệt tình quá nên người ta coi thường””
    Không cố ý tin cô bé coi thường mình.
  6. Nếu có tôn trọng sự chứng kiến thì sẽ không nảy sinh cảm xúc buồn đúng không?
  7. Nếu có tôn trọng sự chứng kiến thì sẽ không nảy sinh tưởng tượng về tương lai sau xung đột đúng không?
  8. Nếu có nảy sinh sự tưởng tượng này thì là do đâu? Mình thường xuyên có những tưởng tượng như thế này? Mục đích của những tưởng tượng này là gì?