THẢO DUYÊN- chứng kiến khóa 2 - buổi 1

Đi học offline chứng kiến đã chứng kiến những sự kiện sau:

  1. Đồ ăn quá ngon, ăn bánh canh, ăn chè, vị ngọt, vị cay của ớt, mùi ngửi được mùi nước dừa, lưỡi nếm được vị ngọt vừa.
    Vì sao mình biết mình chứng kiến: là vì mình tiếp xúc với đối tượng thật bằng rất nhiều giác quan, mình có thể tả về hình ảnh về mùi vị, về âm thanh, về không gian…
  2. Phân biệt đối tượng thật và đối tượng khái niệm.
  3. Mình có khám phá mới về khái niệm chứng kiến, như trao đổi của Đăng và chị Tâm, thì khi tiếp xúc trực tiếp với đối tượng thật vẫn chưa chắc là ra một nhận thức chứng kiến, vẫn có thể bị chèn ý… Mình khám phá ra thêm phải tiếp xúc trực tiếp bằng tất cả các giác quan với đối tượng thật mới có thể ra 1 nhận thức chứng kiến khá sát thực tế. Do đâu mà mình có suy nghĩ này, mình coi lại các bài tập về nhận thức chứng kiến ở quá khứ, hiện tại, cái khác biệt nhất là gì, đó là nếu đó là nhận thức do chứng kiến thì mình có thể mô tả lại được bằng tất cả các giác quan.
    vd của mình: nhận thức do chứng kiến: lúc 9h sáng ngày 6/1 mình bước vào lớp học, mình thấy một không gian sáng, có nhiều bàn ghế, mình có gặp Hiền Tâm hỏi về chỗ đỗ xe, có gặp chị Hạnh hỏi về chỗ để mũ bảo hiểm. Mình chứng kiến bằng 2 giác quan là mắt và tai, và ý thì lúc nào cũng có là tổng cộng 3 giác quan, còn xúc chạm thì mình có tiếp xúc với mũ bảo hiểm, có tiếp xúc với cái bàn, còn mùi vị thì mình không có thấy một mùi hay vị gì đặc biệt để lưu bộ nhớ.
    vd về Anna: nhận thức của Anna không phải do chứng kiến vì: thứ nhất chồng ngoại tình không phải là 1 đối tượng trực tiếp mà là đối tượng khái niệm - khái niệm về người chồng - 1 người chồng không được nói dối vợ, không được chở gái lạ mà vợ không biết…kiểu kiểu thế.
    Đối tượng trực tiếp là người chồng thì nhận thức do chứng kiến phải là hình ảnh người chồng làm gì đó, với ai đó, nói gì đó, tiếp xúc ra sao, mùi nước hoa, tiếng nói chuyện, âm thanh xe cộ…

Nhận thức do chứng kiến ở quá khứ:

