THẢO DUYÊN - NHIỆM VỤ 4: câu hỏi, thảo luận làm rõ chứng kiến là gì?

Như thế nào mới đúng? Rốt cuộc chứng kiến là gì.
Mình chứng kiến thầy Quý nói “Ko sống trong chỗ kết luận là đúng”. Mình ko chứng kiến ”ko sống trong chỗ kết luận” là đúng, là sống trong chứng kiến.
Như vậy, hiện tại mình thấy khi có kết luận thì đó là dấu hiệu ko chứng kiến. Mình không chứng kiến “khi có kết luận thì đó là dấu hiệu không chứng kiến” là đúng.
Plan của mình là ngay khi mình kết luận mình sẽ rà soát lại những nhận thức dẫn tới kết luận đó.
Khi anh Quý đưa ra câu hỏi như thế nào là đúng thì ngay thời điểm mình đưa ra câu trả lời ntn là đúng đã là kết luận rồi. Ngay tại thời điểm này, nhận thức của mình là chứng kiến thấy đc cái gì sai thì bỏ cái đó, để tiến gần cái đúng.
Mình chứng kiến thầy Quý phát biểu bằng tai, bằng mắt “không sống trong chỗ có kết luận là đúng”, cho tới khi phát hiện cái sai của phát biểu đó thì mình sẽ sử dụng phát biểu của thầy Quý là kim chỉ nan.
Mình đang hình dung trả lời câu hỏi Chứng kiến là gì như là Giải nghiệm phương trình, ra nghiệm thì nghiệm này là đúng.
Hiện tại chưa biết giải phương trình. Mình làm song song: 1. đi theo hướng dẫn ng mình cho rằng đã giải được để học cách giải. 2. Lắp nghiệm và kiểm phương trình: lắp nghiệm thoả mãn điều kiện: nghiệm chứng kiến phải thoả mãn hết các điều kiện ko phải là chứng kiến.
có kết luận là không chứng kiến
Chứng kiến không phải là quan sát.
Sống trong ko kết luận là ko chứng kiến
Nổi lên cảm xúc là ko chứng kiến
Làm sao biết thế nào là KHÔNG CHỨNG KIẾN?
Chưa tìm ra câu trả lời thế nào là chứng kiến, thì giờ thêm câu hỏi thế nào là không chứng kiến. Éc

1 Lượt thích

Mình có câu hỏi:

  1. Tại sao bạn lại cho rằng: Sống trong ko kết luận là ko chứng kiến?
  2. Tại sao bạn cho rằng: Nổi lên cảm xúc là ko chứng kiến?
    Vd khi bạn nổi lên cảm xúc tức giận thì bạn có chứng kiến được cảm xúc đó không, bạn có chứng kiến được quá trình sinh ra cảm xúc đó không?
  1. Mình đang dùng cái định nghĩa của aQ, mình chưa chứng kiến được cái này.
  2. Cái này là trải nghiệm dựa trên định nghĩa của mình về chứng kiến. Là ko nổi cảm xúc
    Sau hôm qua học thì là do mình đang ứng dụng quan sát thì mới không có cảm xúc. Hiện tại thì mình cũng chưa xác định rõ được chứng kiến có nổi cảm xúc không. Thế mà bỏ vào phần kết luận zòi đó. heehe, mất chứng kiến.
    Khi mình nổi cảm xúc thì là đã mất chứng kiến rồi. tại vì khi mình chứng kiến cảm xúc thì đối tượng chứng kiến đã bị thay đổi.
    Ví dụ thầy Q phát ra âm thanh to tiếng ““Duyên ngu””. nếu chứng kiến là mình chứng kiến đối tượng là âm thanh thầy Quý phát ra Duyên ngu.
    Nhưng nếu có cảm xúc buồn, tự ti phát sinh là mình đã không chứng kiến âm thanh đó mà mình cho rằng thầy Q chửi mình ngu mới phát sinh, rồi dù có chứng kiến cái buồn, tự ti này thì đối tượng đã thay đổi, từ âm thanh của thầy Q chuyển thành cảm xúc của Duyên. Mình thấy vậy.