  • Bé thực tập sinh nói: chị không có năng lực hơn em mà đánh giá em, có cái chị cũng cần hỏi em, chị không…, chị lôi chuyện quá khứ,…có chuyện là chị lôi lỗi sai ra chỉ…
  • nhận thức do chứng kiến bằng tai lời nói, bằng mắt hình ảnh cô bé đang khá kích động, bằng ý thấy mình có cảm xúc hơi bất ngờ, bằng xúc chạm, mùi vị thì không có.
  • ngay thời điểm nghe cô bé nói vậy mình có cảm xúc bất ngờ, hơi bị động chạm, hơi bị tự ái vì bị đánh giá. Xong rất nhanh cảm xúc đó qua đi bởi vì:
  1. đối tượng chứng kiến là lời cô bé nói, không thấy được ý của cô bé coi thường, xúc phạm mình.
  2. trong nội tâm mình chạy những lý do khiến mình không hề mất bình tĩnh:
  • nếu mình dở thật, nta nói thật thì có gì buồn, thực tế là mình hỏi cô bé hành xử nào của mình khiến cô bé tổn thương như vậy, và thừa nhận mình không hề có ý đó. Cách ứng xử sẽ tiết lộ mình có thực sự chỉ coi đó là lời nói mà ko chèn ý của mình vào hay không.
  • bản thân mình có trải nghiệm khi bị kích động chính mình xù lông nhím, mình phóng đại sự kiện, mình công kích người khác, nhưng sự việc trong cảm nhận của mình có thể không quá tệ đến như vậy, chỉ là cách phòng vệ hoặc phong cách ứng xử. Vì vậy mình cũng không quá đặt nặng việc ứng xử đó của cô bé, mình nhìn thấy cách hành xử của mình ở trong đó.
  1. và thực tế là ngay thời điểm đó mình giao tiếp bình thường, tiến triển hơn trước rất nhiều vì trong quá khứ là mình sẽ có nút chặn, tự mình chặn mình, không giao tiếp, chiến tranh lạnh, không mở lời, không hướng dẫn, không tự nhiên nữa. Đây là khúc mà mình cho rằng chứng kiến khiến mình tận hưởng cuộc sống, mối quan hệ của 2 chị em qua chuyện đó cũng vẫn như bình thường, không có rào cản gì cả.
  2. Đây là lý do mình cho rằng khi thuần chứng kiến thì không nổi cảm xúc, thậm chí mất cảm xúc luôn. Đây là đoạn mình thấy chứng kiến có gây hại. Xong mình lại thấy là chứng kiến chỉ làm mất cảm xúc đối với những sự việc VỐN không cần thiết tạo ra cảm xúc. Đây cũng là điểm tận hưởng của chứng kiến luôn. Vậy thì cảm xúc thuần xuất hiện khi nào nhỉ?
  3. Sau sự kiện đó, mình có nổi cảm xúc lo sợ, đó là người ta coi thường mình mà mình vẫn cứ bình thường thì thấy mình hơi mất giá trị. Cảm xúc lo sợ này đến giờ thì cũng không xuất hiện lại nhưng mình chưa thấy được qtr diễn tiến và biến mất của nó.
    Mô tả lại xem sao: nếu nta xem thường mình thì có sao không? nếu ngta coi trọng mình thì có sao không? có làm tăng hay giảm giá trị của chính mình không? KHÔNG HỀ. vậy nên chẳng có lý do gì tự mình chặn mình giao tiếp với nta nếu mình muốn cả. Mình đã nghĩ thế.

Làm sao xác định nhận thức do chứng kiến.

  1. Phải là đối tượng thật, phân biệt với đối tượng khái niệm
  2. Càng tiếp xúc trực tiếp với đối tượng thật bằng càng nhiều giác quan thì nhận thức do chứng kiến càng gần với sự thật.
  • Lúc nào mình cũng chứng kiến, có phải là lúc nào cũng có nhận thức do chứng kiến ko?
  • tuỳ trường hợp mình tiếp xúc với đối tượng thật bằng được bao nhiêu giác quan thì nhận thức cho chứng kiến ghi nhận được thực tế càng gần sự thật.
  1. Đt thật và đt khái niệm phân biệt ntn?
    Đt thật giống file gốc chứng kiến
    Đt khái niệm là file ghi đè
  2. 2 đối tượng này gây ra nhầm lẫn gì?
    Từ 2 đối tượng này sẽ cho ra 2 nhận thức khác nhau.
    Nhận thức do chứng kiến: biết rõ nhận thức nào trên đt thật, nhận thức nào trên đt khái niệm
    Nhận thức ko do chứng kiến (ảo tưởng): muốn coi nhận thức trên đt khái niệm là nhận thức trên đt thật, ko có nhu cầu làm rõ hoặc tìm hiểu thêm
    3.Khi chứng kiến đối tượng thật thì ko phát sinh cảm xúc
    Khi chứng kiến đt cảm xúc trong mình thì lúc đó mình có cảm xúc.
    Cx phái sinh là cx xuất hiện bởi đối tượng: là khi mình ko chứng kiến
    Cx thuần là cx ko bị tác động bởi đối tượng, mình muốn có cx thì có.
  1. Đối tượng thật là đt có thể tx trực tiếp bằng tất cả các giác quan.
    Đt khái niệm thì ko thể tx trực tiếp bằng tất cả các giác quan.
  2. Thế cảm xúc là đt thật hay khái niệm? Có tx trực tiếp bằng giác quan đc ko?
    Cx là đt thật vì có thể tx với cx trực tiếp bằng tất cả các giác quan.
    Vd khi có cx sợ: ng mình run lên, tim đập mạnh, mặt đỏ bừng, khó thở, khô miệng…
  3. Vd Anna: đt thật là ng đàn ông- Anna gọi là chồng
    Đt khái niệm: người chồng trong sn của Anna
    Vd của anh Lâm, đt thật là Đăng
    Đt khái niệm là Đăng trong sn của anh Lâm.