Nhưng mà khi thấy nó sai, thì cái thấy này có đúng chưa? Nếu loai bỏ cái sai thì tức là thừa nhận thấy nó ĐÚNG LÀ sai đúng ko? Đây lại là 1 kết luận ý. Vậy hướng này fail rồi
Không sống trong chỗ có kết luận, vậy cứ kết luận thì mình buông, buông cái gì? Buông kết luận, chứng kiến lại từ đầu quá trình đj tới kết luận
Mà rõ ràng mình cũng chưa chứng kiến được mệnh đề “không sống trong chỗ có kết luận là đúng” Mà chỉ nghe nói thôi.
Thế phải bắt đầu từ đâu nhỉ? Đi 1 hồi quành lại,

Câu hỏi: đối tượng của chứng kiến là gì?
Nếu là 1 trạng thái thì có đối tượng ko ta?

Chỗ này mình thấy có mâu thuẫn, nếu mà đổi đối tượng từ chứng kiến âm thanh thầy Q sang cảm xúc D thì giống quan sát hơn, vì nó tuần tự.
Theo như hiểu biết hiện giờ về chứng kiến của mình thì nó ko tuần tự như thế mà nó liên tục.
Tình huống: anh Q nói D ngu
Qs: aQ nói D ngu, D nổi cảm xúc buồn, tự ti
Chứng kiến: hình ảnh aQ (D vẫn đang chứng kiến hình ảnh này là aQ, nó có phải aQ chưa thì D chưa biết) phát ra âm thanh về việc hình ảnh D có tính chất ngu (D vẫn đang chứng kiến hình ảnh này là D, nó có phải là D ko thì D ko biết + D đang chứng kiến từ ngu là ko biết gì, còn âm thanh ngu mà aQ phát ra có nghĩa là ko biết gì hay ko thì D ko biết). D chứng kiến từ hiện tượng phát ra âm thanh của aQ thì hiện tượng tiếp theo xảy ra ngay sau là D có 1 cảm xúc buồn, tự ti nổi lên. D chưa chứng kiến đc là từ âm thanh aQ nói gây ra cảm xúc này trong D.
Vậy nếu là chứng kiến mình sẽ nhìn thấy cái nguyên nhân kết quả, cái quá trình diễn tiến, đk ta?
Rà lại: chứng kiến hình ảnh aQ phát âm thanh chỉ hình ảnh D có tính chất ngu. D tiếp nhận đoạn âm thanh đó. D cho rằng hình ảnh đó là anh Q, D cho rằng tính chất ngu đó chỉ tới D (chứ ko phải là cái thân hay hình ảnh D), D cho rằng aQ nói D ngu. Từ ngu D gắn với việc ko có gtri, rồi D đi so sánh gtri đó với ng khác, thành ra gtri của D thấp, nên khi có buồn, rồi tự ti nổi lên, D cho rằng D buồn, tự ti. Sau đó khởi đầu là aQ nói D ngu (bởi vì trước câu nói đó thì D ko nổi lên cx buồn, tự ti) nên D suy ra bởi vì AQ chửi D ngu nên D buồn, tự ti.
Rối não :crazy_face:

Đối tượng là cái nằm ngoài mình, nên chứng kiến phải có đối tượng chứ. Nếu ko đối tượng thì sẽ ntn nhỉ? Ko đối tượng là ko gắn tới cái gì, ko gắn tới cái gì thì gắn với tất cả hay ko gắn cái nào thì hợp lí hơn?

Nếu bạn chưa biết đó là a Q chưa, thì tại sao bạn lại biết nó có phải là aQ chưa? mà ko phải là a T chưa, a X chưa?